Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo như khoa học hiện nay, Trái Đất nóng lên vì những lý do : Xả rác, phá rừng, thải khí độc hại ở nhà máy, ô nhiễm không khí,... 1 nhà khoa học cho biết : nếu tiếp tục thế này thì Trái Đất sẽ tăng thêm 4oC, hiện tương băng tan sớm thành nước cộng với phần nước ở dưới, đủ để nhấn chìm một thành phố ven biển. Nghe mà thấy sợ đến xương tủy, nhưng làm vẫn bình thường như : Xả rác, phá rừng, nhà máy thải ra khí gây ô nhiễm,... chưa kể đến việc mọi ngày là đổ xăng, khi chạy có khói bốc lên mà. Không biết đến năm mấy hay thế kỉ mấy thì con người mới biết tôn trọng môi trường đây, thú thật mà nói, không một con vật nào gây ô nhiễm môi trường bằng con người. Nhiều lúc suy nghĩ nếu con người biến mất thì đảm bảo Trái Đất này xanh tươi lắm. Ai hiểu thì hiểu, ai không hiểu thì cứ việc tự do ném đá nhé.
Cảm nghĩ về những câu hoặc bài ca dao nói về thân phận người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ
Bài tham khảo 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về những câu hoặc bài ca dao nói về thân phận người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ.
Ca dao là tiếng lòng thổn thức, là hơi thở của người dân Việt Nam. Những làn điệu ca dao, dân ca đã hóa thân thành những lời tự tình dân tộc. Ca dao có các đề tài chủ yếu: Đề tài về tình cảm gia đình, tình bạn, tình người, tình cảm gắn bó với công việc làm ăn và những nhân vật thân thuộc, tình yêu quê hương, đất nước. Đề tài than thân, phản kháng trong ca dao có nhiều câu, bài viết về thân phận người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ, làm rung động, xao xuyến con tim của biết bao độc giả yêu thích văn học dân gian.
Trước tiên, chúng ta hãy lắng nghe lời than thở não nề của một người dân nghèo:
Khổ như tui dây mới ra thậm khổ
Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi,
Xuống sông gánh nước gặp chỗ cát bồi, khe khô!
Lời than cất lên từ một việc không may mắn vừa gặp phải kết hợp với những nỗi gian nan, khổ ải mà trước đây người dân ấy luôn gánh chịu trở thành một bài ca tổng kết nỗi khổ thấu tận mây xanh. Phép đối ngữ tương hỗ: Lên non đốn củi >< xuống sông gánh nước, đụng chỗ đốn rồi >< gặp chỗ cát bồi khe khô, đã làm bật lên ý nghĩa khái quát là “đi đâu củng gặp rủi do, “phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo”. Phải chăng cái khổ luôn đeo đẳng người nghèo như một “quy luật” về số phận con người bé nhỏ?
Còn đây là lời than của một người đi làm thuê kiếm sống:
Cơm cha áo mẹ đã từng
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người
Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chả như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn.
Đó là nỗi tủi thân, tủi phận của kẻ phải ăn “cơm người” dù miếng cơm ấy được đánh đổi bằng chính sức lao động của mình. Khác với nỗi thống khổ của người dân nghèo kể trên, kẻ đi “kiếm lưng cơm người” gặp một nỗi đau lớn lao về tinh thần. Hơn nữa, ăn “cơm người” không chĩ nhục mà còn tủi hổ và hoàn toàn khác với ăn “cơm cha, cơm mẹ”. Vì sao vậy? Ăn “cơm cha, cơm mẹ” thì được ăn một cách tự nhiên, thoải mái, đến no căng bụng thì thôi, còn ăn “cơm người” thì đứng ăn vì phải tranh thủ thời gian tối đa, ăn xong là bắt tay vào việc liền, chẳng được phút giây nghỉ ngơi nào. Vả lại, ăn “cơm cha cơm mẹ” thì không phải đắn đo chi cả, còn ăn “cơm người” thì luôn sợ bị chửi mắng, sỉ nhục dù đã phải nai lưng làm việc cực nhọc như trâu ngựa. Nghệ thuật điệp và điệp liên hoàn kết hợp liệt kê làm bật lên nỗi tủi nhục đầu đời của một đứa con chưa trưởng thành, làm xúc động, day dứt lòng người... Phải chăng vì nghèo mà phải cam chịu nhục nhã ngay cả trong miếng ăn?
