Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi tên là Trần Mi Thư Trâm Anh, 14 tuổi là học sinh lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình, phường 6, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
Mới đây , tôi đã chia tay với chiếc khăn quàng đỏ để đón nhận chiếc huy hiệu Đoàn viên thanh niên Cộng sản. Rồi sau ngày được kết nạp Đoàn, tôi thấy mình trở thành một người khác hẳn. Đã hết cảnh sáng nào mẹ cũng phải gọi tôi dậy đi học như trước nữa. Chiếc đồng hồ báo thức réo đến hồi chuông thứ hai là tôi đã bật dậy, tự tay xếp dọn chăn màn gọn ghẽ rồi ra sân tập thể dục cùng với ba. Tập thể dục xong, hai cha con chạy bộ dọc đường Nguyễn Tất Thành đến bến Nhà Rồng, hít thở không khí sớm mai trong lành, mát mẻ. Nhìn tôi sải những bước dài, ba cười bảo: “Dạo này con “nhổ giò” rồi đấy!”. Quả thật, tôi cao lênh khênh như cái sào. Đã thế chân tay lại vụng về, lóng ngóng, đụng đâu hư đó. Nhiều lúc muốn giúp đỡ mẹ mà lại ngại làm phiền thêm. Thế nhưng những việc trong nhà cần đến “đàn ông” như sửa điện, sửa nước… là thế nào mẹ cũng nhờ tôi. Tôi hãnh diện về điều đó lắm!
Mỗi tối ngồi vào bàn, tôi không chỉ tự giác học bài, làm bài mà còn thay ba kèm cặp cho em. Em Mi khéo nịnh, thỉnh thoảng khen chị Hai giỏi khiến tôi phổng mũi.
Đám bạn thân cũng nể tôi hơn sau mấy lần tôi từ chối trốn học để đi chơi trò chơi điện tử. Tôi đã tự kiềm chế trước sức cám dỗ ghê gớm của trò chơi ấy, quyết không để nó ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập. Tôi nhớ mãi lời cô Hiền, chủ nhiệm lớp 7A năm ngoái: “Chiến thắng bản thân là gay go và vinh quang hơn cả”. Bước đầu, tôi đã sửa được một số thói hư tật xấu như ham chơi, hấp tấp, ích kỉ… Trong sinh hoạt hằng ngày, tôi đã biết quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng người thân và gắn bó hơn với mái ấm gia đình.
Dạo này, ba và mẹ không còn phải chở tôi đi học nữa. Ngày ngày, tôi đến trường bằng chiếc xe đạp ba mới mua cho. Vẫn là con đường quen thuộc nhưng sao mọi thứ dường như khác lạ. Bầu trời bát ngát trên đầu. Gió lồng lộng thổi. Tiếng còi tàu âm vang, thôi thúc tôi nghĩ tới chuyến hải hành vượt đại dương mênh mông sóng gió, đến những bến bờ xa lạ. Dòng người và xe cộ nườm nượp ngược xuôi không còn làm tôi e ngại. Nhìn cái gì tôi cũng thấy đẹp đẽ, vui tươi, sống động. Máu tôi dường như chảy mạnh hơn trong huyết quản. Tim tôi muốn cất lên tiếng hát yêu đời. Tự trong thâm tâm, tôi biết rằng mình đã lớn.
Bài 3
Có những lúc tôi chợt buồn khi nghe "người ta" nói về mình…….Rằng tôi khác người , tôi vô dụng. Nhưng !...Vượt lên trên "tất cả" tôi vẫn cứ là tôi.Vẫn sống với chính cá tính và suy nghĩ của mình… Nhiều khi là "khác biệt" .
