Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé !
Bước vào trường là lòng tôi lại ùa về biết bao nhiêu những kỉ niệm tuổi thơ của một tuổi học trò, nó như những tấm lịch được ngày một ngày hai rồi lại bị xé đi. Đôi lúc những tờ lịch là cả một khoảng kỉ niệm của một người sở hữu nó. Nó bất ngờ, thú vị khiến ta không thể không mong đợi từng ngày. Khi cuốn lịch đó không còn sử dụng nữa thì những cuốn lịch mới bắt đầu được sản xuất. Cuốn lịch đó y như tôi, học trong mái trường với biết bao nhiêu người mà tôi đã từng yêu thương đã từng rất kính trọng, thậm trí có cả những người mà tôi cực kì căm thù. Nhưng nó như những giấc mơ đã trôi qua rồi thì không thể nào lấy lại được. Có khi tôi mê game đến bỏ học, game làm tôi như nghiện ngập hơn là việc học. Nhưng nhờ có những người bạn tốt ở bên, họ đã giúp tôi tránh xa nó và nhờ họ tôi mới có được hôm nay. Tôi yêu mái trường của tôi !
Em tham khảo:
Người em yêu thương và kính trọng nhất trong gia đình là bà ngoại của em. Người ta vẫn thường nói: " Mẹ già như chuối chín cây ". Bà đã già nên ba mẹ em cũng như anh em em rất yêu thương. Bà gầy, hơi gù. Cái dáng hình nhỏ bé liêu xiêu luôn tất cả với những công việc gia đình, chăm lo con cháu. Những luống rau bà trồng xanh non, mơn mởn, luôn mỉm cười dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi buổi tối, bà thường kể chuyện cho em nghe. Những lúc ấy, bà như một người kể chuyện trên đài vậy, giọng bà ấm áp và truyền cảm biết bao. Bố em thường hay nói đùa rằng: " Người phát thanh viên già gần tám mươi tuổi mà sức khỏe tuyệt vời. " Em rất yêu quý bà.
+) ...luôn mỉm cười dưới ánh nắng mặt trời
Nhân hóa
+) Người phát thanh viên
Ẩn dụ
I. Mở bài: giới thiệu tác giả và tác phẩm lặng lẽ Sapa
Trong chương trình học sách giáo khoa, chúng ta có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả được đưa vào học. đặc biệt là tác phẩm lặng lẽ Sapa của tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm nói đến một cuộc gặp gỡ của những con người với mỗi công việc và ý tưởng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm chúng ta cùng tìm hiểu.
II. Thân bài: phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm lặng lẽ Sapa
1. Tác giả Nguyễn Thành Long:
- Là một nhà văn Việt Nam
- Nguyễn Thành Long sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định
- Ông có nhiều tác phẩm văn học đặc sắc như: Bác cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),...
2. Tác phẩm lặng lẽ Sapa:
- Tác phẩm xoay quanh cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật trong chợ
- Qua câu chuyện ta có thể thấy được nhiều phẩm chất tốt đẹp của a thanh niên
- Tác phẩm xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
3. Nhân vật anh thanh niên:
a. Nhân vật là một người thanh niên:
- Anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống 1 mình trên đỉnh núi yên sơn.
- Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,….
- Dù công việc khó khan nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống
+ Anh yêu công việc của mình
+ Anh có nhưng suy nghĩ sâu sắc về công việc và con người
+ Anh có quan niệm về hạnh phúc rất đẹp
+ Cuộc sống của anh không cô độc, bùn tẻ như mọi người nghĩ
- Anh có những hành động đẹp
- Anh thanh niên có một nếp sống đẹp
b. Công việc thầm lặng cho đất nước của một con người:
- Anh là kĩ sư vườn rau
- Anh là cán bộ nghiên cứu sét
c. Ý nghĩa công việc của anh thanh niên:
- Sống cống hiến cho con người, đất nước; mang lại niềm hạnh phúc niềm vui cho con người
- Cuộc sống giản dị nhưng đẹp của một con người.
III. Kết bài: nêu cram nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sapa
- Một người yêu công việc, yêu đất nước
- Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc
2.
Trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hình thái, quy mô và các mối quan hệ trong gia đình. Những giá trị, chuẩn mực truyền thống đã và đang bị tác động, thay đổi, xen lẫn với những chuẩn mực, hành vi của xã hội mới. Mối quan tâm, chăm sóc của một bộ phận cha mẹ dành cho con cái dường như bị suy giảm. Nền tảng đạo đức xã hội, nhân cách của một số trẻ em đang có nguy cơ bị lung lay, bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và thiếu vắng sự chăm sóc, bảo vệ của gia đình.
Em tham khảo nha:
Có 2 câu thơ mà phân tích tác dụng cuả BPTT 8-10 câu nghe có vẻ lạ
(1)Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. (2)Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. (3)Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. (4)Chi tiết ''Mặt trời xuống biển'' có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. (5)Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. (6)Từ điểm nhìn của tác giả, có thể thấy mặt trời to lớn, vĩ đại như một ''hòn lửa''. (7) Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm. (8)Qua đây có thể thấy vẻ đẹp lung linh, tráng lệ của cảnh biển lúc hoàng hôn.