Còn đây là nỗi khổ của một chàng trai vì nghèo nàn mà phải chịu cảnh đơn côi:
Thân ai khổ như thân con rùa
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia
Thân ai khổ như thân anh kia
Ngày đi cuốc bãi tối về nằm suông.
Hai câu đầu dùng lốì tỉ dụ làm nền để nói xa xôi, bóng gió về “thân anh kia” sống rất vất vả, cực nhọc trong kiếp làm người. “Thân anh kia” ôm trọn vẹn nỗi khổ về thể chất (ngày đi cuốc bãi) lẫn nỗi khổ về tình cảm (tối về nằm suông). Nằm suông là để chỉ sự không có gì, sự thiếu vắng, ở đây, câu ca dao nói rằng chàng trai chưa tìm được một nửa trái tim mình. Phải chăng qua mô tip “thân ai khổ như”, trong chiều sâu của lời thở than “thân anh kia” còn chất chứa nổi bất bình, phản kháng của tầng lớp dân nghèo bị đè nén, áp bức?
Sau đây, ta hãy lắng nghe tiếng lòng của những người khốn khổ:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Bài ca dao đã đưa ra hàng loạt hình ảnh ẩn dụ tu từ. Con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc để thông qua nỗi thống khổ của loài vật mà bày tỏ nỗi thống khổ mọi mặt, triền miên, dai dẳng của những người lao động nghèo trong xã hội xưa. Kết hợp với mô tip “thương thay”, nỗi thương thân của người lao động được diễn đạt rất cô đúc và gợi cảm, đồng thời qua nghệ thuật miêu tả bổ sung, chúng ta thấy được người dân thường gặp nỗi khổ chung là lao động rất cực khổ, gian lao, sức người bị bòn rút đến cạn kiệt nhưng hạnh phúc, sự giàu có, sung túc không đến mà cái nghèo luôn chờ đón và giăng ngập nẻo đường họ đi ở phía trước. Phải chăng lúc cuộc đời họ gặp nhiều nỗi khổ, nỗi oan khiên, bất hạnh đến cực điểm cũng chính là lúc họ biết thương thân họ hơn bao giờ hết?
Và bài ca dao:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước dục đau lòng cò con.
Chúng ta hãy nhớ rằng loài cò không đi ăn đêm như loài vạc. Do đó, bài ca dao nói “Con cò mà đi ăn đêm” là nói về một nghịch cảnh trớ trêu. Trong tình cảnh khôn cùng, cò mẹ không ngại đêm đen, cô bay đi kiếm chút mồi nuôi con. Nào ngờ tai nạn ập đến, cò mẹ khó thoát khỏi cái chết. Cò mẹ không sợ chết nhưng lòng lại xót xa, đau đớn quặn thắt khi nghĩ đến đàn con thơ bé bỏng, dại khờ. Cò mẹ dùng những lời thanh minh, tha thiết van xin con người cứu sống và nếu con người không thương cho hoàn cảnh hiện tại của cò thì hãy cho cò chết một cách trong sạch để làm gương cho các con bởi lẽ cò rất sợ để lại tiếng nhơ nhuốc, xấu xa làm tổn hại nhân phẩm, danh dự và tương lai của các con. Lòng mẹ thương con, lo lắng thấu đáo cho con đến thế là cùng!
Thật ra “con cò” chính là hình ảnh ấn dụ về người nông dân lao động. Phải chăng thông qua cảnh ngộ éo le của con cò, bài ca dao muốn nói lên cảnh khốn cùng và ngợi ca phẩm chất trong sạch của người nông dân nghèo? Đây là một cảnh ngộ khác của kiếp thường dân:
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
Câu lục bát đầu của bài ca dao nói về số phận không thể thay đổi của mỗi người trên đời này. Câu lục bát sau nói về sự đảo ngược số phận bắt nguồn từ cuộc nổi dậy của tầng lớp dân nghèo chống lại triều đình. Nghệ thuật đối lập của bài ca dao đã làm bật lên những mơ ước, khát khao đổi đời của người dân nghèo, đồng thời bộc lộ tinh thần đấu tranh, phản kháng khá rõ rệt của họ.
