Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
"Công cha như núi ngất trời" là bài ca dao tiêu biểu nhất, hay nhất trong chủ đề ca dao về tình cảm gia đình(Từ ghép). Bài ca dao là lời ru của mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở con công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống tròn đạo hiếu nghĩa. Trước hết, hai câu đầu nói đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ vĩ đại của cha mẹ. Lời ca đã lấy hình ảnh "núi ngất trời" và "biển rộng mênh mông" để liên tưởng, ví von với công cha nghĩa mẹ. Cách so sánh thật dễ hiểu. Núi và biển là biểu tượng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên nên so sánh với công cha nghĩa mẹ thì thật là hay và phù hợp quá. Không chỉ có thế, tiếp nối đến câu thứ ba, tác giả dân gian đã nhấn lại hình ảnh "núi cao", "biển rộng" khiến núi càng cao, biển càng rộng mênh mông, vĩ đại và công cha càng lớn, nghĩa mẹ càng sâu. Nói cách khác, núi không bao giờ mòn, biển không cao giờ vơi cạn giống công ơn cha mẹ là bất diệt, vô biên không thể đong, đo, đếm và không thể kể hết nổi. Cách nói ẩn dụ, điệp ngữ "núi cao, biển rộng" thật hàm súc, càng tô đậm công cha, nghĩa mẹ. Hơn thế, lời ca đã khéo sử dụng thành ngữ "cù lao chín chữ" để nhắc đến chín chữ khái quát cho công lao cha mẹ nuôi con vất vả(Từ láy) nhiều bề để người đọc thấm nhuần lời dạy hơn. Mặc dù vậy, trong thực tế cuộc sống, để nuôi dạy con nên người thì công lao cha mẹ.
Mn ơi mn ghi xong () chú thích sang bên cạnh giúp mình cũng đc ko cần gạch đâu , camon mn !
Tham khảo:
Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em (tg) là tình cảm thiêng liêng (tl). Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.
Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, nhân vật Thủy được xây dựng rất thành công, là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, bất hạnh.
Trước hết ta có thể thấy Thủy là một người em rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, rất yêu thương anh của mình và có tấm lòng chan chứa sự vị tha, nhân hậu. Từng cử chỉ, việc làm của Thủy đều thể hiện sự quan tâm tới anh, trong một lần Thành chơi đá bóng bị rách áo, Thủy đã ra sân vận động vá áo cho anh để anh không bị mẹ mắng. Thật là một cô bé vừa thương anh, thông minh lại còn khéo tay.
Chúng ta thường thấy trong gia đình, người em hay được chiều hơn nên đâm ra luôn tranh giành đòi phần hơn với người anh, người chị. Nhưng không, Thủy lại là một người rất biết nhường nhịn, khi hai anh em bắt buộc phải xa nhau, phải chia đồ chơi, nhưng Thủy muốn giành tất cả cho anh, hai anh em cứ đẩy qua đẩy lại cho nhau. Hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ như là hai anh em Thành và Thủy, cả hai anh em đều yêu quý chúng và hàng ngày cho chúng quàng tay nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Để chúng không phải xa nhau Thủy đã hi sinh con búp bê yêu quý của mình vì lo cho anh, em đã vì người khác mà quên đi những niềm vui của riêng mình. Và mặc dù đau lòng trước cảnh bố mẹ chia tay, hai anh em phải chia tay nhưng Thủy chỉ khóc và vâng lời mẹ, em không hề cãi lại khi bị mẹ mắng, em vẫn mong chờ bố về để chào bố trước khi chia tay, một cô bé thật ngoan ngoãn và rất hiếu thảo.
Ngỡ tưởng một cô bé ngoan ngoãn, hiền thảo như vậy sẽ cùng anh của mình lớn lên trong yêu thương và che chở, nhưng thật đáng tiếc khi số phận của Thủy lại éo le và bất hạnh đến vậy. Hai anh em Thành và Thủy vốn có cuộc sống rất đầm ấm và vô cùng thân thiết, quấn quýt “chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện”. Thủy chỉ biết khóc và người đọc cũng cảm thấy xót xa trước hoàn cảnh chia lìa, mất mát của em. Rồi em có mỗi một con búp bê yêu quý cũng phải xa lìa, em chọn để lại cho anh mặc dù em có thể buồn và cô đơn, giờ đây, ta thấy nhân vật Thủy trong hoàn cảnh thật đáng thương.
