Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông – mất ngày 6 tháng 7 năm 2014. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:
Dế Mèn phiêu lưu kí (1941)
O chuột (1942)
Nhà nghèo (1944)
Truyện Tây Bắc (1953)
Miền Tây (1967)
Cát bụi chân ai (1992)
Ba người khác (2006)
Tôi yêu Hải Phòng, yêu phố Cảng của tôi.Yêu những con phố đông người qua lại mà vẫn không khói bụi mịt mù. Yêu những hàng phượng vĩ đến độ lại cháy đỏ rực một góc trời (hình ảnh biểu tượng của thành phố mà người con nào xa xứ cũng phải nao lòng khi nhìn thấy một cánh phượng rơi). Yêu những buổi tối lên đèn, nhìn chuỗi đèn - nào là đèn cao áp, đèn neon, đèn xe... đua nhau tỏa sáng trên mỗi con phố. Yêu đến những gánh hàng rong nhìn thấy công an không te tái chạy mà nở nụ cười:"Chú mua gì?".Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.
Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.
ai đã từng sinh ra và lớn lên trong: cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó( những kỉ niệm về quê hương yêu dấu).nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò "thức ăn" dưới kia.nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ.nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê, đẹp đẽ và đầy màu sắc
P/S: mặc dù k phải là giới thiệu quê hương của em nhưng bạn cũng tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Nam Cao (1915/1917- 28 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 . Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống vàđến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù,Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh "Thúy Rư". Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.Phát xít Nhật thâm nhập Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ như : Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn...
Tham Khảo:
Sách là người bạn đồng hành quen thuộc với con người. Trong suốt sự học cả đời của mỗi người, sách chính là trợ thủ đắc lực nhất. Một trong những cuốn sách đến với chúng ta đầu tiên khi còn đi học là sách giáo khoa. Nói về sách giáo khoa, bạn biết gì về sách Ngữ văn 8 tập 1 mà chúng mình vẫn học?
Sách Ngữ Văn 8 – Tập 1 là một trong bộ sách giáo khoa đưa vào giảng dạy chính cho môn Ngữ Văn lớp 8 trong học kỳ một. Nhà xuất bản Giáo dục phát hành sách dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách được tái bản nhiều lần qua các năm để thay đổi phù hợp hơn với chương trình học. Sách ra đời có nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn công phu. Đó là kết quả nghiên cứu mệt mài của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong chuyên ngành và sự góp sức của các thầy cô dạn dày kinh nghiệm trên cả nước. Nổi bật trong số đó phải kể đến Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn)...Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục đảm nhận.
Sách gồm 176 trang, được in theo khổ giấy 17 x 24 cm, độ dày gáy 0.5cm. Bên trong sách được in với loại giấy nâu xậm không phản quang rất thân thiện, dễ nhìn. Bên trong sách bao gồm nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa. Các tranh ảnh đều in trắng đen, chủ yếu là các hình vẽ minh họa. Bao bọc lấy cả cuốn sách là bìa. Bìa trước nổi bật dòng chữ Ngữ Văn 8, tập 1 được tô màu xanh dương trên nền bìa hồng phấn. Với kích tước các chữ cái và màu sắc hài hòa, bìa sách dễ gây ấn tượng, phug hợp với tuổi khám phá mộng mơ của lứa tuổi học trò. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh đầy sinh động. Đầu trang bìa là dòng chữ: Bộ giáo dục và Đào tạo. Bên phả phía cuối bìa là Logo Nhà xuất bản Giáo dục.
Bìa sau của sách có nền trắng đơn giản. Phía trên cùng lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế, biểu tượng cho tinh thần cao quý của dân tộc và chất lượng sách. Phía dưới in tên các loại sách thuộc các môn học trong chương trình lớp 8 bằng màu đen: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),…, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8…). Góc phải dưới cùng dán tem đảm bảo và giá bán. Góc trái là mã vạch sản phẩm. Cả cuốn sách trang tri đơn giản mà rất sinh động.
Sách Ngữ Văn 8 tập 1 là quyển sách nối tiếp từ lớp 6, lớp 7 với hệ thống 17 bài, tương ứng với 17 tuần học. Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ cung cấp tri thức phong phú, hoàn thiện. Về nội dung, sách có cấu tạo 3 phần gồm Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu và phần lí luận văn học.
Phần cơ bản nhât là phần Văn bản, là hệ thống các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng. Văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 được lựa chọn các tác phẩm “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (trích “Lão Hạc”– Nam Cao), “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu), “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh), “Muốn làm thằng cuội” (Tản Đà), “Hai chữ nước nhà” (Trần Tuấn khải). Văn học giai đoạn này ra đời giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 nên đó là những câu chuyện về đời sống của nhân dân Việt Nam, khát khao sống và chiến đấu. Mỗi tác phẩm lại có một giá trị riêng, nhưng tổng kết lại nó đều bồi đắp thêm tình yêu thương con người, tình yêu cuộc sống, tinh thần yêu nước cho mỗi học sinh.
Phần văn bản văn học nước ngoài là các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn nổi tiếng thế giới, của nền văn học nhân loại như: “Cô bé bán diêm” ( Andecxen), “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích Đôn-ki-hô-tê) – Xecvantec, “Chiếc lá cuối cùng” (Trích) – O.Henri, “Hai cây phong” (trích “Người thầy đầu tiên”) – Ai-ma-tốp. Đó là những câu chuyện được lựa chọn từ những tác phẩm văn học đồ sộ thế giới mang những màu sắc khác nhau của cuộc sống. Qua nhân vật và câu chuyện của nhân vật, mỗi tác phẩm sẽ gửi gắm một thông điệp riêng, đem đến bài học nhân sinh sâu sắc. Học sinh thấu hiểu, cảm thông và biết trân trọng giá trị con người hơn. Từ đó nghe thấy tiếng nói chung của con người trên khắp thế giới về đấu tranh và bảo vệ quyền sống.