Tiếp theo chúng ta hãy nghe những lời than thân thảm thiết của người đi ở:
Đêm ơi hỡi đêm, trông cho mau sáng!
Ngày ơi hỡi ngày, tắt quáng cho mau!
Để em ra khỏi nhà giàu,
Kẻo nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều.
Người đi ở gặp nỗi khốn khổ về vật chất: “Nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều”. Mặc dù người đi ở làm việc cho người chủ giàu có nhưng lòng chủ lại không giàu. Chủ đối xử với tớ một cách tệ bạc, tàn nhẫn, không chút tình người. Những thức ăn và vật dụng ấy lẽ ra phải dành cho loài vật thì đúng hơn! ở đây, nghệ thuật nhân hóa, đối ngữ, liệt kê đã thể hiện nỗi mong mỏi đến cháy lòng của người đi ở là sớm được thoát khỏi cảnh ngộ cay đắng tủi cực của số kiếp bất hạnh.
Cuối cùng, chúng ta hãy lắng nghe một bài ca dao nói lên nỗi lòng của đứa con nhà nghèo:
Cha mẹ giàu, con thong thả,
Cha mẹ nghèo, con cực đã gian nan.
Sáng mai kiếm củi trên ngàn
Chiều về xuống biển mò hang cua còng.
Ở đây, đứa con nghèo lí luận một cách đơn giản rằng: Tại cha mẹ mình nghèo nên mình phải lâm vào cảnh khốn khó tột cùng. Từ đó, đứa con sẵn sàng chấp nhận cái số phận hẩm hiu ấy chứ không hề có ý định hờn trách, oán hận cha mẹ. Các hình ảnh đối ngữ tương hỗ, tương phản, liệt kê đã góp phần khái quát được nỗi gian nan, vất vả của đứa con nhà nghèo.
Tóm lại, “Ca dao - dân ca hay nói đến những nỗi vất vả trong lao động, những nỗi đắng cay, buồn tủi vì cuộc sống nghèo khó, làm không đủ ăn. Đời sống vật chất thấp kém, cộng với những nỗi cơ cực mà người dân “thấp cổ bé họng” phải chịu đựng trong một xã hội đầy rẫy những bất công do sự lộng hành của những kẻ có của và có quyền gây nên là đề tài cho hàng loạt những câu ca dao - dân ca”. Những câu ca dao tiêu biểu trên đây giúp em hiểu được ít nhiều nội dung ấy. Nhờ những câu ca dao - dân ca em thêm cảm thông, trân trọng những người dân nghèo trong xã hội xưa.
Bài tham khảo 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về những câu hoặc bài ca dao nói về thân phận người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ.
Ca dao là tiếng lòng thổn thức, là hơi thở của người dân Việt Nam. Những làn điệu ca dao, dân ca đã hóa thân thành những lời tự tình dân tộc. Ca dao có các đề tài chủ yếu: Đề tài về tình cảm gia đình, tình bạn, tình người, tình cảm gắn bó với công việc làm ăn và những nhân vật thân thuộc, tình yêu quê hương, đất nước. Đề tài than thân, phản kháng trong ca dao có nhiều câu, bài viết về thân phận người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ, làm rung động, xao xuyến con tim của biết bao độc giả yêu thích văn học dân gian.
Trước tiên, chúng ta hãy lắng nghe lời than thở não nề của một người dân nghèo:
Khổ như tui dây mới ra thậm khổ
Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi,
Xuống sông gánh nước gặp chỗ cát bồi, khe khô!
Lời than cất lên từ một việc không may mắn vừa gặp phải kết hợp với những nỗi gian nan, khổ ải mà trước đây người dân ấy luôn gánh chịu trở thành một bài ca tổng kết nỗi khổ thấu tận mây xanh. Phép đối ngữ tương hỗ: Lên non đốn củi >< xuống sông gánh nước, đụng chỗ đốn rồi >< gặp chỗ cát bồi khe khô, đã làm bật lên ý nghĩa khái quát là “đi đâu củng gặp rủi do, “phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo”. Phải chăng cái khổ luôn đeo đẳng người nghèo như một “quy luật” về số phận con người bé nhỏ?
