Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tìm hiểu về tác giả Văn Công Hùng
- Cuộc đời:
+ Văn Công Hùng sinh ngày 19-5-1958, quê quán Điền Hoà, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
+ Ông sinh ra và lớn lên, học phổ thông ở Thanh Hoá, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1981,
- Sự nghiệp:
+ Xung phong lên Gia Lai-Kon Tum công tác, từng làm cán bộ Sở Văn hoá thông tin, sưu tầm nghiên cứu văn hoá dân gian, phóng viên báo Văn hoá, Thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ Gia Lai, giảng dạy tại Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật Gia Lai...
+ Ông hiện là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 8, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Gia Lai.
- Tác phẩm đã xuất bản: Bến đợi (thơ, 1992) / Hát rong (thơ, 1999) /Ngựa trắng bay về (trường ca, 2002)
lũ mang tôm cá cua về cho đồng tháp mười
ko có lũ người miền tây sẽ sống trong hạn hán,cây cối đất đai nứt nẻ
lũ ko phải đến để mang tài sản của người dân đi,mà mang về nguồn sống cho người dân nới đồng tháp mười
thông cảm mình biết câu nào trả lời câu đấy//^^
- Tham khảo bạn ơi. Không có ai đánh máy nhanh như chớp mà ghi khoảng 1000-2000 chữ như vậy đâu.
- Tham khảo:
Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.
- Đường link: https://hoctot.nam.name.vn/viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-van-ban-gio-lanh-dau-mua-a94643.html
Tham khảo:
Tuổi thơ mỗi chúng ta gắn liền với những câu truyện truyền thuyết thần kì.Và lớn lên ,chúng ta lại được học về chúng nơi giảng đường học tập.Từ đó mà những câu chuyện ấy đã để lại trong em những ấn tượng và xúc cảm đặc biệt. Những câu chuyện truyền thuyền gắn liền với hình ảnh các vị anh hùng dân tộc,sự kiện lịch sử vĩ đại.....Qua các truyền thuyết mà em đã học,em học tập được nhiều bài tập quy giả,cảm thông với những số phận đáng thương,,nhớ ơn các vị anh hùng...
Biện pháp tu từ chủ yếu mà tác giả dùng là biện pháp so sánh:
- "Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước này."
- "Lũ tồn tại song song với người miền Tây như con "lộ" ( đường) nào cũng song song một con kinh (kênh) bên cạnh.
mình cũng học lớp 6 mà sao chưa đọc qua văn bản bài học tốt nhỉ ?
tham khảo
Đồng Tháp Mười là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Việt Nam, nơi đây đã trở thành điểm đến của biết bao khách du lịch. Ta thường biết đến Đồng Tháp Mười với sông nước mênh mông, đầm sen ngào ngạt mỗi độ hè về, nhưng qua văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, ta lại có một cái nhìn khác về nơi đây, khi tới mùa nước nổi. Vào mùa này, Đồng Tháp Mười như ngập trong một biển nước, từ đường sá, đầm lầy, nhà cửa đến những điểm du lịch đều như bị bao vây bởi một biển nước lênh láng. Thế nhưng người dân ở đây đều rất vui vẻ, yêu thích và sống hòa thuận với cảnh quan này, bởi hơn tất cả, họ hiểu lũ chính là nguồn sống mang phù sa tôm cá tới cho đồng bằng mình. Thật vậy, lũ tồn tại song song với kênh rạch nơi đây, người ta đào kênh khi lũ về để thông thương, lấy nước, đắp đường, những nơi k có lũ đồng ruộng nứt nẻ, khô cằn như đi qua một cơn hạn hán. Những con đường ở Đồng Tháp vốn đã chằng chịt, mùa lũ lại càng khó nhớ lại cấm khách du lịch qua lại vì những lý do an toàn nhưng vẫn mang vẻ đẹp và sức hút riêng. Vào mùa lũ, Đồng Tháp khan hiếm cá linh, bông điên điển vậy nên khách du lịch nếu muốn ăn một vài món ăn đặc sản nơi đây như bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót phải tìm rất lâu mới có nhà hàng hay quán ăn nào đó bán. Nhưng bù lại, cảnh sắc thiên nhiên ở đây mùa lũ rất tuyệt, sen nở, hương thơm ngào ngạt mà ngạo nghễ, chẳng chen chúc rợn ngợp giữa đồng với những loài cây khác. Mùa lũ có thể là mùa đẹp nhất của đầm sen nơi này, nếu người ta đi tham quan, thăm thú quanh đây còn có thể thấy nước dâng lênh láng trên hồ sen, Gò Tháp, rồi loang ra ở cửa quán cà phê, khách sạn. Tuy vậy nhưng người dân vẫn yêu quý mùa lũ này bởi nó nhịp nhàng, chan hòa với cuộc sống của người họ, người dân sống, ăn ngủ, sinh hoạt và thậm chí hát vọng cổ trên sông nước mùa lũ. Khung cảnh Đồng Tháp mùa lũ này chính là bức tranh thiên nhiên đẹp mà ai cũng nên đến thử một lần.
Tham khảo :
Văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” kể về chuyến đi đến Đồng Tháp của tác giả Văn Công Hùng và người bạn của anh. Bên cạnh khung cảnh Đồng Tháp mùa nước nổi tuy heo hút mà phong tình, tác giả cũng gửi gắm vào đó rất nhiều tình cảm của mình đối với miền đất này. Có thể thấy từng sự vật nơi đây được tác giả miêu tả và ghi lại một cách đầy chân thực và yêu mến trong từng câu chữ của mình. Nhà văn nhớ cả món ăn, cảnh vật, sông nước, hoa sen, con đường và cảnh quan nơi đây… Mỗi thứ đều được nhắc lại một cách chi tiết, chân thực đem đến cho người đọc cái nhìn khách quan về nơi đây. Hẳn phải có tình cảm sâu sắc và gắn bó với Đồng Tháp lắm nhà văn mới có thể quan sát và ghi chép tỉ mỉ như vậy trong tác phẩm của mình. Những con đường, những món ăn, những địa điểm đã lui tới được nhà văn cảm nhận bằng mọi giác quan, ông yêu cảnh và yêu cả con người nơi đây, thưởng thức chúng “bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình”. Tình cảm ông dành cho Đồng Tháp Mười được thể hiện trong văn bản đầy sự trân trọng, ngưỡng mộ, mến yêu và dạt dào, ngào ngạt như hương sen nơi này.