Từ nhỏ tôi đã được xem là "đứa trẻ chẳng giống ai". Tôi còn nhớ lắm những kí ức về buổi đầu đến trường. Trong tiết học tôi màu, cô giáo yêu cầu chúng tôi phải tô bầu trời màu xanh. Mọi người bạn của tôi đều nghe theo…chỉ trừ tôi. Lần ấy tôi đã bị các bạn và cả cô giáo chê cười.. Tôi đã thực sự rất buồn.Rằng… tại sao mọi người lại đối xử với tôi như vậy! lẽ nào sự " sáng tạo" của một đứa trẻ lại không được chấp nhận..?…
Có những đêm một mình trong căn phòng vắng, nhìn về xa xa hàng ngàn vì tinh tú … Tôi đã chợt nhận ra rằng mình thật giống mặt trăng. Trơ trọi, lẻ loi và cô đơn, nhưng không lúc nào cũng toả sáng…
……………Rồi năm tháng cũng dần trồi qua……
Lúc này tôi đã là một học sinh lớp 9. Tôi vẫn bị coi là "đứa-trẻ-chẳng-giống-ai". Nhưng… trong chính con người mình, tôi nhận thức được: sự khác biệt làm nên cái tôi, làm nên cá tính mà không ai có thể lẫn lộn. Cứ thế, tôi vẫn tự tin, đàng hoàng mà sống với những gì mình cho là đúng, và bản thân không phải hối hận. Tôi vẫn cứ là tôi- tôi sống trên dư luận của bạn bè, của mọi người xunh quanh……
Lớp chín! Đứng trước sự lựa chọn vào trường cấp ba.Mọi người quanh tôi đã thật sự phản đối khi nghe tôi nói rằng "sẽ-đăng-kí-vào-trường-chuyên". Mọi đôi mắt đều nhìn tôi với vẻ nghi ngại. Không ai tin rằng tôi có đủ khả năng để bước qua cánh cổng "Nguyễn Bỉnh Khiêm" cả ! Nhưng ! Bỏ ngoài tai tất cả, tôi đã lấy sự chế giễu để làm động lực mà bước tới……
Vỡ oà hạnh phúc khi cái ngày tôi tôi biết mình đậu. Đối với tôi chữ "đậu" có ý nghĩa vô cùng. Bao nhiêu năm tôi ấp ủ những điều muốn nói về bản thân về cá tính riêng. Nhưng không có khả năng. Bởi lẻ, chẳng ai tin "tôi-có-thể-làm-được". Nhưng giờ đây, tôi đã có thể tự tin mà nói rằng: "sư khác biệt đôi khi cũng làm nên điều kì diệu. Hãy sống ! Sống với chính bản thân mình !"
Với "chiến-thắng-của-bản-thân-mình" tôi tự tin và tràn đầy hi vọng mà bước vào ngôi trường này. Nguyễn Bỉnh Khiêm! Trải qua mới chỉ ba tuần học, tôi đã thật sự vô cùng "thích thú" với môi trường học tập này. Một môi trường học tập cởi mở giữa thầy và trò. Tất cả mọi học sinh đều có quyền phát huy tính sáng tạo trong học tập cũng như trong các hoạt động….. Dường như tôi đã lựa chọn đúng. Đây như là " vùng đất hứa' để "cá tính khác biệt" của tôi "nảy nở"……Chỉ mới trải qua những tuần học đầu tiên này thôi, Nhưng trong tôi dường như đã có cảm giác thân thuộc, yêu quý….. Những cảm giác, đôi khi tôi cảm thấy thật kì lạ….
"Tôi năm nay mười sáu" . Sẽ còn hai năm học nữa với bao hoài bão , khát vọng dưới maí trường này. Tôi sẽ ra sao, sẽ làm gì, sẽ như thế nào ? Tôi không thể nói trước được.Nhưng tôi tôi vẫn sẽ luôn tin chắc một điều rằng: "tôi vẫn sẽ là chính tôi-sống với cá tính khác biệt!" và tự tin mà nói rằng "tôi là Trần Lê Trọng Nghĩa, học sinh trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm!"