Còn đây là lời than của một người đi làm thuê kiếm sống:
Cơm cha áo mẹ đã từng
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người
Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chả như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn.
Đó là nỗi tủi thân, tủi phận của kẻ phải ăn “cơm người” dù miếng cơm ấy được đánh đổi bằng chính sức lao động của mình. Khác với nỗi thống khổ của người dân nghèo kể trên, kẻ đi “kiếm lưng cơm người” gặp một nỗi đau lớn lao về tinh thần. Hơn nữa, ăn “cơm người” không chĩ nhục mà còn tủi hổ và hoàn toàn khác với ăn “cơm cha, cơm mẹ”. Vì sao vậy? Ăn “cơm cha, cơm mẹ” thì được ăn một cách tự nhiên, thoải mái, đến no căng bụng thì thôi, còn ăn “cơm người” thì đứng ăn vì phải tranh thủ thời gian tối đa, ăn xong là bắt tay vào việc liền, chẳng được phút giây nghỉ ngơi nào. Vả lại, ăn “cơm cha cơm mẹ” thì không phải đắn đo chi cả, còn ăn “cơm người” thì luôn sợ bị chửi mắng, sỉ nhục dù đã phải nai lưng làm việc cực nhọc như trâu ngựa. Nghệ thuật điệp và điệp liên hoàn kết hợp liệt kê làm bật lên nỗi tủi nhục đầu đời của một đứa con chưa trưởng thành, làm xúc động, day dứt lòng người... Phải chăng vì nghèo mà phải cam chịu nhục nhã ngay cả trong miếng ăn?
Còn đây là nỗi khổ của một chàng trai vì nghèo nàn mà phải chịu cảnh đơn côi:
Thân ai khổ như thân con rùa
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia
Thân ai khổ như thân anh kia
Ngày đi cuốc bãi tối về nằm suông.
Hai câu đầu dùng lốì tỉ dụ làm nền để nói xa xôi, bóng gió về “thân anh kia” sống rất vất vả, cực nhọc trong kiếp làm người. “Thân anh kia” ôm trọn vẹn nỗi khổ về thể chất (ngày đi cuốc bãi) lẫn nỗi khổ về tình cảm (tối về nằm suông). Nằm suông là để chỉ sự không có gì, sự thiếu vắng, ở đây, câu ca dao nói rằng chàng trai chưa tìm được một nửa trái tim mình. Phải chăng qua mô tip “thân ai khổ như”, trong chiều sâu của lời thở than “thân anh kia” còn chất chứa nổi bất bình, phản kháng của tầng lớp dân nghèo bị đè nén, áp bức?
Sau đây, ta hãy lắng nghe tiếng lòng của những người khốn khổ:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Bài ca dao đã đưa ra hàng loạt hình ảnh ẩn dụ tu từ. Con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc để thông qua nỗi thống khổ của loài vật mà bày tỏ nỗi thống khổ mọi mặt, triền miên, dai dẳng của những người lao động nghèo trong xã hội xưa. Kết hợp với mô tip “thương thay”, nỗi thương thân của người lao động được diễn đạt rất cô đúc và gợi cảm, đồng thời qua nghệ thuật miêu tả bổ sung, chúng ta thấy được người dân thường gặp nỗi khổ chung là lao động rất cực khổ, gian lao, sức người bị bòn rút đến cạn kiệt nhưng hạnh phúc, sự giàu có, sung túc không đến mà cái nghèo luôn chờ đón và giăng ngập nẻo đường họ đi ở phía trước. Phải chăng lúc cuộc đời họ gặp nhiều nỗi khổ, nỗi oan khiên, bất hạnh đến cực điểm cũng chính là lúc họ biết thương thân họ hơn bao giờ hết?
Và bài ca dao:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước dục đau lòng cò con.
