Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được Bộ Y Tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Được coi là nhu cầu thiết yếu, khẩu trang và nước sát khuẩn nhanh chóng trở nên khan hiếm, hết hàng. Lợi dụng việc này nhiều người đã trục lợi về cho bản thân, tổ chức bằng việc tăng giá bán khẩu trang, nước sát khuẩn lên nhiều lần. Đó là hành động cần lên án, cần được chấm dứt, bởi nó đang làm cho hình ảnh con người, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta từ bao đời nay trở nên xấu đi. Hơn nữa nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe đến những người tiêu dùng bởi nếu họ sử dụng những loại khẩu trang, dung dịch sát khuẩn kém chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và nhiều hệ lụy kéo theo. Tất cả có lẽ chỉ vì “Lợi nhuận”, “Đồng tiền” mà ai đó đã bất chấp tất cả, bất chấp làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. Để chấm dứt việc này, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng về việc sử dụng các nhu yếu phẩm cần thiết, tránh gây lãng phí và biết san sẻ với cộng đồng, để không xuất hiện việc xếp hàng, chen lấn làm giảm cơ hội trục lợi từ người khác. Đồng thời về phía cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lý dứt khoát các trường hợp để những người có ý định cần phải bỏ ngay. Vì một Việt Nam nói không với dịch bệnh, nói không với tăng giá, làm giả chúng ta cần chung tay đẩy lùi bằng sức mạnh của đoàn kết.
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-coV-2,hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên đc ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc ,bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi ko rõ nguyên nhân , giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm ng này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những người thương nhân buôn bán và làm vc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và đc cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên , kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi .Các nhà khoa học Trung Quốc trc đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập đc một chủng loại coronavirus mới, đc tổ chữ y tế thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trc đây .Sự lây nhiễm từ ng sang ng đã đc xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 nắm 2020
Đối với học sinh, mọi người cho rằng chúng ta cần tuyên truyền, thông báo tình hình dịch bệnh cho những người lớn tuổi, và giúp những em nhỏ hiểu rõ hơn về quy trình phòng tránh. “Hãy chung tay thực hiện đúng quy định, khuyến cáo mọi người không đưa những thông tin sai lệch, đồng thời hãy động viên tinh thần lẫn nhau để cùng vượt qua cơn đại dịch”. Thường xuyên đeo khẩu trang , không tiếp xíc với những nơi đông người, không để tay lên mắt, mũi, miệng để phòng tránh virus xâm nhập vào cơ thể
Chúc bạn học tốt !
Tham khảo:
Sau khi đọc xong bài thơ Tức Cảnh Pác Pó c̠ủa̠ Hồ Chí Minh em thấy Bác Ɩà một người giản dị ,sống lạc quan .Sự khó khăn thiếu thốn về vật chất không Ɩà gì đối với Bác.Vì đó Ɩà cuộc đời c̠ủa̠ người hoạt động cách mạng ,cuộc sống thật Ɩà “sang”.Người đã sống ѵà Ɩàm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Pó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt-Trung; thường phải ăn cháo ngô măng rừng thay cơm.Tinh thần lạc quan, phong thái cùa Bác Hồ trong cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên Ɩà một niềm vui lớn.Sau 34 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ Quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.Có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên.Bác Hồ có cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó nhưng Bác không hề thấy chán mà còn rấт thích thú.Tinh thần lạc quan cách mạng lòng yêu nước sâu sắc cùng với tình yêu thiên nhiên đã giúp Bác vượt qua những khó khăn thiếu thốn
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tình lạc quan là gì?
Vai trò của tình lạc quan:
+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn
+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất
+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu.
Bàn luận mở rông:
Trái với thái độ lạc quan là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan.
_mingnguyet.hoc24_
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tình lạc quan là gì?
Vai trò của tình lạc quan:
+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn
+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất
+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu.
Bàn luận mở rông:
Trái với thái độ lạc quan là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan.
