Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
Em tham khảo :
Đoạn thơ tái hiện cảnh đoàn thuyền trở về sau một ngày lênh đênh trên biển khơi đã để lại trong ta vô vàn xúc cảm. Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” đã làm sống dậy không khí đông vui, hối hả của người dân khi nhìn thấy cánh buồm ra khơi đánh cá trở về. Cảm nhận được không khí náo nức, rạo rực trong mỗi người dân vùng biển mà ta cũng vui lây trong niềm tự hào khôn cùng. Trong họ, trong mỗi người dân sinh ra và lớn lên ở vùng biển, họ biết ơn vô ngàn tới người mẹ bao la là biển khơi. Tấm lòng thành kính, sự ồn ã ấy như một sự biết ơn, sự vui mừng hạnh phúc của mỗi người dân chài nơi đây. Món quà của biển cả đẹp vô cùng! DÙ là ai, người đi đánh bắt hay người ở nhà chờ đợ thì họ đều chung một niềm mong mỏi "nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe" . Còn hạnh phúc nào lớn hơn biển êm, sóng lặng không có phong ba bão tố, không có hiểm nguy? Trên hành trình người dân chài chinh phục tự nhiên chính là con thuyền ra khơi thầm lặn. Tế Hanh tinh tế từng chút trong xúc cảm và làm nên lời thơ thật đẹp về con thuyền, về khí thế lao động hăng say và cả những con người với nhiệt thành để hiến dâng.
Anh tham khảo nhé
Người nông dân trước cách mạng tháng 8 sống trng cảnh nghèo đói bị hoàn cảnh xô đẩy đến đến mức đường cùng nhưng họ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình và sống với một nhân cách cao đẹp . Đại diện cho những người nông dân trước CMT8 là Lão Hạc một nhân vật đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người việt nam . Lão là một nông dân nghèo , nhưng rất trong sáng và thân thiện . Cuộc đời sinh ra lão thật chớ chêu , đẩy lão vào cảnh khó khăn , tũng quẫn .Là một nông dân chăm chỉ cần cù nhưng lõa lại không có đến một sào ruộng để cày cấy . Gia sản trong nhà chỉ có một chú chó nhỏ và một mảnh vườn để lại cho con trai . Cảnh nghèo , đã không nhương tay cho lão ,lão chịu khổ đã đành nhưng con trai lão lại liên lụy theo , vì muốn lấy được "ý trung nhân hoàn hảo " nên con trai lão đem lòng yêu một quý cô của một gia đình gia giáo , do đòi hỏi tiền thách cưới khá cao nên cảnh nghèo không cho lão dựng vợ cho con . Con trai lão vì vậy mà phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su . Lão thương con , mong muốn con con được hạnh phúc ... nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con , chỉ biết khóc mà nhìn con đi . "Đồn điền cao su đi dễ khó về " lão biết chứ nhưng đâu có thể cản được ! Hằng ngày lão chỉ biết quanh quẩn bên con chó Vàng - kỉ niệm cuối cùng còn sót lại của người con trai . Lão yêu thương chăm sóc nó cẩn thận , tỉ mỉ từng miếng ăn , từng sợi lông . Lão yêu thương nó vì nó như là mối ràng buộc còn sót lại của lão và con trai lão . Lão thương con thà rằng chết đói chứ không đời nào đụng vào một sào vườn .Lão chỉ sợ khi con trai lão về không có chỗ ở , sinh sống ,lập nghiệp . Tuổi già , cô đơn và nghèo đói ! cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bờ vực thẳm , không còn cách nào khác lão đành đứt ruột nhìn con chó bị bán , để råi khi bán xong lão lại huhu khóc như một đứa trẻ . Dù nghèo đói là vậy nhưng lão không bị tội lỗi cám dỗ mặc dù luôn đc ông Giáo giúp đỡ nhưng lão lại từ chối một cách hách dịch . cảnh nghèo đến tũng quẫn lão đi tìm cái chết ; lão chết một cách bất ngờ và đột ngột lão chết vì ăn bả chó ! Lão có thể chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn nhưng lão vẫn chọn một cái chết như một con chó .. là vì lão đã hận đã lừa chết cậu vàng sao ? Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của Lão Hạc nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong Xã Hội cũ .
Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.
Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.
a.
- Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.
- Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo.
b.
Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng | |
Hành động | - Chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt “ầng ậc nước”, mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu... không thể tha thứ cho bản thân mình. - Tự an ủi bản thân vì đã “hóa kiếp cho nó”. |
Tâm trạng | Dằn vặt, đau đớn, day dứt đến tận cùng vì đã “trót lừa một con chó” |
Nguyên nhân | Tình cảnh nghèo khó, khốn cùng, không còn sự lựa chọn nào khác. |
c.
- Chuẩn bị: nhờ ông giáo giữ tiền và trông coi mảnh vườn, sau đó xin Binh Tư ít bả chó.
- Từ ngữ miêu tả cái chết: Đau đớn, dữ dội, vật vã, âm thầm, lớn lao, thiêng liêng.
- Nhận xét: lão Hạc là người có lòng tự trọng, biết lo xa, coi trọng nhân phẩm, danh dự.
Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con, ko muốn con mình sau này ko phải chịu số phận nghèo khổ,đói rách như mình nên để lại một ít của cải để cho con, và ko muốn mất lòng tự trọng của mình nên đã tìm đến con đường chết. Ngoài ra, còn muốn phê phán hoàn cảnh xã hội thời xưa, đã đẩy những người nông dân nghèo khổ vào bức đường cùng, tìm đến cái chết để bảo vệ lòng tự trọng.
Chị ko đi học nhà cô Dung àk ????