Chúng ta hãy nhớ rằng loài cò không đi ăn đêm như loài vạc. Do đó, bài ca dao nói “Con cò mà đi ăn đêm” là nói về một nghịch cảnh trớ trêu. Trong tình cảnh khôn cùng, cò mẹ không ngại đêm đen, cô bay đi kiếm chút mồi nuôi con. Nào ngờ tai nạn ập đến, cò mẹ khó thoát khỏi cái chết. Cò mẹ không sợ chết nhưng lòng lại xót xa, đau đớn quặn thắt khi nghĩ đến đàn con thơ bé bỏng, dại khờ. Cò mẹ dùng những lời thanh minh, tha thiết van xin con người cứu sống và nếu con người không thương cho hoàn cảnh hiện tại của cò thì hãy cho cò chết một cách trong sạch để làm gương cho các con bởi lẽ cò rất sợ để lại tiếng nhơ nhuốc, xấu xa làm tổn hại nhân phẩm, danh dự và tương lai của các con. Lòng mẹ thương con, lo lắng thấu đáo cho con đến thế là cùng!
Thật ra “con cò” chính là hình ảnh ấn dụ về người nông dân lao động. Phải chăng thông qua cảnh ngộ éo le của con cò, bài ca dao muốn nói lên cảnh khốn cùng và ngợi ca phẩm chất trong sạch của người nông dân nghèo? Đây là một cảnh ngộ khác của kiếp thường dân:
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
Câu lục bát đầu của bài ca dao nói về số phận không thể thay đổi của mỗi người trên đời này. Câu lục bát sau nói về sự đảo ngược số phận bắt nguồn từ cuộc nổi dậy của tầng lớp dân nghèo chống lại triều đình. Nghệ thuật đối lập của bài ca dao đã làm bật lên những mơ ước, khát khao đổi đời của người dân nghèo, đồng thời bộc lộ tinh thần đấu tranh, phản kháng khá rõ rệt của họ.
Tiếp theo chúng ta hãy nghe những lời than thân thảm thiết của người đi ở:
Đêm ơi hỡi đêm, trông cho mau sáng!
Ngày ơi hỡi ngày, tắt quáng cho mau!
Để em ra khỏi nhà giàu,
Kẻo nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều.
Người đi ở gặp nỗi khốn khổ về vật chất: “Nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều”. Mặc dù người đi ở làm việc cho người chủ giàu có nhưng lòng chủ lại không giàu. Chủ đối xử với tớ một cách tệ bạc, tàn nhẫn, không chút tình người. Những thức ăn và vật dụng ấy lẽ ra phải dành cho loài vật thì đúng hơn! ở đây, nghệ thuật nhân hóa, đối ngữ, liệt kê đã thể hiện nỗi mong mỏi đến cháy lòng của người đi ở là sớm được thoát khỏi cảnh ngộ cay đắng tủi cực của số kiếp bất hạnh.
Cuối cùng, chúng ta hãy lắng nghe một bài ca dao nói lên nỗi lòng của đứa con nhà nghèo:
Cha mẹ giàu, con thong thả,
Cha mẹ nghèo, con cực đã gian nan.
Sáng mai kiếm củi trên ngàn
Chiều về xuống biển mò hang cua còng.
Ở đây, đứa con nghèo lí luận một cách đơn giản rằng: Tại cha mẹ mình nghèo nên mình phải lâm vào cảnh khốn khó tột cùng. Từ đó, đứa con sẵn sàng chấp nhận cái số phận hẩm hiu ấy chứ không hề có ý định hờn trách, oán hận cha mẹ. Các hình ảnh đối ngữ tương hỗ, tương phản, liệt kê đã góp phần khái quát được nỗi gian nan, vất vả của đứa con nhà nghèo.
Tóm lại, “Ca dao - dân ca hay nói đến những nỗi vất vả trong lao động, những nỗi đắng cay, buồn tủi vì cuộc sống nghèo khó, làm không đủ ăn. Đời sống vật chất thấp kém, cộng với những nỗi cơ cực mà người dân “thấp cổ bé họng” phải chịu đựng trong một xã hội đầy rẫy những bất công do sự lộng hành của những kẻ có của và có quyền gây nên là đề tài cho hàng loạt những câu ca dao - dân ca”. Những câu ca dao tiêu biểu trên đây giúp em hiểu được ít nhiều nội dung ấy. Nhờ những câu ca dao - dân ca em thêm cảm thông, trân trọng những người dân nghèo trong xã hội xưa.
Bài tham khảo 2
Những vần thơ ấy gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm với những số phận bọt bèo bé nhỏ đồng thời thấm thía cái bạo tàn, thối nát của chế độ phong kiến suy tàn.