Phần văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi, nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay như môi trường, tệ nạn xã hội, dân số. Bao gồm: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số. Các văn bản được đưa vào sách với mục đích nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề đang xảy ra xung quanh, định hướng hành động thực tiễn cho các em.
Nội sung tiếp theo là phần Tiếng Việt. Cấu trúc phần này gồm: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Nói tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,… Những bài học nối tiếp từ lớp 7 có vai trò nâng cao khả năng về ngôn từ, ngữ pháp cho học sinh để vận dụng vào viết văn là giao tiếp hàng ngày. Đồng thời giúp các em hiểu thêm sự giàu đẹp của tiếng Việt và bồi đắp thêm tình yêu tiếng nói dân tộc.
Ở phần làm văn, học sinh được rèn luyện, củng cố một số kĩ năng tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 nâng cao hơn lớp 7 trên nhiều phương diện. Các phương thức biểu đạt được học trước trở thành tiền đề cho phương thức biểu đạt thuyết minh – kỹ năng quan trọng của phần làm văn lớp 8. Thuyết minh không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong các lĩnh vực đời sống. Chính vì thế, nó giúp học sinh hình thành và rèn luyện phương pháp thuyết minh một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống theo tri thức khoa học chính xác và khách quan. Bên cạnh đó, phần làm văn còn nâng cao kỹ năng kể chuyện, nghị luận về các tác phẩm văn học. Các em sẽ có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc tốt hơn qua những câu văn. Từ đó hình thành nền tảng ngôn ngữ và lý luận sắc bén Đây cho các bài văn nghị luận văn học khi lên lớp 9.
Sách Ngữ văn lớp 8 có vai trò, tác dụng lớn trong quá trình học tập môn ngữ văn của học sinh. Sách giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ để thấy được giá trị của nghệ thuật. Học văn, tình cảm được bồi đắp, tâm hồn bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn làm dịu đi những áp lực căng thẳng của cuộc sống. Đặc biệt, sách có ý nghĩa giáo dục to lớn, rèn luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. Bồi đắp thêm những tình cảm, đức tính tốt đẹp như yêu thương và cảm thông với con người. Từ đó biết trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của mình hơn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ”. Sách Ngữ văn 8 tập 1 cũng là một ngọn đèn soi sáng trí tuệ chúng ta. Hãy bảo quản, giữ gìn sách khi sử dụng để có được hành trang cho chặng đường tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức.
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Môi trường là toàn bộ những gì bao quanh con người, bao gồm cả những thứ do và không do con người tạo ra. Môi trường hiện nay đang rơi vào tình trạng ô nhiễm đáng báo động. Không khó để chúng ta bắt gặp những con sông, con suối trong xanh đã bồng bềnh rác, những bờ biển ngập tràn rác, những làn khói bụi mờ mịt che khuất tầm nhìn,... Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người cũng như các loài động, thực vật. Hàng loạt những "núi" bệnhnguy hiểm có thể đến với con người bất cứ lúc nào. Chất lượng cuộc sống của chúng ta cũng vì thế càng ngày càng giảm sút. Các loài động, thực vật bị thu hẹp môi trường sống. Chính con người đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần: vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng cây gây rừng (trồng ở những nơi phù hợp), tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng hành động,...
Đáp án
Viết một đoạn văn ngắn( 7->10 dòng) nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Yêu cầu : Viết đoạn văn đủ 7 → 10 dòng, đúng chủ đề nói về vai trò của việc tự học, có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép theo đúng công dụng của từng loại dấu câu.
Ví dụ:
Tự học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tích luỹ và ghi nhớ kiến thức thầy giảng đối với người học sinh. Tự học có nghĩa là: người học phải dành thời gian học ở nhà, ôn lại những kiến thức đã học (trong bài giảng của thầy). Đồng thời tự tìm tòi đào sâu nghiên cứa những nội dung đã học, để mở rộng thêm vốn kiến thức của bản thân. Tự học sẽ giúp ích cho người học sinh rất nhiều. Nếu không tự học người học sẽ rất dễ quên những kiến thức cơ bản , tầm hiểu biết sẽ bị thu hep. Vậy tự học bằng cách nào? Chúng ta có thể mua thêm sách báo, tạp trí liên quan đến môn học, đến thư viện nhà trường mượn sách và nghiên cứu… Người học cần ghi nhớ câu nói của Lê-nin: “ Học, học nữa, học mãi ! ”. Như vậy việc tự học sẽ đạt được kết quả như mong muốn của người học.
Môn văn là môn học mà mình yêu thích nhất. Trong các môn học như : môn toán, địa lý, lịch sử,.... thì môn văn là môn học đem lại cho mình nhiều hứng thú nhất. Cô Lan (cô giáo chủ nhiệm lớp 8A) là một cô giáo dạy văn rất giỏi. Cô chính là người đã kèm cặp và dạy dỗ mình. Ngày từ những ngày đầu bước chân vào lớp học mình đã cô chỉ bảo rất nhiều. Hằng ngày học bài trên lớp, cô chỉ bảo từng nét chữ, từng dấu chấm câu. Cách truyền đạt của cô thật hập dẫn, mỗi giờ học mình như được lạc vào một thế giới khác. Môn văn giúp mình có nhiều cảm nhận về thiên nhiên về con người, giúp mình biết yêu thương mọi người hơn, yêu quê hương hơn. Lớn lên mình có mơ ước trở thành một nhà văn thật vĩ đại.