Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Gạch chân những yếu tố nội tâm cái đó mình không biết giúp với ạ
Em tham khảo:
Nhà văn Kim Lân đã thành công khi viết về đề tài người nông dân trong thời kì chống Pháp, tiêu biểu là nhân vật ông Hai yêu làng, yêu nước thật sâu nặng. Tác giả đặt ông Hai vào tình huống thử thách tin làng chợ Dầu theo Tây. Thông tin này đến với ông lúc ông đang vui mừng về tinh thần kháng chiến của dân tộc. Đó là, ông nhận được tin từ những người tản cư mới lên. Khiến ông bàng hoàng như sét đánh bên tai: "Cổ ông lão nghe nắng lại ra mặt tê rân rân tưởng chừng như không thở được..." . Dù cố nghi ngờ nhưng lời lẽ rành rọt của những người đi tản cư khiến ông không thể không tin. Quá bất ngờ và thất vọng ông chỉ còn cách chạy trốn chạy khỏi nơi đó như thể vô can trước lời nguyền rủa của những người đi tản cư. Về nhà ông Hai rất day dứt đau khổ nhìn thấy lũ con ông tủi thân đến trào nước mắt .Đó là nỗi đau đớn tủi hổ của người cha khi có những đứa con ngây thơ vô tội. Vậy mà bây giờ chúng cũng phải mang tiếng là việt gian "chúng nó cũng là trẻ con nhà Việt gian đấy ư ?chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?"(Lời dẫn trực tiếp). Đúng là nỗi đau của người cha yêu con nhưng lại không thể làm gì cho con. Có lúc ông bình tĩnh suy xét kiểm điểm từng người trong tâm trí và ông thấy người nào cũng có tinh thần kháng chiến cả. Nhưng "không có lửa làm sao có khói " nên dù ông muốn tin cũng ông vẫn phải chấp nhận sự thật ấy. Và ta càng hiểu vì sao lòng ông đang dâng lên nỗi uất nghẹn "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này". Ông giận những người anh em của mình, những người ông tình yêu quý và tin tưởng, những người trong làng chợ Dầu thân yêu (Câu ghép).Thông tin ấy trở thành nỗi ám ảnh trong lòng ông. Những ngày sau đó ông không dám nhìn mặt ai ,không dám bước chân ra ngoài. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Ông trốn tránh vì không dám đối diện với sự thật mà tất cả mọi người đều lên án "Tất cả cái nước VN này người ta đều ghê tởm". Ông để ý nghe ngóng rồi lại nớm nớp lo sợ. Lúc nào ông cũng nghĩ người ta đang bàn tán về ông và làng chợ Dầu. Thấy người ta túm tụm nói cười " nghe tiếng Tây, cam nhông là ông lão lại lủi ra góc nhà nín thin thít". Tóm lại, đây là một tâm trạng giằng xé thể hiện tình yêu làng, yêu nước đã hòa quyện trong con người nông dân rất đỗi bình dị ấy.
Trong đoạn trích trên đã thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của ông Hai, ông chưa tin và không muốn tin rằng: làng chợ Dầu của mình theo giặc. Tâm trạng của ông Hai được bộc lộ trực tiếp qua những dòng độc thoại nội tâm.
Câu cảm thán: "Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được!"
Em tham khảo:
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, ông được nghe tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ(Câu bị động). "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.