Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Thật vậy! tinh thần tương thân tương ái chính là chất keo chắc chắn, đính những tâm hồn trống trải lại với nhau để yêu thương và san sẻ. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học, tiêu biểu là tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Chính tình yêu thương chân thành, mộc mạc của Thị Nở đã cảm hóa được con quỹ dữ của làng Vũ Đại là Chí Phèo. Những ngày tháng sống bên Thị sẽ là những giây phút đẹp nhất của đời Chí, để rồi “Chí được sống và chết như một con người”. Không chỉ trong văn học, tinh thần tương thân tương ái còn hiện diện ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Đó là những biểu hiện, cử chỉ, hành động chúng ta dành cho ông bà, cha mẹ, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. Chỉ cần chia sẻ một quyển tập, một cây bút, một manh áo cũ, một chiếc xe đạp cũng giúp các bạn học sinh vững bước đến trường. Chỉ cần một miếng bánh, một nắm cơm cũng giúp con người qua cơn đói khát, hay chỉ cần một lời động viên, an ủi cũng giúp con người vơi đi nỗi khổ đau. Và không ở đâu xa, tại ngôi trường mà chúng em đang học tập. Để phát huy truyền thống quý báu ấy của dân tộc, Thầy trò trường THPT Nguyễn Thần Hiến đã và đang gìn giữ và phát huy tấm lòng nhân ái bằng những việc làm thiết thực như: Tuần lễ Tấm lòng chia sẻ giúp bạn vượt khó, ngày vì người nghèo, phát quà cho các em thiếu nhi nghèo vui Tết trung thu, quà cho các bạn học sinh nghèo vui Tết Nguyên Đán và gần đây nhất là phong trào ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt,… Các bạn ơi! Cảm động hơn cả là tấm lòng của thầy Hiệu trưởng. Thầy luôn quan tâm đến chúng em từ vật chất đến tinh thần. Thầy đã bao lần kêu gọi các tấm lòng hảo tâm giúp các anh chị có hoàn cảnh khó khăn có thể vững bước bước vào ngưỡng cửa Đại học, giúp các bạn học sinh có điều kiện đến trường,… Nhờ tấm lòng cao quý của Thầy mà anh Trần Văn Phát hay chị Chung Yến Nhi và nhiều bạn học sinh khác đã thực hiện được những ước mơ của mình. Hình ảnh của Thầy, việc làm cao đẹp của Thầy sẽ luôn là tấm gương để chúng em noi theo.
Tham khảo
Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.
“Người không học như ngọc không mài”. Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân. Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của chính mình. Vậy cần phải làm gì để tự học tập một cách hiệu quả nhất? Đối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô. Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án. Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.
CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ
Trong văn học, tình thương là một chủ đề được đề cập đến rất nhiều. Tình thương là tình cảm cao quý nhất của con người, nó giúp chúng ta kết nối với nhau và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày về ý nghĩa của văn học tình thương. Hơn nữa, nó còn được miêu tả dưới nhiều hình thức khác nhau, từ tình yêu lãng mạn đến tình mẫu tử, tình bạn và tình thân. Những tác phẩm văn học về tình thương giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình cảm này, cách nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta và cách chúng ta có thể truyền tải tình thương đến những người xung quanh. Văn học tình thương cũng giúp chúng ta nhận ra rằng tình thương không chỉ là tình cảm cá nhân mà còn là một giá trị đích thực trong xã hội. Những tác phẩm văn học về tình thương thường miêu tả về những hành động nhỏ bé nhưng ý nghĩa, những hành động đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình thương và cách nó có thể thay đổi cuộc sống của một người. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất con người. Tình thương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nó giúp chúng ta cảm thấy được yêu thương và sự quan tâm từ những người xung quanh. Những tác phẩm văn học về tình thương giúp chúng ta nhận ra rằng tình thương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta và cách nó giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Tóm lại, văn học tình thương mang lại cho chúng ta nhiều giá trị quý giá. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình cảm cao.
❤HaNa.
Thử hỏi rằng con người ta liệu có thể sống nếu chẳng có tình thương, thử hỏi người ta bày tỏ tình cảm ấy vào đâu?. Là những bức thư, những câu nói,... nhưng rồi tất cả cũng dần phai đi theo thời gian khi mà con người ta dần lãng quên đi hồi ức lãng mạn. Duy chỉ có đưa vào thơ ca, vào văn học thì thứ tình cảm ấy mới được giữ gìn trọn vẹn theo cách chân thành, đẹp đẽ nhất. M. Goóc ki quan niệm: "Văn học là nhân học", thực thế: văn học phản ánh nên tình cảm của con người, cái nhìn nhận của tác giả với cuộc sống qua từng câu chữ nhẹ nhàng và cách diễn đạt nghệ thuật tinh tế. Ta thấy tình cảm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện ở văn bản "Lão Hạc". Ca ngợi nên một kiếp người sống kiên định với phẩm chất tốt đẹp của chính mình, như một viên kim cương không gì có thể mai mòn. Ấy thế, "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt kiện cạt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại” (L.Tônx). Rồi theo dòng chảy văn học, ta lại bắt gặp "Trong lòng mẹ" của nhà văn Nguyên Hồng, tinh tế chỉ ra sự thơ ơ vô tâm của người đời dành cho một mảnh đời khổ khó cùng cực. Đó cũng là những gì thương yêu nhất của Người, những ước mong nhức nhối. Từ đây, ta thấy rằng tình thương đã nuôi sống lên bao trái tim nhạy cảm nghệ thuật đứng lên giải bày bao điều khó tỏ trong xã hội vào văn học. Và văn học cũng là một trong những nghệ thuật đẹp nhất của con người xưa nay. Bởi thế, tâm hồn tôi lại bị mê mẩn bởi những tác phẩm văn học như "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của Nguyễn Nhật Ánh, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Lão Hạc" của Nam Cao, "Chí Phèo" của Nam Cao, "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng, "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh… đều là những tác phẩm thể hiện tình thương đối với con người và đất nước. Mà trong cuộc sống hiện đại, tình thương đang dần bị lãng quên và thay thế bằng sự cạnh tranh, ích kỷ và tham lam. Đó là lý do tại sao văn học trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Những tác phẩm văn học với thông điệp về tình thương sẽ giúp chúng ta nhận ra giá trị của tình thương và khuyến khích chúng ta trở nên nhân ái hơn. Ngoài ra, văn học cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những vấn đề xã hội đang diễn ra và tìm cách giải quyết chúng. Văn học có thể giúp chúng ta nhận ra những sai lầm trong xã hội và khuyến khích chúng ta đưa ra những hành động tích cực để cải thiện cuộc sống của mọi người. Nói chung, văn học là tình thương là những gì chất chứa trong tâm hồn của những con người mơ mộng
_Kiều Trang_