Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mong mọi người giúp em với ạ!! P/S: chỉ cần làm dàn ý, hoặc gạch ý thôi ạCảm nhận 8 câu thơ đầu bài Nhớ rừng
Tham khảo
Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ. Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
mik thấy lỗi bn ơi, lùi rùi, nhìn thấy toàn màu đen thui
Em tham khảo nhé:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Ôi! (Thán từ) Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Phải chăng bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ? (Câu nghi vấn). Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
em có thể tham khảo nha:
Nhắc đến thơ Tế Hanh, người đọc sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh chính là bài "Quê Hương". Một trong những yếu tố góp phần làm nên cái hay của bài là việc thể hiện tình cảm của tác giả trong khổ thơ cuối bài :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
.......
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Tác giả đã thành công sử dụng cụm từ "luôn tưởng nhớ", ta có thể cảm nhận được quê hương luôn nằm trong tâm hồn , trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ' đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn cả là tác giả nhớ cả cái ''Mùi nồng mặn". Tế Hanh nhớ quê thông qua những gì? . Qua những hình ảnh hết sức gần gũi , quen thuộc đối với người dân vạn chài và hơn thế, chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Câu thơ cuối cùng với nghê thuật ẩn dụ đã rât thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê da diết của Tế Hanh.Ôi bài thơ thật hay làm sao!
Tham khảo:
Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Ôi! hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.
câu cảm thán: Ôi!
refer
Thế Lữ được coi Ɩà cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.
Đầu tiên chúng ta hãy làm rõ vấn đề : Thi trung hữu hoạ là gì?. Thi trung hữu họa được hiểu là trong thơ có tranh, tức thơ khơi gợi trước mắt chúng ta những bức tranh sống động.Thi trung hữu họa bởi vì: Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, thơ ca cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ ca phản ánh cuộc sống qua hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh. Không ở thể loại văn học nào ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng (hình ảnh có ngụ ý), hình tượng (hình ảnh có ngụ ý xuyên suốt tác phẩm) nổi bật như thơ ca. Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm bởi thế giới tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể để hữu hình hóa. Hình ảnh trong thơ nổi bật vì còn mang màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú. Điều đó đã được minh chứng qua bài thơ: Cảnh ngày xuân. Bốn câu đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật tươi đẹp, trong trẻo. Câu thơ: “Ngày xuân con én đưa thoi” vừa tả cảnh mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay lượn trên bầu trời trong sáng, vừa ngụ ý chỉ thời gian trôi rất nhanh. Thiều quang - ánh sáng tươi đẹp đã bước sang tháng thứ ba, tháng cuối cùng của mùa xuân. Hai câu thơ sau mở ra một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
+ Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm thêm sắc trắng của bông hoa lê . Đảo ngữ “trắng” nhấn mạnh vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết. Màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu. Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, yên bình. Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên có hồn, như được tiếp thêm nhựa sống tràn trề chứ không tĩnh tại. Cảnh vật hết sức diệu kì khiến người đọc như muốn hòa mình vào không gian tuyệt vời ấy. Nguyễn Du mới tài tình làm sao khi vẽ nên cả bức tranh xuân chỉ với bốn câu thơ, thật đúng là “thi trung hữu họa”!
REFER
Đoạn thơ đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp mà hình tượng trung tâm là sự oai hùng của vị chúa sơn lâm. Bức tranh đầu tiên là chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng với màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Trước cảnh ấy con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong. Ở bức tranh thứ hai, tác giả lại dùng ngôn từ của mình vẫn để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày mưa. Trong khung cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội, mịt mù. Trong trạng thái “lặng ngắm” kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ vạn vật.Tiếp theo đó là cảnh tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh. Trong khung cảnh ấy, cây cối sau khi được tắm mát trong những trận mưa rừng đã đầy lại được gội mình trong nắng mới nên càng trở nên tươi tắn và tràn đầy sức sống.Nếu trong đêm khi tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày mưa ai ai cũng tìm nơi ẩn trú thì hổ “lặng ngắm giang sơn” và giờ đây khi bình minh ló dạng thì hổ chìm vào giấc ngủ. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng. Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội trong hình ảnh “chiều lênh láng máu sau rừng”. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn.Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ, Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga. Nhưng đó không phải là thực tại. Đó chỉ là những hình ảnh thuộc về dĩ vãng, dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm theo đó chỉ là nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Liệu bao giờ mới có thể trở về những ngày tháng huy hoàng ấy?
- câu nghi vấn: Liệu bao giờ mới có thể trở về những ngày tháng huy hoàng ấy?