Bài 4
Mười lăm tuổi- tôi bước vào cái tuổi mộng mơ nhiều buồn vui và cả những bước ngoặc lớn của cuộc đời. Trải qua một kì thi thật cam go, tôi giờ đây đã đàng hoàng, đỉnh đạc là một học sinh trường chuyên. Tự hào lắm khi được gọi là dân chuyên Anh, tự hào lắm khi khoác trên người tà áo dài- niềm kiêu hảnh của dân tộc Việt Nam và thật tự hào khi được một người công nhận rằng: "Tôi đã lớn". Lớn ư? Con người ta chỉ trưởng thành khi chính họ nhận thức được mình đã lớn, nó không chỉ được biểu hiện trong suy nghĩ mà còn trong các hành động hằng ngày nữa. Vậy tôi đã thật sự lớn? Tôi là ai trong cái thế giơí bao la ngoài kia? Một điểm nhấn hoàn hảo hay chỉ là dấu chấm mờ nhạt trên bức phông đầy màu sắc của cuộc đời? Mẹ kể lại rằng tôi là đứa trẻ "khó nuôi" và lì nhất trong những đứa con của mẹ. Chẳng qua là tôi muốn mẹ ôm mình vào lòng mà nựng thật nhiều, chẳng qua chỉ tại tôi muốn khóc thật to để...luyện giọng. Vậy mà mỗi cái việc tôi "oe oe" suốt ngày mà nó trở thành một nickname "khó đụng hàng" của tôi luôn.Ở nhà ai cũng gọi tôi là "e". Thế mà giờ đây bé e không còn cần phải được "ẵm ngửa", dổ dành nữa rồi, bé e đã lớn, bé e thật chỉnh chu chững chạc mặc áo daì đi học. Một bước ngoặc lớn đó chứ nhỉ!
Tôi là một người luôn sống vì bạn bè! Cứ hỏi những đứa bạn lớp cũ của tôi thì biết,bạn bè như một phần của tôi. Trong tim tôi vẫn luôn có một ngăn để cất giử tình bạn. Vậy mà...Lên lớp mới, thầy cô mới, bạn mới, tôi như con chim nhỏ bay phải vào vùng đất tuy màu mở, với thật nhiều những chú chim đầy màu sắc khác nhưng...lạ lẫm quá! Nó bị chơi vơi, lạc lỏng trong một khoảng trời xa lạ. Nó cô đơn, nó lạnh, nó cần những bàn tay, những cái nhìn, những nụ cươì của các bạn mới để sưởi ấm. Nhưng cho đến bây giờ thì hình như đó quả thật là một điều quá sức xa xỉ với nó. Vẩn còn lạnh, lạnh lắm! Mọi thứ đến với nó qủa thật đã không tròn trịa như nó nghĩ. Gay go thật! Nhưng nó sẽ cố gắng, sẽ luôn vững tin rằng rồi sẽ có một ngày nó có thể hòa nhập và cùng vui chơi với các bạn trong lớp. Sao nó lại có thể có được niềm tin lớn như vậy? Đơn giản vì nó là tôi, từ "buồn", "thiếu bạn bè" không có trong cuốn từ điển sống của tôi- một cô bé luôn vui vẻ.
Tôi cũng thuộc tuýt người "học nhiều mà chẳng được bao nhiêu". Ba tôi là thầy giáo dạy Tiếng Anh. Từ nhỏ đến lớn, tôi được tiếp cận với Tiếng Anh rất sớm, vậy mà ở nhiều kì thi tôi vẩn "đều đặn" làm ba mẹ thất vọng vì những lổi sai không đáng của mình. Những lúc đó tôi thấy mình thật vô dụng! Nhưng tôi vô dụng không đồng nghĩa với tôi lùi chí, tôi không cố gắng. Và những nỗ lực của tôi được đền đáp khi tôi vào được trường chuyên của tỉnh với một điểm số khá cao. Có lẽ chính ba mẹ đã truyền cho tôi niềm tin và ý chí để học tập.
Bước vào trường mới, vào cấp ba mà không hề đi học hè tôi tưởng đâu sẽ gặp thật nhiều khó khăn với những cuốn sách rất dày và lượng kiến thức khổng lồ ở lớp mười. Nhưng tôi đã lầm, thầy cô ở đây đã luôn quan tâm, lo lắng ,và tận tụy với học trò. Với những cách nhẹ nhàng nhất, vui nhộn nhất và sâu lắng nhất, họ truyền cho chúng tôi ngọn lửa nhiệt huyết, niềm tin, ý chí để sẳn sàng bước vào năm học mới với những thách thức mới.Các kiến thức tưởng chừng như quá khô khan và khó khăn nhưng đã được thầy cô truyền dạy đến học trò một cách đơn giản, dể dàng. Và chắc chắn là tôi sẽ luôn nổ lực hết mình để học tập thật tốt, xứng đáng với công dạy dổ của thầy cô.
