Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
Than khảo :
“Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!”. Quả thật là vậy, chúng ta sẽ chỉ là tồn tại nếu không có ước mơ và mục tiêu cho riêng mình.
Ước mơ là khát vọng là những điều tốt đẹp mà ta luôn muốn hướng tới. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết ước mơ biết phấn đấu. Sống là phải biết ước mơ phải nghĩ tới những điều cao đẹp.
Chính ước mơ làm cuộc sống chúng ta thêm động lực. Nó giống như một ngọn núi lửa luôn âm ỉ cháy trong tim ta và hối thúc, đánh thức chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta có ước mơ và hoài bão thì cuộc sống chúng ta trở nên lãng mạn hơn, bay bổng hơn. Nó cũng chính là liều thuốc tinh thần kích thích con người biết nỗ lực phấn đấu.
Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt được giữa ước mơ và tham vọng. Tham vọng có thể hướng đến những điều tốt đẹp nhưng nó mang tính chất cá nhân ích kỷ, háo thắng và phần lớn kẻ tham vọng bao giờ cũng thất bại. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ sống thiếu ước mơ, sống không hoài bão. Họ giống như những loài côn trùng chỉ biết rúc mình trong bóng đêm mà không biết đâu là ánh sáng.
Chính vì vậy, mỗi người hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hãy chăm chút cho ước mơ lớn lên và trưởng thành mỗi ngày. Cũng như câu: “Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” thì chắc chắn đủ ước mơ bạn sẽ gặt hái được thành công.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần con người cũng dần được nâng cao. Các giá trị văn hóa văn học càng được trân trọng. Song, nhiều người cũng đang dần lãng quên vai trò đích thực của văn học trong đời sống, đặc biệt là học sinh. Nếu như yêu cầu kiến thức của các môn tự nhiên toán, lý, hoá ngày càng cao thì câu hỏi của bao học sinh "Học văn để làm gì trong xã hội hiện đại?" được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Đây thật sự là một vấn đề cần được suy nghĩ và bàn bạc thấu đáo.
Trước hết ta hiểu, học văn bao gốm việc tìm hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau, song về cơ bản vẫn là học về ngôn ngữ, tiếng nói, văn chương của Tiếng Việt. Thông qua đó, ta học cách để nói, viết, để xây dựng ngôn ngữ diễn đạt riêng cho bản thân sao cho phù hợp với cấu trúc ngữ pháp cũng như văn hoá Tiếng Việt. Nhìn chung, tất cả đều nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Song, học văn đâu chỉ học những con chữ, mà qua đó, ta còn được học về văn hoá, tình cảm, tư duy nghệ thuật của nhân loại thông qua những tác phẩm văn chương đặc sắc. Gần gũi hơn với đời sống, học văn là cách học diễn đạt trôi chảy ý nghĩ của bản thân, tạo nên những câu nói đẹp, những bài luận sắc sảo.
Có thể nói, thông qua văn học, ta tích luỹ được vô vàn những tri thức quý giá cho bản thân. Văn học giúp ta hiểu thêm về văn hoá, con người, lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại. Không một thước đo thời gian nào có thể chính xác và sắc nét như văn học. Qua những "đứa con tinh thần" của nhà văn, nhà thơ, bức tranh cuộc sống, con người lao động, đấu tranh,... của cha anh như một thước phim sinh động được tái hiện trở lại, chuẩn xác mà không khô khan, tẻ nhạt! Học văn để biết về hiện thực xã hội ngày xưa, ngày nay, tốt, xấu, giàu, đẹp,... qua thái độ và quan điểm nhân văn của tác giả. Ai đó đã từng nói: "Học văn là học nhân, văn học là nhân học" bởi lẽ thông qua việc học văn, ta học cách làm người, học cách sẻ chia, yêu thương, đau xót cho những nỗi thống khổ của con người. Có thể nói, văn học là "bách khoa toàn thư" về vô vàn những cung bậc cảm xúc của con người: hỉ, nộ, ái ố,... tất cả đều sinh động và chân thực đến kì lạ! Do đó, tâm hồn, cuộc sống của ta sẽ thêm chân thành, tình cảm; óc tư duy, tưởng tượng cũng dần phong phú. Học văn tốt, vốn từ của bản thân cũng dần trôi chảy, linh hoạt, diễn đạt vấn đề khi học các môn tự nhiên cũng theo đó mà được cải thiện. Văn - toán thoạt đầu như trái nghịch nhau nhưng thật sự nó lại hỗ tương cho nhau rất nhiều, giúp ta phát triển trí tuệ, tâm hồn một cách toàn diện và cân đối.