Trong xã hội cũ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao. Họ phải làm lụng vất vả, lam lũ như thân cái cò, con kiến, con rùa, con hạc,...
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: Một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: “Bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trái nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.
Thân phận người nông dân quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc...:
- "Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia".
- “Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dẫu kêu ra máu có người nào nghe.”
Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cùng không có người động lòng, thương xót... Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh của những con vật bé nhỏ, tội nghiệp.
Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:
“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đáy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.
Bai tham khảo 3
Ca dao Việt Nam là kho tàng văn học vô giá, ngoài nội dung thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình… ca dao Việt Nam còn bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Qua những bài ca dao đó, chúng ta cảm nhận được sự thống khổ mà người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ phải gánh chịu, đồng thời còn cảm nhận được sự tố cáo của người dân về chế độ thối nát tàn bạo, coi thường mạng sống của dân.
Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội. Họ chỉ biết lam lũ một nắng hai sương, làm việc quần quật suốt ngày không ngừng ngỉ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao, như thân cái cò, con kiến, con rùa, con hạc…
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: Một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “Bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.
Người nông dân trong xã hội lúc bây giờ đều có chun một số phận, quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc…
– “Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia”.
– “Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.
Mọi loại vật được ví von đều chung một nỗi khổ và đều cần phải được đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót… Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh của những con vật bé nhỏ, tội nghiệp. Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Trên đây với chỉ là số ít trong số những bài ca dao viết về người nông dân, người nông dân đã phải chịu muôn vàn nỗi khổ. Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:
“Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha ta từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.
Ca dao tục ngữ Việt Nam thật phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt trong đời sống của con người. Ca dao đã góp phần phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân và lên án cái xã hội thối nát đó đã đẩy con người xuống tận cùng của xã hội, một xã hội phải được loại bỏ.
Bài tham khảo 4
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:
1. Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
2.Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
3.Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò giang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn… Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao nỗi éo le ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.
Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu;
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào cảnh bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?!
Cao hơn ý nghĩa một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.
Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kều ra máu có người nào nghe.
Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.
Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khó. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm nỗi khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí nào soi tỏ.
Bốn câu ca dao – bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và nỗi xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những nỗi thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.
Trong ca dao, người xưa có thói quen khi nhìn nhận sự vật thường hay liên hệ đến cảnh ngộ của mình, vận vào thân phận mình. Họ đồng cảm với những con vật bé nhỏ, tội nghiệp (con sâu, cái kiến, con cò, con vạc, con hạc giữa trời, con hạc đầu đình, con cuốc kêu sương, con cuốc kêu ra máu,…) bởi cho rằng chúng cũng có số kiếp, thân phận khốn khổ như mình. Những hình ảnh có tính chất ẩn dụ trong các câu hát kết hợp với bút pháp miêu tả chân thực khiến cho những nỗi thương tâm gây xúc động thấm thía.
Tằm ăn lá dâu, nhả ra tơ để cho con người lấy tơ dệt thành lụa, lĩnh, gấm, vóc… những mặt hàng may mặc quý giá phục vụ cho tầng lớp thượng lưu giàu có. Đã là kiếp tằm thì chỉ ăn lá dâu, thứ lá tầm thường mọc nơi đồng ruộng, bãi sông. Mà con tằm Bé nhỏ kia ăn được là bao?! Mượn hình ảnh ấy ***** người lao động ngụ ý nói đến sự bóc lột quá đáng của giai cấp thống trị đối với họ. Công sức họ bỏ ra quá nhiều mà hưởng thụ dường như chẳng có. Điều ấy dẫn đến kiếp sống nhọc nhằn, nghèo đói kéo dài, tưởng như không thể tìm ra lối thoát.
Câu hát: Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi diễn tả sự chia li bất đắc dĩ giữa người đi xa với những người thân yêu, với mảnh đất chôn nhau cắt rốn để tha phương cầu thực, để trốn thuế trốn sưu. Con đường mưu sinh trước mặt quá đỗi gập ghềnh, nguy hiểm. Người gạt nước mắt ra đi, biền biệt bóng chim tăm cá, như hạc lánh đường mây, như chim bay mỏi cánh, biết đến bao giờ được trở lại cố hương, sum vầy cha con, chồng vợ?! Kẻ ở nhà đỏ mắt thấp thỏm lo lắng, đợi trông. Trong vô vàn nỗi khổ của kiếp người, có nỗi khổ nào bằng sinh li, tử biệt?