Đã phải chia tay bố, chia tay anh trai, Thủy còn phải chia tay cô giáo, bạn bè và trường lớp, em phải tới một nơi xa, nơi đó không còn mái trường gắn bó với em hàng ngày. Đây cũng là đoạn truyện gây xúc cảm nhất, thấm đẫm nước mắt của các nhân vật cũng như người đọc. Thủy khóc, cô giáo khóc, các bạn cũng đều khóc, khóc vì Thủy sẽ mãi mãi phải xa trường lớp, thay vào đó là phải đi bán ổi ở chợ, đọc tới đây chúng ta mới cảm thấy xót xa biết bao, sẽ không biết rằng với cuộc sống như vậy rồi cuộc đời và tương lai của em sẽ đi về đâu.
Nhân vật Thủy được dựng lên quá đỗi chân thật và tự nhiên, có sức truyền cảm và khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của mái ấm gia đình. Chúng ta cần phải trân trọng những tình cảm trong gia đình, coi gia đình là thứ thiêng liêng vô giá, và hãy luôn cùng nhau gìn giữ, bảo vệ tổ ấm của mình.
Tham khảo!
Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc bao nhiêu là tình cảm. Câu chuyện phê phán những bậc làm cha mẹ, chỉ nghĩ cho bản thân, không lo cho con cái, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình mà dẫn đến ly hôn. Họ làm vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, thiếu đi tình cảm gia đình, tình cảm từ cha mẹ, anh em. Hay như Thủy trong văn bản này, bạn sẽ không còn đi học nữa, bạn phải nghĩ học ra chợ bán hoa quả. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Qua văn bản trên, chúng ta nên biết tổ ấm gia đình là thứ vô cùng quý giá, quan trọng và thiêng liêng, chúng ta nên tự bảo vệ và giữ gìn nó. Với giọng văn nhẹ nhàng và da diết Khánh Hoài đã tái hiện lên thật sâu sắc về cuộc chia tay của 2 anh em. Thông qua đó đã làm cho người đọc thấu hiểu được phần nào nỗi đau mà những đứa trẻ phải chịu đựng khi bố mẹ chia tay. Vậy số phận của những đứa trẻ đó sẽ ra sao?
Tham Khảo
Mỗi người sống trên đời đều có những kế hoạch, những dự định riêng, và cả những nỗi lo riêng. Nhưng cuộc sống đâu chỉ thể biết đến riêng bản thân, mà cần phải quan tâm đến những người xung quanh. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại rất ít. Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó không phải là điều dễ dàng. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. “Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Cuộc sống này có nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niềm hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình. Con người không ai hoàn hảo cả, quan trọng là chúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với bản chất thật sự của mình, để không phải hổ thẹn với lương tâm. Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hy vọng vào ngày mai. Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. - sự “cho” và “nhận” lại.
Tham Khảo
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh man và xa xăm (Từ láy) tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với (QHT) những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.
Bài thơ mùa hè của bé là những suy nghĩ ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ về mùa hè. Ban đầu em bé tưởng tượng mùa hè là mùa của những chú ve. Những người nghệ sĩ ấy đã biến cả đất trời thành sân khấu để trình diễn những bản hòa tấu độc đáo của mình. Sau đó lại tiếp tục là câu hỏi mùa hè là gì. Với em bé ( trạng ngữ ), mùa hè để rong chơi đắm chìm trong biển xanh bờ cát trắng tại quê ngoại mến thương. Em bé rất thích mùa hè trái tim không thể ngừng rộn ràng ( từ láy ), đôi chân nhịp nhàng, mở rộng vòng tay tận hưởng mùa hè vui vẻ của mình. Cả bài thơ là những suy nghĩ rất ngây thơ của một đứa trẻ nhưng sâu trong đó ta thấy được niềm vui của một đứa trẻ khi mùa hè về.