Thật vậy, cho dù ở bất kì một xã hội nào thì việc học văn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nếu như ở xã hội cổ truyền, trải qua hơn một ngàn năm phong kiến, thước đo trình độ, học vấn của một con người luôn là văn hay, chữ tốt, lấy văn làm môn thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước qua những tấm gương sáng như Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền,... thì ngày nay, ở xã hội hiện đại, học văn vẫn duy trì vẹn nguyên giá trị cao quý của nó. Không quá khó để tiếp xúc với văn học, bởi lẽ nó tồn tại song song và gắn liền mật thiết với xã hội như báo chí, sách vở,... Một xã hội tiến bộ văn minh thì phải có những con người thông minh, lịch thiệp, có phong cách, đạo đức và biết cư xử tốt với mọi người.
Học văn tốt chính là chìa khoá vàng để đạt tới thành công. Nó sẽ giúp ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người. Bởi trên thực tế, ngành nào, lĩnh vực nào cũng đòi hỏi người đọc thông viết thạo, hay từ các văn bản thủ tục hành chính đến lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội, bài luận tốt nghiệp. Đó chính là điều kiện để rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, đồng thời bồi đắp lí tưởng thẩm mĩ của văn học. Văn học vừa là môn học cơ sở giúp ta học tốt các môn khác, vừa là môn học giúp giáo dục tư tưởng, tình cảm con người, là môn học là đẹp tâm hồn. Nhất là trong xã hội bận rộn và ồn ào ngày nay, nhịp sống tất bật, hối hả đôi khi làm chúng ta quên đi những giá trị sống đích thực để làm người. Đọc một bài thơ, lắng nghe một bài văn, chiêm nghiệm và sống chậm để trân trọng từng giây phút đẹp đẽ trôi qua trong cuộc đời. Tìm hiểu, đi sâu và lĩnh vực văn học, ta sẽ nâng cao được nhận thức, bồi dưỡng được tư tưởng tốt, tình cam đẹp và năng lực thẩm mĩ. Nếu xã hội hiện đại dường như ngày càng khiến con người dần xa cách thì học văn sẽ giúp ta bồi dượng "tình đời", làm cho tâm hồn tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm, rung động trước cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời.
Ngoài ra, văn học còn là lăng kính phản chiếu một cách sinh động hiện thực của cuộc sống. Thông qua việc học văn ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người trong quá khứ cũng như hiện tại. Nếu như ở thời phong kiến mục rỗng, sự xa hoa, hưởng lạc vô độ của vua chúa - những điều mà ai cũng "mắt thấy tai nghe", song chỉ được nói lên qua ngòi bút của nhà văn, nhà thơ như tác phản "Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác thì ngày nay, những góc khuất u ám, nững hành động thối nát của xã hội đều thông qua văn học, qua báo chí mà được phơi bày, lên án một cách chân thực! Đâu chỉ có vậy, học văn còn là để đi tìm về với nguồn cội của dân tộc, đến với lịch sử hào hùng của cha anh. Đọc "Nam quốc sơn hà" để thêm yêu quý bờ cõi dân tộc, học "Bình Ngô đại cáo" để căm thù bọn giặc hung tàn, bồi đắp cho bản thân niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước con người, hay học "Tắt đèn" để khâm phục, để hiểu thêm về những con người Việt Nam chân chất, hiền lành dù sống trong tận cùng của khổ đâu. Tất cả đều giúp ta tạo nên sự cân đối trong việc phát triển trí tuệ, tài năng cũng như hình thành nhân cách con người. Vậy chẳng phải học văn trong xã hội hiện đại này là cần thiết lắm hay sao!
