Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo:
Chiến tranh đi qua và để lại cho chúng ta là những thảm họa. Chẳng nói đâu xa ,ngay nước Việt Nam của chúng ta đây.Gần đây nhất chính là cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ .Tuy chúng thất bại nhưng đã để lại cho chúng ta những hậu quả đáng sợ .Nhà cửa của người dân thì bị tàn phá ,nhiều người đã phải hy sinh .Hay nếu như còn sống thì họ cũng không được hạnh phúc .Bởi sự dư hồi do chất độc màu da cam còn vấn lại.Con cái của những thương binh đều bị dị tật ,người không tay ,không chân ,..đáng sợ biết bao!Không chỉ vậy thôi ,chiến tranh còn để lại cho chúng ta nhiều thảm họa khác nữa .Biết được điều này,chúng ta phải đứng lên ngăn chặn chiến tranh xảy ra ,kêu gọi mong ước một thế giới hòa bình.Để không còn những mất mát hy sinh do thảm họa chiến tranh nào nữa trong tương lai.
Chiến tranh đã qua đi nhưng những thảm họa của nó để lại thì không hề nhỏ, những đau thương,mất mát đối với cuộc sống và sức khỏe của những người dân vô tội thực sự không thể nào kể hết. Những trận bom,đạn như những trận mưa dữ dội chút xuống mảnh đất thanh bình mà bao người dân sinh sống rồi cả những chất độc hóa học và tiền của để tạo ra vũ khí thì đã gây cho con người ta 1 cuộc sống khốn khổ,sống trong bệnh tật mà còn có thể di truyền cho các thế hệ con cháu và 1 con số không hề nhỏ về người dân hi sinh vì chiến tranh và chịu hậu quả của chiến tranh là không thể kể hết. Tuy chiến tranh đi qua và hậu quả của chiến tranh để lại là rất lớn nhưng trong mỗi chúng ta cần phải đề cao hòa bình để hiểu được không phải lúc nào cũng dùng bạo lực,đe dọa nhau mà sống,như vậy cần thông cảm nhau,thông cảm những thứ nhỏ nhặt mà cặn bã của xã hội bởi những thứ đó không đáng cho ta quan tâm quá mức.
#Mặp
Em viết theo các gợi ý này nhé:
Nêu lên vấn đề cần trình bày ý kiến (VD: Chiến tranh - hai từ mà khi nhắc đến luôn khiến nhân loại sợ hãi và lên án... (Thành phần phụ chú...)
Nêu lên khái niệm chiến tranh là gì?
Những tác hại, hậu quả mà chiến tranh mang đến cho con người, muôn loài...?
Dẫn chứng?
Trái ngược với chiến tranh là cuộc sống hòa bình...?
Những điều lợi mà cuộc sống hòa bình đem lại?
Dẫn chứng?
Liên hệ bản thân em? (Cái này em nên so sánh những lợi ích mà cuộc sống hòa bình đem lại, nêu lên các biện pháp để đẩy lùi chiến tranh nha em!)
Kết luận.
Ngày nay,chúng ta đang sống trong môi trường tốt nhất mà cha anh ta đã để lại.Chúng ta biết rằng mảnh đất chúng ta đang sống đều được bảo vệ từng tấc bởi xương máu bao người chiến sĩ xa trường.Điều đó không khỏi làm người ta xót xa khi nghĩ về triến tranh trong quá khứ.Con người bởi lòng tham mà tranh chấp nhau,chiếm lấy mảnh đất khác về làm cho mình làm cho người người đổ máu,gia đình tan nát.Khắp nơi đây đó có chiến tranh,nơi đó luôn có màu bi thương mặc dù cuộc sống vẫn trôi một cách tốt đẹp...Nhưng hãy nhìn kìa,súng,thuốc nổ đạn pháo xe tăng có mang lại cho đứa trẻ chiếc áo lành lặn mặc khi trời trở rét.Bom đạn có mang người cha ,người anh trở lại từ thiên đường hay không...Những gia đình kia chịu bao đau thương nhưng có ai để ý,bởi người ta chỉ để ý xem đã thắng cuộc được hay chưa và trong kho đã hết bom hay chưa.Chiến tranh mang đến bao đau thương,nhưng những người tạo ra chiến tranh chẳng màng đến và họ nhẫn tâm giết nhau để lấy đi những linh hồn không tội.Chiến tranh mang ra bao nhiêu khổ đau ,vậy mà ai cứ nỡ tạo ra chiến tranh mà chẳng để tâm tới đứa bé bơ vơ trong đống khói đạn....