Với tất cả những điều tôi cảm nhận được về mình, tôi nhận thấy rằng tôi vẩn chưa là một điểm nhấn hoàn hảo nhưng bước đầu đã là một dấu chấm nhỏ trên bức phông cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng làm dấu chấm ấy ngày càng đậm nét và lớn hơn nữa. Tôi sẽ chứng tỏ bản thân bằng những tuần học tiếp đến. Rồi tôi sẽ có thật nhiều bạn bè. Rồi mọi người sẽ thật sự cảm nhận được trên mọi phương diện rằng: "Tôi đã lớn". Và dù xảy ra chuyện gì tôi vẩn luôn là chính mình, tôi là ĐOÀN THỊ ÁNH TRINH./.
Bài 5
Tôi- một cô bé bình thường về mọi phương diện( có thể nói vậy) - đến giờ vẫn chưa tin được mình đã là một tân học sinh lớp chuyên anh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.Vì vậy mà khi thầy giáo dạy văn ra đề cho bài viết số một "Tự giới thiệu về bản thân mình và nêu lên cảm nhận về những tuần học đầu tiên", tôi cứ giật mình thon thót, lo lắng đong đầy cả ruột. Thật sự tôi chẳng có điểm gì đặc biệt ( hình như cảm thấy mình chỉ có cái tên là có ý nghĩa một chút). Sinh ra trong một gia đình bình thường với bố mẹ đều làm nghề nha sĩ 9 chắc vì thế mà răng tôi ít bị sâu ), một "ông" anh hai lớn hơn tôi hai tuổi, từ nhỏ tôi đã là người út ít nhất trong nhà. Ba mẹ thương hai anh em tôi lắm, nhưng có lẽ tôi bé nhất nên thường được cưng chiều hơn. Rồi tôi đi học mẫu giáo ( và khóc nhè nguyên một tháng ). Và cứ thế mỗi năm tôi nhảy một bậc (tức là một lớp), đều đặn cho đến bây giờ.
Tôi tự thấy mình cực kì bình thường ( hình như mình nói câu này hơi nhiều thì phải). Tất nhiên trừ việc năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Thậm chí nhiều năm liền còn là học sinh xuất sắc nhất lớp ( tự hào ghê !) .Tính tình hơi kì cục, như nhận xét của mấy đứa bạn thân là: "thiên thần và ác quỷ". Tôi rất thích đọc sách văn học, nghe nhạc và giúp mẹ nấu ăn. Tôi không hứng thú với việc học hành lắm ( thật là một nghịch lí ).
Đã có lần, tôi nói điều đó với ba. Trái ngược với sự hình dung của tôi về một cơn giận ụp xuống đầu , bà chỉ cười: "ba biết chứ , hiếm có học sinh nào thật sự yêu thích việc học lắm.Nhưng con ạ, không được đi học còn đau khổ hơn gấp bội. Lúc nhỏ ba cũng vất vả phụ giúp gia đình lắm, nên bỏ dở sự nghiệp học hành". Tôi đỏ hoe mắt, chạnh lòng nghĩ về miền quê nội phi lao cát trắng.
Chính vì không thích học lắm, nên tôi chẳng mặn mà gì với việc thi vào trường chuyên, nhưng cuối cùng cũng chấp nhận để làm vui lòng ba mẹ. Và thật sự tôi rất ngạc nhiên khi nhận dược tin mình đậu cái rụp. Mấy ngày sau, tôi đi….than thở với mấy đứa bạn về viễn cảnh "đen tối" khi phải đi học xa nhà. Một đứa đã đập bộp vai tôi, nghiêm nghị :
- Cậu đừng có than thở nữa.Đậu trường chuyên là mơ uớc của bao người ấy.Cố gắng lên nào, "không có con đường nào trải hoa hồng dẫn tới vinh quang"mà! Nhớ nhà một chút có sao.
Những ngày đầu bước chân vào truờng Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi nhớ nhà thật.Nhớ ba, nhớ mẹ và những món ăn ngon lành mẹ nấu, nhớ anh hai và cả những lúc cải nhau chí choé để giành máy vi tính. Thâm nữa, cái gì cũng lạ lẫm, trường mới bạn mới, lớp mới thầy mới. Một cảm giác buồn bã uỷ mị xâm chiếm tâm hồn ngày đầu tiên tới trường. Nhìn các bạn ríu rít chuyện trò mà lòng cảm thấy chơi vơi lạ.Còn đâu ngôi trường cấp hai thân yêu.Nghe nói vào đây chỉ biết cắm đầu vào học, ai học kém sẽ phải khăn gói về quê, tôi đột nhiên thấy run .