Câu hát cuối: Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe ý thơ lấy từ sự tích vua Thục Đế mất nước, hận mà chết rồi biến thành con chim đỗ quyên hay còn gọi là chim cuốc, chim đa đa, cứ hè đến là kêu ra rả đến trào máu họng. Nội dung câu hát này nói lên nỗi khổ sở, oan khuất của kẻ nghèo. Bao nỗi đau do áp bức bất công gây ra cũng đành nuốt cả vào lòng bởi trời thì cao, đất thì dày, có kêu cũng chẳng thấu tới đâu. Khác chi tiếng kêu của con chim cuốc cứ da diết, khắc khoải vang vọng giữa thinh không mà nào có ai để ý.
Cách mở đầu mỗi câu đều bằng từ cảm thán (Thương thay… Thương thay…) tạo ra âm điệu ngậm ngùi, mang đậm nỗi sầu thương thân, thương phận. Khe khẽ ngâm nga, ta sẽ thấy bài ca dao trên giống như một tiếng thở dài hờn tủi và tuyệt vọng.
Bài ca dao thứ ba phản ánh thân phận khốn khổ của người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ. Hình ảnh so sánh trong bài có nét đặc biệt mang tính chất địa phương của một vùng sông nước miền Nam.
Tên gọi của trái bần gợi sự liên tưởng đến thân phận người nghèo. Trong ca dao Nam Bộ, hình ảnh trái bần, trái mụ u, trái sầu riêng thường gợi đến những cuộc đời đầy đau khổ, đắng cay.
Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.
Tóm lại, cả ba bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung than thân trách phận. Cuộc đời của người nông dân nghèo khổ xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ chấm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thông trị kéo dài bao thế kỉ.
Ngày nay, cuộc sống buồn đau, cơ cực đã lùi vào dĩ vãng. Tuy vậy, đọc những bài ca dao trên, chúng ta càng hiểu, càng thương hơn ông bà, cha mẹ đã phải chịu kiếp đói nghèo trong rơm rạ của một quá khứ chưa xa.
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Bài làm Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Một số luận điểm, ý chính cho bạn khai thác.
- Giải thích:
+ Nghĩa đen: chỉ đến hành động mài một hòn sắt thô thành một vật nhỏ sắc như kim.
+ Nghĩa trắng: nói đến sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực sẽ nhận được thành quả tốt đẹp dù sớm hay muộn.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Khuyên nhủ, dạy bảo con cháu chúng ta cần có ý chí cố gắng và sự nghị lực trong cuộc sống.
+ Rèn luyện sự cần cù, siêng năng cho mọi người.
+ ....
- Bàn luận:
+ Câu tục ngữ đã dạy cho chúng ta một đạo lý đúng đắn: có công sức bỏ ra sẽ có thành quả đáp lại.
DC: những tấm gương nghị lực (tham khảo trên mạng).
+ Liên hệ đến thực tế:
-> Ca ngợi những người cố gắng cuối cùng đạt được sự thành công.
-> Phê phán những người lười nhác, ngại việc sợ vấp ngã thất bại.
+ Liên hệ bản thân em.
- Tổng kết lại suy nghĩ của bản thân.
Tham khảo :
- Có thể sử dụng các thành ngữ như: chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, sớm nắng chiều mưa, một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời…
- Có thể lựa chọn bài ca dao:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
+ Người nông dân là người chịu nhiều khó khăn, cực khổ nhất, họ phải một nắng hai sương trồng cấy, chăm bón. Nhưng số phận của họ hết sức khó khăn, cực khổ.
+ Con cò trong câu ca dao là hình ảnh của người nông dân, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn.
+ Sử dụng đại từ phiếm chỉ "Ai", bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, sinh ra ta và chăm sóc, nuôi dạy ta nên người. Mẹ còn là người đồng hành với em trong cuộc sống...
Chắc hẳn ai cũng nghe câu '' uống nước nhớ nguồn '' . Em rất biết ơn mẹ, xinh dành những tình cảm tốt đẹp nhất để gửi đến mẹ của em và em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân để làm vui lòng mẹ.