K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6

Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tạo cảm xúc cho nhạc sỹ Trần Viết Bính để viết nên giai điệu âm nhạc chắp cánh cho thơ. Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

Một bài thơ bốn chữ mà em rất yêu thích và thuộc lòng chính là bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và chuyển đổi cảm giác. Nhờ vậy, mà người đọc có thể mường tượng và cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo, long lanh, tràn ngập yêu thương, trìu mến của giọng hót chim chiền chiện. Giọng hót ấy là sự ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân, của độc lập tự do trên đất nước Việt Nam ta. Vẻ đẹp ấy khiến chú chim say sưa, mê đắm, lâng lâng trong niềm vui. Đó cũng chính là những nỗi niềm mà nhà thơ Huy cận muốn gửi gắm đến người đọc. Tiếng chim hót cũng là tiếng thơ của lòng ông, tiếng thơ của tất cả người dân Việt Nam khi đất nước đón mùa xuân hòa bình mới. Đọc bài thơ, em như được sống trong thời khắc ấy của dân tộc, ngây ngất trong niềm vui và hạnh phúc.

16 tháng 11 2023

Một bài thơ bốn chữ mà em rất yêu thích và thuộc lòng chính là bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và chuyển đổi cảm giác. Nhờ vậy, mà người đọc có thể mường tượng và cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo, long lanh, tràn ngập yêu thương, trìu mến của giọng hót chim chiền chiện. Giọng hót ấy là sự ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân, của độc lập tự do trên đất nước Việt Nam ta. Vẻ đẹp ấy khiến chú chim say sưa, mê đắm, lâng lâng trong niềm vui. Đó cũng chính là những nỗi niềm mà nhà thơ Huy cận muốn gửi gắm đến người đọc. Tiếng chim hót cũng là tiếng thơ của lòng ông, tiếng thơ của tất cả người dân Việt Nam khi đất nước đón mùa xuân hòa bình mới. Đọc bài thơ, em như được sống trong thời khắc ấy của dân tộc, ngây ngất trong niềm vui và hạnh phúc.

 

2 tháng 11 2023

                                                                                                                                                                                                              

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Xác định đề tài và cảm xúc.

- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.

- Tập gieo vần.

a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

 

a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

a.6. Viết văn bản tường trình:

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

13 tháng 12 2022

Em thấy rất xúc động trước sự đoàn kết và sự chịu đựng của các bạn nhỏ để có được hạt gạo , hạt lúa mà chúng ta đang ăn bây giờ

13 tháng 12 2022

Trong những nhà thơ gần gũi, gắn liền với quê hương, đất nước, không thể không nhắc đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Thơ của ông thấm đượm tính giản dị, gần gũi với nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong những tác phẩm của ông, bài thơ "Hạt gạo làng ta" đã gửi gắm thông điệp sâu sắc cho người đọc. Bài thơ đã cho thấy sự trân quý, giữ gìn hạt gạo của nhà thơ. Từ đó, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu quý đến những người nông dân đã làm ra hạt gạo để mỗi bữa cơm chúng ta có được những hạt cơm thơm ngon để ăn. Những người nông dân ấy vất vả, một năng hai sương mới có thể trồng lên những hạt lúa thơm ngon như vậy. Hạt gạo làng ta không chỉ mang giá trị vật chất, phục vụ đời sống còn người mà nó còn mang cả giá trị tinh thần vô giá, thể hiện sự trân trọng và nâng niu những thành quả do con người làm ra. Như vậy, khi đọc xong bài thơ, dư âm của nó vẫn còn âm vang và để lại nhiều ý nghĩa trong lòng độc giả.

_HT_

#ThaoNguyen#

19 tháng 3

bài thơ trên thuộc thể thơ gì ?

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..

b. Tìm ý

Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:

- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.

- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.

- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý

Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:

- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.

2. Viết bài

Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:

- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.

- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.

3. Chỉnh sửa

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

Nếu còn thiếu, hãy bổ sung.

Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh.

Khái quát được cảm xúc về bài thơ. 

Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Bài viết tham khảo:

Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình bà cháu trong bài thơ, nói rộng hơn là tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Người cháu ra đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc. "Tổ quốc" là một từ thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức trừu tượng. "Tổ quốc" có trong mình "xóm làng thân thuộc". "Tổ quốc" có trong mình những kỉ niệm với bà, giản dị như tiếng gà cục tác. Như vậy, có thể nói "Tổ quốc" thiêng liêng, trừu tượng nhưng cũng thật giản dị, gần gũi. Bài thơ Tiếng gà trưa đã nói về tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu với bà của mình. Chính vì tình cảm, kỉ niệm đó mà người cháu "chiến đấu hôm nay". Tình cảm đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng. Đó là điều được gợi ra trong tôi sau khi đọc bài thơ.