K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2019

Tháng năm sân trường đầy nắng

Nhuộm vàng tiếng ve râm ran

Tháng năm từng chùm hoa phượng

Bất ngờ đỏ rực mênh mang

Tháng năm – mùa hè cuối cùng

Một mùa hè chia li

Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng

Dịu dàng nói tạm biệt em...

       Năm năm học lặng lẽ trôi qua thật nhanh. Và giờ đây, em sẽ phải nói lời tạm biệt mái trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi chất chứa bao yêu thương, nơi có biết bao người thầy, người cô tâm huyết đưa chúng em đến bến bờ tri thức. Cảm xúc khi sắp phải chia tay với những người cha, người mẹ hiền luôn hết lòng chăm sóc cho đàn con và cả những cô cậu học trò đáng yêu, tinh nghịch thật khó diễn tả bằng lời. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè cứ dần hiện về trong tâm trí như những thước phim quay chậm, làm sao có thể phai mờ, làm sao có thể lãng quên,... Lòng bồi hồi, bâng khuâng nhớ lại ngày đầu tiên tới lớp... Vẫn còn đây những e dè, nhút nhát và cả những giọt nước mắt chẳng thể biết lí do. Vẫn còn đây hình ảnh người cô - nhẹ nhàng lau nước mắt, ôm chặt em vào lòng rồi đưa em vào cửa lớp. Và còn đây những tiết học sôi nổi, những ánh mắt thân thương, những tiếng cười giòn giã,... Tất cả, tất cả như mới trong ngày hôm qua. Em thầm cảm ơn các thầy, các cô – những người đã dạy dỗ em trong suốt năm năm qua. Những bài giảng của thầy cô là hành trang không thể thiếu trong cuộc hành trình đến với những ước mơ mà em đã chọn. Em gửi tới thầy cô – những người đưa đò cần mẫn – lời chúc tốt đẹp nhất. Còn các bạn cùng lớp – những người anh em, tớ chúc các cậu luôn thành công trong cuộc sống. Mái trường ơi, cho em gửi một niềm yêu và nỗi nhớ. Sẽ có ngày em về lại nơi đây!...

Kham khảo bài này nhé chúc bạn học tốt

   Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.

       Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…

       Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?

       Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!

 Khi hoa phượng nở

Ve kêu râm ran

Tiếng trống vang lên

Năm học kết thúc.

Ngày đầu vào lớp 

Lạ lẫm, ngỡ ngàng 

Giờ lại xốn xang 

Xa thầy, xa bạn. 

Khi vào trường mới 

Con sẽ không quên 

Những bài toán hay 

Những con chữ đẹp  

Nhớ mãi dáng thầy

Nhớ mãi lời cô 

Bao kỷ niệm đẹp 

Một thời ấu thơ!

       Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.

19 tháng 5 2019

Làm thành bài văn hả bạn?