Việc học văn quả thật rất quan trọng, song văn học cũng như viên ngọc quý tiềm tàng mà không phải ai cũng nhìn thấy và biết trân trọng. Đâu đó vẫn còn nhiều bạn tỏ ra lơ là, không quan tạm đến việc học văn. Bạn say mê học toán? Bạn có mơ ước trở thành một nhà khoa học tài giỏi? Đó đều là những mơ ước chân chính và đáng trân trọng, nhất là trong xã hội "tên lửa" ngày nay. Song chỉ học toán mà không chú ý đến việc học văn thì bạn sẽ thành người khập khiễng trong sự hiểu biết và cả tâm hồn nữa! Học toán giỏi mà lại học tốt văn, cũng như thông minh, trí tuệ mà còn ăn nói lưu loát, tâm hồn thánh thiện thì bạn sẽ dễ thành đạt hơn. Ai dám bải chỉ cần học toán, lý, hoá,... giỏi thì có thể trở nên nổi tiếng và được kính trọng. Điển hình là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay giáo sư Trần Văn Khê, nhờ vào tài năng văn chương xuất sắc cũng như khả năng ăn nói thuyết phục, học đã chạm tay đến thành công và được vô vàn người nể phục. Nếu cuộc sống của bạn chỉ có những con số khô khan thì chẳng phải nó sẽ tẻ nhạt và tâm hồn sẽ "khô héo" đến nhường nào. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy ra sức học tập toàn diện cả toán lẫn văn, những môn tự nhiên lẫn xã hội, từ đó tạo cho mình một nền tảng kiến thức toàn diện và bền vững, cũng như xây dựng cho mình một nhân sinh quan tốt đẹp, có vậy khi đi sâu vào một ngành nào cũng dễ dàng nắm bắt. Hiểu được điều đó, bạn sẽ cảm thấy có hứng thú học tập văn tốt hơn và dần yêu thích nó.
Tóm lại, văn là một môn học không thế thiếu trong nhà trường. Để có thể dễ dàng thành công trong xã hội, bạn nhất định phải học văn thật nghiêm túc, đó sẽ là nền tảng vững chắc cho bạn trong tương lai. Bạn có tin một học sinh chuyên toán có thể đạt huy chương vàng môn văn trong kì thi Olympic khu vực? Tin hay không tuỳ bạn! Nhưng tôi đã làm được và tôi tin bạn cũng có thể, nếu bạn thật sự quyết tâm và cố gắng không ngừng nghỉ!
- Văn chương phải luôn đứng giữa cuộc sống, hoà mình vào dòng chảy cuộc sống (chứ không được thoát li cuộc sống) để phơi bày, mổ sẻ những cái xấu, để giúp con người nhận thức rõ hơn về những vấn đề còn tồn tại, đánh thức và cảnh tỉnh con người, hướng con người tới những hành động thay đổi xã hội, và định hướng cho con người phương hướng để thực hiện...--> Góp phần làm xã hội ngày một tốt đẹp và trong sạch hơn .
- Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Văn chương đích thực phải là thứ văn làm tâm hồn con người giàu đẹp hơn, phong phú hơn trong đời sống tinh thần, giúp con người biết sống hướng thiện và lành mạnh trong sáng. Bằng sức mạnh nghệ thuật ngôn từ, văn chương có khả năng đi sâu lý giải những biến chuyển tinh vi, bí ẩn sâu thẳm trong tâm hồn con người, có khả năng dự báo tính cách và số phận con người, để đánh thức trong mỗi người tình cảm yêu thương, những phần nhân văn, nhân bản nhất trỗi dậy, giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về mình và mọi người, thôi thúc con người đến với chân lý sống bằng sự tự nguyện. Hamlet trong vở kịch của Shakespear đã đặt ra 1 câu hỏi day dứt người đọc: "tồn tại hay ko tồn tại" : Đó là những bài học nhân văn, những liều thuốc tinh thần vô giá mà văn chương đã mang đến cho mỗi người đọc.
Văn của Thạch Lam được phát triển từ bên trong mạch ngầm của đời sóng tâm linh của biết bao những cảnh đời, những số phận bình dị ngoài kia , ngợi ca nét đẹp trong tâm hồn, tình yêu thương đùm bọc giữa người với người, vừa đau đớn xót xa trước những nỗi đau, nỗi khổ mà con người phải gánh chịu (Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, nhà mẹ Lê...) Tác phẩm của Thạch Lam đã làm rung động trái tim bao thế hệ bạn đọc.
Văn học là nhân học. Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Văn chương phản ánh tâm hồn tác giả, là những cảm xúc cá nhân được ghi vào trang viết. Nhưng đồng thời, tác giả phải hướng đến độc giả của mình, viết cái mà họ muốn được đọc.