Những cuộc chiến tranh gây ra bao cảnh li tán, chia lìa; là nguyên nhân của sự đợi chờ, mòn mỏi, những khổ đau tan nát, thậm chí là hiểu lầm tai hại. Chẳng ai có thể quên hình ảnh những người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, cũng chẳng ai có thể quên nàng Vũ Nương bị chồng hiểu lầm rồi chết trong oan ức. Không dừng lại ở đó, tội ác lớn nhất mà chiến tranh phi nghĩa gây ra là sự chết chóc dã man, sự phá hoại tàn khốc. Sau mỗi trận chiến, những xác người la liệt, những dòng máu loang lổ, những đôi mắt trợn trừng... là lời tố cáo đanh thép nhất đối với sự man rợ của lửa đạn chiến trường. Và kia nữa, hãy nhìn thân thể của những bé thơ vô tội, những cụ già đau yếu để rùng mình vì sự nhẫn tâm của bom rơi đạn nổ. Những con đường mang đầy thương tích, những ngôi nhà đổ nát, những trường học tan hoang... Sau chiến tranh, bóng dáng của khổ đau và bất hạnh vẫn chưa buông tha con người. Đó là những nỗi đau của đất và người hai thành phố Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma, là những nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin Việt Nam đang hứng chịu... Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần lên án và chống lại chiến tranh phi nghĩa.
Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, gần gũi, mộc mạc của ngôn ngữ qua bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”, “Tre Việt Nam”. Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến người đọc có cách nhìn nhận chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống, về quá khứ qua hình ảnh trung tâm “ánh trăng”.
Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng “vô tri vô giác” nhưng có sức mạnh đánh thức và lay động trái tim.
Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.
Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.
Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, ánh trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ.
Hai dấu mốc thờ gian “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” đã khiến cho ánh trăng trở nên gần gũi và nghĩa tình ở khổ thơ tiếp:
Trần trụi giữa thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Dù là ở đâu thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, gần gũi, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”, nhưng đó chỉ là “ngỡ” thôi. Vầng trăng tình nghĩa, chung thủy luôn là hình nhắc nhắc nhở tác giả không được phép quên đi.
Nhưng chính từ “ngỡ” ấy chính là dấu hiệu cho một sự rạn nứt, quên lãng ở khổ thơ tiếp theo
Từ hồi về thành phố
Quen đèn điện của gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi.
Để rồi ở khổ thơ tiếp, tác giả đã tạo ra tình huống đặc biệt khiến tác giả nhận ra:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om,
Vội bật tung cửa sổ,
Đột ngột vầng trăng tròn.
Đến khổ thơ này thì tứ thơ đã đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả thay đổi lớn nên mới dẫn đến sự thay đổi bất ngờ của tứ thơ như thế này. Sau chiến tranh, tác giả trở về với cuộc sống thường ngày, bận rộn với thực tại và có thể đã “quên mất” quá khứ, quên mất người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Chính cuộc sống đủ đầy hiện tại với đèn điện sáng trưng, ánh trăng trở nên mờ nhạt. Đến khi “đèn điện tắt” tác giả mới giật mình, thảng thốt nhận ra căn phòng tối om và nhận ra lương tâm mình đã thay đổi. Từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể nói đây chính là “sự không vững” trong tâm hồn, một sự chuyển biến bất ngờ, nhanh chóng khiến mọi thứ trở nên không vững. Cửa sổ “bật tung”, có một điều khiến tác giả cảm thấy hổ thẹn “đột ngột vầng trăng tròn”. Câu thơ này có ý thơ rất lạ, nói đúng hơn là từ ngữ rất lạ, vầng trăng không thể “đột ngột” tròn được, bởi vốn dĩ từ xưa đến nay nó vẫn tròn như thế, chỉ có con người vô tâm mới không nhận ra điều đó.
Thực sự đến khổ thơ này, tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hờ hừng của bản thân đối với quá khứ, đối với “người bạn tri kỉ” một thời gắn bó. Với 4 câu thơ ngắn gọn, nhưng lại khiến người đọc thấy lương tâm của mình rung động lạ kì.
Đối diện với ánh trăng, tác giả nhận ra “có cái gì rưng rưng”, là ánh trăng rưng rưng hay là lòng người rưng rưng, có lẽ là cả hai. Một sự hội ngộ bất ngờ và đầy day dứt của tác giả. Ánh trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn tròn đầy và thủy chung như xưa, chỉ có con người đổi thay.
Đến khổ thơ cuối, tứ thơ trở nên sắc nhọn:
Vầng trăng tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật minh
Một phép đối lập song song đủ khiến cho lương tâm của con người được thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. Cách dùng từ “vành vạnh”, “phăng phắc” đủ để người đọc nhận ra sự nghiêm khắc của ánh trăng khiến cho con người “giật minh”, thức tỉnh. Dù cuộc sống đổi thay, con người thay đổi, ánh trăng vẫn thế, bao dung và rộng lượng. Khổ thơ cuối đã gieo vào lòng người đọc nhiều “Ánh tràng" của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình" suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.
Tham khảo :
Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tính trung thực. Vậy thế nào là tính trung thực? Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt. Bên cạnh đó, họ không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự thật. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý. Ngoài ra, người có tính trung thực sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thẳng thắn,… Con người khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Trung thực là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
tham khảo
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!
Em viết theo các ý này nhé:
Nêu lên câu chủ đề (Ví dụ: Sách là một trong những người bạn lớn của mỗi con người...)
Nêu khái niệm sách là gì?
Vai trò của sách?
Đọc sách giúp gì cho em trong các lĩnh vực?
Dẫn chứng?
Trái với việc coi trọng sách?
Liên hệ bản thân em?
Kết luận