Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BPTT: So sánh, Điệp ngữ
Tác dụng: Giúp câu văn giàu sức gợi
Cho thấy sự ấm áp, hạnh phúc của hai mẹ con
1. Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
Đoạn văn của Nguyên Hồng thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm
+ Tình cảm của nhân vật được biểu hiện một cách trực tiếp.
+ Dấu hiệu là tiếng kêu, tiếng than, câu hỏi biểu cảm
Đoạn văn của Nguyên Hồng thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm
+ Tình cảm của nhân vật được biểu hiện một cách trực tiếp.
+ Dấu hiệu là tiếng kêu, tiếng than, câu hỏi biểu cảm
Tham khảo!
Cảm nhận của em về người mẹ: Dưới ngòi bút nghệ thuật, nhà văn Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho văn bản "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ. Hình ảnh người mẹ hiện lên dịu dàng và tràn đầy tình yêu thương, chính cái tình cảm sâu sắc dành cho người con đã khắc họa lên bóng dáng của một người mẹ hiền từ bao dung biết mấy. Vì vậy, những kỷ niệm ngày đầu tiên tới lớp cùng mẹ vẫn luôn in đậm trong tâm trí của tác giả, tưởng như chỉ mới hôm qua
Mình cảm ơn bạn nhưng bài trích từ văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan chứ không phải của Thanh Tịnh. Mình cảm ơn bạn rất nhiều🥰🥰
Câu 1:Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
Câu 2:Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như :
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Tham khảo:
Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.
Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.
Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.
Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.
Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.
Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.
Tham khảo:
Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.
Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.
Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.
Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.
Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.
Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.
Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.
Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.
Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.
Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.
Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.
Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.
Câu thơ “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ” là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Mẹ là bến bờ để ôm con sóng vào lòng. Lúc “con cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa bao điều. Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Đây là một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo... là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong Mây và sóng rất yêu thương mẹ hiền.