Một tác phẩm nghệ thuật do chính tay người nghệ sĩ viết nên không phải thứ bình thường, nó không chỉ tái hịên lại cuộc sống quanh ta mà còn tái tạo, phát triển tâm hồn ta, nuôi dưỡng và nâng cao nó.Để chứng minh cho điều này , ta hãy phân tích một số tác phẩm và câu nói của những nhà văn nhà thơ nổi tíêng như câu nói của Gorki “văn học là nhân học”.
Bêlinxki đã nói “nhà thơ là người nghệ sĩ của từ”: họ biến đổi từ ngữ để gây ảnh hưởng với người đọc.Tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du,tác phẩm ấy đã làm rung động bao con tim,đến tận ngày hôm nay đó vẫn là huyền thọai, là bức tranh xã hội và là nơi khiến tâm hồn,lòng bao dung của con ng ngày càng rộng hơn ,người ta dễ đồng cảm và thấu hiểu cho người khác hơn,nó đã khiến bao người rơi nc mắt và đó là điều kì dịêu của văn học,là “cúôn sách hay”thực sự.
"Văn chương vừa có thế thay đổi một thế giới tàn ác,vừa làm cho lòng người trong sạch hơn"(Thạch Lam).Văn chương có 3 chức năng:
1/ chức năng nhận thức.Một tác phẩm hay sẽ là một tác phẩm giúp con người ta nhận thức được bản thân,nhìn nhận qua góc nhìn của tác giả tác phẩm hoặc chính các nhân vật trong tác phẩm.Từ việc nhận thức dẫn đến sự thay đổi trong cách sống,cách đối nhân xử thế và dĩ nhiên,hoàn thiện bản thân.
2/Chức năng giáo dục,bất kì một tác phẩm nào cũng hướng tới mục đích giáo dục con người,và vì thế M.Gorki mới nói "văn học là nhân học".
3/ chức năng nghệ thuật: Tác phẩm văn học thực sự có giá trị khi nó hoàn mỹ về nội dung và nghệ thuật,và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó,đó là "nâng cao tinh thần" và "thanh lọc tâm hồn"
Văn chương phải là vũ khí thanh cao, dùng vào những mục đích cao cả, thiêng liêng bằng cái sắc nhọn của nó
#Walker
TKLười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta. Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu. Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu có… Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ. Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi. Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi. Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống. Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.
Khi còn bé, chúng ta được chăm sóc bởi bàn tay của mẹ, sự dìu dắt của cha. Lớn thêm chút nữa, ta được mở mang tầm hiểu biết nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, bạn bè. Nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, đứng trên đôi chân của chính mình và sống một cuộc sống tự lập.
Có một câu danh ngôn như thế này: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”
Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống.
Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhờ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả.
Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta khi xưa vẫn thường nói:
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Tuy nhiên với những gia đình khá giả hay có điều kiện, cha mẹ lại thường không muốn con cái mình phải chịu khổ. Họ sợ con vất vả nên thường nuông chiều con. Nhưng họ không biết rằng điều này lại khiến cho nhiều bạn trẻ có lối sống ý lại, ăn bám vào gia đình. Lối sống này khiến cho họ trở nên buông thả với chính mình, không biết quý trọng đồng tiền và công sức của người làm ra nó. Từ đó, họ sống không có định hướng, mục đích.
Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!
Gợi ý
* Giải thích
Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác.
Biều hiện:
- Tự học mà bố mẹ không phải thúc giục
- Hoàn thành mọi bài tập bằng sức của mình, không đi chép bài
- Dám đưa ra ý kiến, quan điểm của mình
*Vì sao phải có tính tự lập?
- Tự lập là đức tính quan trọng mà cha ông chúng ta dạy từ thuở nhỏ.
- Tự lập giúp con người có tính sáng tạo hơn.
- Khi tự lập, con người có ý thức hơn trong mọi hành động
- Tính tự lập giúp con người nhận thức toàn diện hơn về mọi mặt, có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt cuộc sống.
- Tính tự lập giúp con người khẳng định giá trị bản thân.
- Tính tự lập giúp xã hội hoàn thiện và phát triển
* Hiện trạng ngày nay
- Học sinh đang thiếu dần tính tự lập, ỷ lại vào học thêm, mạng Internet, sách tham khảo,…
- Nhiều người dựa dẫm, chờ đợi người khác
- Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người biết sống tự lập, không phải chờ đợi, dựa dẫm, sống bằng chính bản thân.
* Bài học
- Chăm chỉ rèn luyện học tập
- Giúp đỡ mọi người xung quanh cùng rèn luyện tính tự lập