19 tháng 5 2019

làm thành bài văn  ????

~~~:))

3 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Tham khảo:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

3 tháng 12 2021

Tham Khảo :

Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

Tham khảo

Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

 

 

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

 

11 tháng 5 2016

mà bn tên Ngân ak

24 tháng 5 2019

vãi mình ở Cà Mau mà cũng ko biết thủ tướng ở đây luôn

20 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

15 tháng 3 2022

tham khảo :

Mỗi người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ, ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi ru hời êm dịu. như suối hát, những lời ca ngọt ngào như dòng sữa mẹ vẫn không có gì thay thế được một hồi ức đẹp về tình yêu mẹ dành cho con..Tâm hồn của những người con yêu đất Việt thường hướng đến tiềm thức về một làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mướt, dòng sông xanh trong uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa cái nắng ban trưa nắng gắt, một mái đình cổ kính thấp thoáng bên những cây đa, cây đề ngay lối qua cổng làng.. Tất cả như đều có thể mường tượng và làm xúc động lòng người khi ta được nghe lại lời hát ru của người mẹ. Ấy không chỉ là nét đẹp tryền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho ta thuở đầu đời. Trong bài thơ “ Mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi lại cho ta cảm giác thân thương, trìu mến đó:Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruLời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió vềNhững ngoi sao thức ngoài kiachẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conđêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngon gió của con suốt đời.Những lời thơ giản dị đằm thắm đượm chất quê hương được khéo léo xây dựng nên bởi những biện pháp tu từ dân tộc hết sức độc đáo không chỉ lột tả vẻ đẹp của tình mẫu tử mà bài thơ còn chất chứa trong đó nỗi vất vả của mẹ khi sinh ra và nuôi dạy con. Lời hát ru của mẹ cứ nhẹ nhàng và âu yếm cứ thế thẩm thấu vào tâm hồn non nớt và bé xinh kia..Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruTa nhận thấy ngay ở câu thơ đầu tiên , nghệ thuật đảo vị ngữ : “lặng rồi cả tiếng con ve” nhằm nhấn mạnh không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả .Đến cả con ve cung “lặng” tiếng rồi bởi vì cái nắng qúa oi bức : “con ve cũng mệt vì hè nắng oi”. Ta thử tượng tượng cái con vật kêu ra rả suốt mùa hè ấy nay cũng biết “mệt” bởi nó cảm nhận được sức nóng ghê gớm của trưa hè .Nghệ thật nhân hoá làm cho con ve cũng có cảm xúc như con người .điệp ngữ cuối đầu : “con ve “– “con ve” , điệp ngắt quãng : “mẹ” …”mẹ” , sự tương phản đối lập giữa một bên là “con ve cũng mệt” với bà mẹ vẫn bền bỉ ru con cho ta thấy tình yêu con vời vợi của mẹ khuất phục cả cái nắng oi bức của trưa hè .Không gì có thể ngăn lòng mẹ yêu con .Phải chăng tiếng ru ngắt quãng ấy của mẹ đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt ,bao trùm lên không gian , khiến con ve kia cũng phải lặng im, cái nắng kia cũng phải bớt nóng để con của bà được yên giấc say nồng .ôi lòng mẹ - thật tuyệt vời .Tác giả tiếp tục sử dụng rất đắt các biện pháp nghệ thuật tu từ ở những câu thơ tiếp theo :Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ rulời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.

15 tháng 3 2022

tham khảo :

Mỗi người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ, ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi ru hời êm dịu. như suối hát, những lời ca ngọt ngào như dòng sữa mẹ vẫn không có gì thay thế được một hồi ức đẹp về tình yêu mẹ dành cho con..Tâm hồn của những người con yêu đất Việt thường hướng đến tiềm thức về một làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mướt, dòng sông xanh trong uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa cái nắng ban trưa nắng gắt, một mái đình cổ kính thấp thoáng bên những cây đa, cây đề ngay lối qua cổng làng.. Tất cả như đều có thể mường tượng và làm xúc động lòng người khi ta được nghe lại lời hát ru của người mẹ. Ấy không chỉ là nét đẹp tryền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho ta thuở đầu đời. Trong bài thơ “ Mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi lại cho ta cảm giác thân thương, trìu mến đó:Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruLời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió vềNhững ngoi sao thức ngoài kiachẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conđêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngon gió của con suốt đời.Những lời thơ giản dị đằm thắm đượm chất quê hương được khéo léo xây dựng nên bởi những biện pháp tu từ dân tộc hết sức độc đáo không chỉ lột tả vẻ đẹp của tình mẫu tử mà bài thơ còn chất chứa trong đó nỗi vất vả của mẹ khi sinh ra và nuôi dạy con. Lời hát ru của mẹ cứ nhẹ nhàng và âu yếm cứ thế thẩm thấu vào tâm hồn non nớt và bé xinh kia..Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruTa nhận thấy ngay ở câu thơ đầu tiên , nghệ thuật đảo vị ngữ : “lặng rồi cả tiếng con ve” nhằm nhấn mạnh không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả .Đến cả con ve cung “lặng” tiếng rồi bởi vì cái nắng qúa oi bức : “con ve cũng mệt vì hè nắng oi”. Ta thử tượng tượng cái con vật kêu ra rả suốt mùa hè ấy nay cũng biết “mệt” bởi nó cảm nhận được sức nóng ghê gớm của trưa hè .Nghệ thật nhân hoá làm cho con ve cũng có cảm xúc như con người .điệp ngữ cuối đầu : “con ve “– “con ve” , điệp ngắt quãng : “mẹ” …”mẹ” , sự tương phản đối lập giữa một bên là “con ve cũng mệt” với bà mẹ vẫn bền bỉ ru con cho ta thấy tình yêu con vời vợi của mẹ khuất phục cả cái nắng oi bức của trưa hè .Không gì có thể ngăn lòng mẹ yêu con .Phải chăng tiếng ru ngắt quãng ấy của mẹ đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt ,bao trùm lên không gian , khiến con ve kia cũng phải lặng im, cái nắng kia cũng phải bớt nóng để con của bà được yên giấc say nồng .ôi lòng mẹ - thật tuyệt vời .Tác giả tiếp tục sử dụng rất đắt các biện pháp nghệ thuật tu từ ở những câu thơ tiếp theo :Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ rulời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.

20 tháng 11 2021

tham khảo:

“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ”

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi sự yêu thương to lớn mà cha mẹ đã dành trọn vẹn cho chúng ta. Bài ca dao làm em nhớ đến hình ảnh của cha mẹ đã làm lụng vất vả để nuôi em khôn lớn như ngày nay. Tác giả ví công lao của cha như ngọn núi cao ngất trời còn tình nghĩa của mẹ như nước trong nguồn chảy ra bất tận. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao! Công cha nghĩa mẹ vô bờ bến suốt đời con không bao giờ trả hết .Qua bài ca dao, giúp em hiểu được công lao như trời biển của cha mẹ và phải biết kính trọng hiếu thảo với cha mẹ cho tròn chữ hiếu. Nên câu ca dao: “ Công cha như núi Thái Sơn… ”được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

8 tháng 9 2023

Lễ khai giảng năm học 2023-2024 là một dịp trọng đại đánh dấu sự khởi đầu mới của một năm học đầy hứa hẹn. Em cảm nhận rằng lễ khai giảng không chỉ là một sự kiện quan trọng để chào đón học sinh trở lại trường, mà còn là một cơ hội để tất cả chúng ta cùng nhìn lại quá trình học tập và đặt ra những mục tiêu mới cho mình.

Trên hết, em cảm thấy vui mừng và tự hào khi được sống và học tập trong một đất nước có một hệ thống giáo dục phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Việt Nam luôn coi trọng giáo dục và đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện của các thế hệ trẻ. Lễ khai giảng là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những thành công đã đạt được và cùng nhau xây dựng tương lai tươi sáng.

Năm học mới là cơ hội để mỗi em học sinh định hình ước mơ và hoài bão của mình. Em tin rằng với sự nỗ lực và cống hiến, mỗi em đều có thể vươn tới những thành công lớn lao. Lễ khai giảng là thời điểm để chúng ta cùng nhìn nhận giá trị của việc học, khám phá những tri thức mới, và phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống.

Trên hết, lễ khai giảng còn là dịp để chúng ta cảm nhận sự đoàn kết và tình yêu thương trong cộng đồng học đường. Chúng ta học cùng nhau, chơi cùng nhau, và xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và phát triển. Em hy vọng rằng năm học mới sẽ mang đến nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công cho tất cả chúng ta.

Chúc mừng lễ khai giảng năm học mới!    

8 tháng 9 2023

cảm ơn bạn nhiều