Nhưng sự thật lại khác xa tưởng tượng của tôi. Ngay ngày đầu tiên, cô bạn bí thư vui nhộn đã tổ chức trò giới thiệu bản thân cho cả lớp. Biết tên biết mặt từng người, vui thật. Rồi hát, kể chuyện….tôi hăng hái tham gia, bước ra vỏ ốc khép kín thuở nào. Cả cô giáo chủ nhiệm , các thầy cô giáo bộ môn cũng thật vui tính, dễ gần, không "đáng sợ" như tôi tưởng tượng.
Tôi dần hoà nhập với lớp.Việc tiếp thu bài học cũng ngày càng dễ hơn. Các bạn trong lớp đều rất cởi mở. Tôi đã tự tin bắt chuyện với cô bạn ngồi bên, và chúng tôi ríu rít chuyện trò suốt giờ ra chơi hôm đó! Những nụ cười thân thiện cũng càng lúc càng nở rộ trên môi tôi với mọi người.
Và nỗi nhớ nhà cũng dần phai nhạt. Mỗi cuối tuần , tôi về nhà với nụ cười tươi tắn trên môi, trong niềm vui của cả gia đình.
Bây giờ tôi có thể khẳng định : tôi là chính tôi , bình thường, hoà đồng và không trộn lẫn ! Tôi yêu gia đình một cách sâu sắc nhất, và ở một góc nào đó của trái tim nhỏ này, tôi yêu ngôi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như lớp 10.4 chuyên Anh với những thành viên mới này như một đại gia đình thứ hai của tôi ! Những tuần học đầu tiên của tôi ở đây đã giúp tôi cảm nhận được điều đó. Tôi sẽ giữ mãi tình cảm ấy, mãi mãi…..
Trải nghiệm đáng nhớ của em là lần đi chơi cùng lớp đến Hạ Long. Hôm ấy thời tiết rất đẹp. Bầu trời như một chiếc dù lớn bay cao bay cao mãi. Nắng vàng trải khắp muôn nơi như rót mật vào không gian. Tôi cùng lớp đến Hạ Long theo sự hướng dẫn của thầy cô. Đầu tiên chúng tôi được tham quan những ngọn núi giữa biển. Tạo hoá thật kì diệu khi nhào nặn lên kì quan thiên nhiên như vịnh Hạ Long. Chúng tôi ai nấy đều được dẫn dắt từ cảm xúc này đến cảm xúc khác từ ngạc nhiên đến thích thú. Kết thúc chuyến đi chúng tôi mỗi người đều nhận được những hộp chả mực tươi rói về làm quà cho gia đình. Dù thời gian đã trôi qua rất lâu nhưng tôi vẫn còn lưu giữ những hồi ức tốt đẹp nhất về chuyến đi hôm ấy.
Bài học em rút ra từ nhân vật Dế Mèn là chúng ta cần sống khiên tốn và biết tôn trọng người khác, bài học về tình thân ái, chan hòa,cách đánh giá người khác, lòng tốt với mọi người xung quanh, tình bạn chân thành..Trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.Nhân vật Dế Mèn đã cho ta,1 bài học ý nghĩa .Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.