Có thể khẳng định như vậy: lạc quan thuộc yếu tố tinh thần nhưng chứa đựng một năng lượng tạo nên sức bật mạnh mẽ, tích cực, trong sáng… giúp con người vượt mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Chúng ta biết, giông tố cuộc đời, những hoạn nạn, gian lao không ai muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tùy vào cách đối diện mà khiến ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn hay chùn bước, buông bỏ… Tinh thần lạc quan khi đó là vô cùng quan trọng.
Lạc quan là luôn hướng về những điều tốt đẹp, “thấy” được những tia hy vọng trong khổ đau, nhìn nhận mọi việc theo chiều tích cực nhất.
Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Quế ở TP. Hồ Chí Minh đã chiến đấu với đại dịch COVID-19 để bảo toàn mạng sống khi chị và chồng đều là F0 nặng, rất nặng là một minh chứng cụ thể nhất cho tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống khi mọi thứ gần như bế tắc, “bóng tối” rình rập, bủa vây…
Nhận được tin chồng nguy kịch, “có thể tử vong trong nay mai”, chị Nguyễn Thị Quế (27 tuổi, cũng là F0) sau cú sốc quá nặng, đã lấy lại bình tĩnh, rồi đánh liều nhắn tin đến Fanpage Bệnh viện Chợ Rẫy (tuyến cuối chữa trị bệnh COVID-19) xin các bác sĩ cứu chồng. Chồng chị là anh Trần Văn An (28 tuổi) là bệnh nhân nặng nhất trong gia đình 6 người. Anh được điều trị tại Bệnh viện Thủ Đức. Những ngày đầu, vợ chồng luôn liên lạc với nhau qua điện thoại. Nhưng đến ngày 29/7/2021 thì chị mất liên lạc, số máy của anh chỉ “tút tút” vô vọng dù mỗi ngày chị gọi đến hàng chục lần… “Tôi trải qua những ngày cực kỳ lo lắng, sợ hãi, sợ chồng đã gặp chuyện xấu nhất” - chị nói. Và 10 ngày sau chị nhận được cuộc gọi từ bệnh viện thông báo anh phải đặt nội khí quản, tình trạng rất nguy kịch, nguy cơ tử vong trong nay mai…
Dù rất suy sụp, nhưng tôi cố gắng liên lạc khắp nơi, tìm một cơ hội sống cho chồng. “Rải” tin nhắn khắp các bài đăng trên trang cá nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy… cầu xin các y, bác sĩ cứu giúp, chị nuôi hy vọng các y, bác sĩ sẽ đọc được. Và dòng tin “sẽ cố gắng hết sức” là phép màu hy vọng le lói trong tôi. Bác sĩ Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy) đã liên hệ với Bệnh viện Thủ Đức - nơi chồng chị điều trị để tìm hiểu tình trạng bệnh của bệnh nhân, và đồng ý chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh An được nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mê man, thở máy hỗ trợ gần như ở mức cao nhất. Vậy mà sau 5 ngày được y, bác sĩ nỗ lực cứu chữa, bệnh nhân đã dần cải thiện, được rút nội khí quản, tình trạng bệnh đã khỏe dần lên…
Trải qua cuộc sinh tử căng thẳng, anh An cho biết mình “được cứu sống như một kỳ tích”, một phép màu nhờ sự nỗ lực, tích cực của y, bác sĩ mà “ông bụt” là bác sĩ Trần Thanh Linh tài giỏi qua lời cầu cứu sinh tử của vợ trước đó…
Câu chuyện thần kỳ này, suy đến cùng là nhờ người vợ (chị Quế) có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào cái tâm “lương y như từ mẫu” của y, bác sĩ, biết giữ cho mình một tinh thần lạc quan, tích cực trong suy nghĩ, hướng về “ánh sáng của sự sống” như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời… Và đã làm nên kỳ tích!
Thử giả dụ - giả dụ thôi, nếu người vợ thiếu niềm tin, bi quan, không nuôi hy vọng, nhìn cái gì cũng tối, cái gì cũng khó, như đường cùng không lối mở, thì làm gì có động lực, quyết tâm, ắt sẽ chấp nhận số phận, chấp nhận bỏ cuộc… Và sẽ có một kết cục khác, đau lòng?!
Lạc quan còn là thái độ sống. Đó là sự tươi vui, phấn khích, suy nghĩ tích cực - một thái độ sống luôn biết cười và “dám” cười. Lạc quan như là liều thuốc bổ cho cuộc sống thêm tươi đẹp (một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ) - Liều thuốc ấy dành cho tất cả mọi người nếu “biết giữ” lấy nó. Khi đó chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa; giúp ta tránh những hiểm họa trong đời. Có một điều “gặp gỡ” rất thú vị là lạc quan và người sống lạc quan rất yêu đời, yêu cuộc sống, nhìn cuộc sống bằng sắc màu tươi đẹp nhất (Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày mới để yêu thương)…
Chúng ta không khỏi ngậm ngùi trước ước mơ được làm cô giáo dạy trẻ, làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo, hay làm chú phi công… của những em bé không may bị căn bệnh hiểm nghèo nhưng ước mơ không bao giờ tắt - Đó chính là tinh thần lạc quan, trong sáng của các em…
Lạc quan còn giúp con người ta bình tĩnh xử lý mọi tình huống một cách hiệu quả nhất.
Đại dịch COVID-19 khiến mỗi người, mỗi gia đình đều phải gánh chịu tác động tiêu cực không mong muốn. Nhiều gia đình cùng một lúc, tai họa ập đến không từ một ai.
Gia đình 8 F0 của chị Nguyễn Thị Ngọc Linh - Chủ tịch Hội LHPN Phường 13, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh là một điển hình - Gia đình chị có tất cả 9 người. Ngày 13/7/2021 đã nhận được thông báo có 8/9 người trong gia đình là F0, “khi nghe tin sét đánh, cả gia đình lo sợ, cuộc sống xáo trộn trong tích tắc… Thế nhưng tinh thần đã sẵn sàng nếu chẳng may là F0, cùng với kinh nghiệm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, từng xông pha giúp đỡ, hướng dẫn cho nhiều F1, F0 trước đó…, tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần” - chị chia sẻ. Động viên gia đình không bị quan, dặn dò từng thành viên chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhằm chủ động khi có điều động đi điều trị của ngành Y tế. Chị và con trai điều trị tại nhà, các thành viên khác tùy theo triệu chứng đã được chia tuyến về nhiều nơi điều trị khác nhau.
Và cũng từ việc bình tĩnh, lạc quan, đối mặt, chiến đấu với vi-rút, gia đình chị đã vượt qua những ngày đáng nhớ nhất… Nói thì nghe nhẹ nhàng thế thôi, chứ ngày ấy là cả một sự lo lắng, hoảng loạn, suy sụp tinh thần.
Còn đây là bộc bạch chân thật của bà Lê Thì Rảnh - một bệnh nhân COVID-19 cao tuổi, thập tử nhất sinh: Tôi đã chiến thắng bạo bệnh nhờ vào sự tích cực cứu chữa của các y, bác sĩ, nhân viên y tế và… tinh thần lạc quan, tin tưởng - Sự lạc quan tin tưởng và những suy nghĩ tích cực sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh ngay cả trong thời điểm ngặt nghèo nhất. Tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực khiến tôi nhẹ lòng, động viên mình cố gắng, cố gắng thật nhiều để chiến thắng dịch bệnh. Đó cũng là cách để trả ơn những người thầy thuốc khi họ đã quá nhiều vất vả, gian lao vì người bệnh…
Từ 3 câu chuyện của 3 gia đình chiến thắng COVID-19 trở về cuộc sống bình an sau bao ngày “chiến đấu” quyết liệt với tử thần - dù những bị quan, sợ hãi, suy nghĩ tiêu cực vẫn có trong nhất thời… Cái lớn hơn hết là họ “gặp nhau” trong tinh thần lạc quan - đó là năng lượng tích cực vượt qua gian khó!
“Chỉ cần có tinh thần lạc quan thì bạn có được một nửa thành công” - Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo hay tuyệt đối điều gì. Sẽ chẳng có thành công nào có được một cách tự nhiên, nó chỉ đến khi ta biết tạo cho mình một tinh thần lạc quan, tin tưởng, không sợ bất cứ khó khăn nào.