Tham Khảo ạ :<
Bài thơ Con là… của nhà thơ Y Phương là một áng thơ thấm đượm tình cha ấm áp. Người con được ví von với những điều thật là to lớn và trừu tượng, đến chẳng thể cân đo đong đếm được. Sự ví von ấy được đối lập với những thứ nhỏ bé, tạo nên sự khác lạ thú vị. Tác giả có sự liên tưởng như vậy, chính bởi sự trái ngược vốn có trong cuộc sống. Hình hài người con luôn bé nhỏ trong mắt cha, nhưng ý nghĩa của người con đối với cha thì vô cùng to lớn. Con chính là niềm vui, là hạnh phúc là tất cả của cha. Có thể cha không giỏi diễn tả tình cảm của mình với con như mẹ, nhưng không vì thế mà cha không thương mẹ bằng con. Cũng như mẹ, cha thương con và hi sinh cho con tất cả những gì mình có, chẳng chút tiếc nuối, nghĩ ngợi. Vì thế, nên người ta vẫn thường ví tình cha với ngọn núi cao lớn và vững chãi nhất. Đọc bài thơ, em nhớ đến cha của mình. Nhớ đến ánh mắt, nụ cười và những hành động quan tâm, nuông chiều của cha. Những vần thơ mộc mạc trong bài thơ Con là… đã thực sự hòa tan được trái tim của em bởi tình phụ tử ấm áp, đong đầy.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất chính là bà ngoại của em. Bà ngoại em năm nay đã bước sang tuổi sáu mươi mốt, tuy tuổi bà đã cao nhưng sức khỏe của bà rất dẻo dai và trí nhớ minh mẫn. Bà có mái tóc đen, dày mới chỉ lấm tấm vài sợi bạc, bà có nước da hồng hào, chỉ có những nếp nhăn trên khuôn mặt bà là ngày càng nhiều. Bà ngoại em có một vườn rau nhỏ trước cửa, hằng ngày bà vẫn thường làm việc như rẫy cỏ, tưới cây và vun xới, đối với bà lao động là niềm vui và là cách để bà cải thiện sức khỏe của mình. Em rất yêu quý bà và lúc nào cũng mong được về thăm bà, được cùng bà tưới cây và nghe bà kể những câu chuyện cổ tích.
Mẹ em năm nay đã ?? tuổi, mẹ cao khoảng 1m? cm, người mẹ mảnh khảnh và dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ để mái tóc dài óng mượt, xoăn nhẹ phần đuôi tóc. Khuôn mặt mẹ tròn nhìn rất phúc hậu. Đôi môi của mẹ phớt hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng tô điểm thêm nét dịu hiền trên khuôn mặt mẹ. Mỗi khi nhìn em, mẹ đều luôn nở nụ cười tươi với ánh mắt trìu mến.Đôi mắt của mẹ em nâu đi theo năm tháng ; không được đen láy như ngày xưa nữa. Đôi bàn tay mẹ không còn đẹp như búp măng như ngày mẹ trẻ mà đã gầy guộc và chai sạn hơn, do thời gian hàn gắn những dấu vết lên đôi bàn tay của mẹ bằng những năm tháng vất vả mẹ đã hi sinh vì chăm sóc cho em. Tuy mẹ em không đẹp như những người mẫu ; ca sĩ Hàn Quốc hay người mẫu ; những toker nổi tiếng nhưng với em ; mẹ em luôn đẹp nhất ; đẹp về ngoại hình ; đẹp về cả tính cách ; đẹp vì sự vất vả của mẹ đã dành cho em .
Tôi là môt người được lớp kính trọng, phải nói như thế vì tôi không có nhiều điểm kém và luôn giúp đỡ mọi người nên được cái ưu điểm thế. Nhưng hầu như tôi luôn được điểm cao với tôi bởi có lẽ tôi là người có cái tính ít nói , còn mọi người thì nhất quyết tôi là người duy nhất chịu được sự im lặng. Thật thú vị vì tôi và mọi người không khác nhau là mấy luôn giúp đỡ nhau trọng học tập .Tôi hơi cao, có khuôn mặt tròn, đầy đặn trông rất dễ thương.
“Sinh em ra trên đời, bố mẹ đặt tên: Hồng Giang
Một dòng sông màu hồng mơ mộng
Giữa vạn vật và muôn sắc màu của trời đất cao rộng
Mong cho em một hạnh phúc tươi hồng’’
Đỗ Hồng Giang là tên mà ba mẹ đặt cho lúc em mới ra đời. Nhưng mọi người trong nhà vẫn quen gọi em là Bé Còi. Cái tên đó xem ra rất hợp với thân hình nhỏ nhắn và nói đúng hơn là còi cọc của em. Ăn rất khoẻ nhưng em nghịch cũng dữ nên mẹ bảo em không thể lớn được. Tuy là con gái nhưng em nghịch như tụi con trai. Mỗi buổi chiều đi học về em thường cùng tụi thằng Sơn, thằng Phúc xách chai đi đổ dế. Hôm nào chán tụi em lại rủ nhau đi đánh đáo, đánh khăng. Trong nhà em toàn bi, quay, khăng, không thể kiếm đâu ra một con búp bê hay một bộ đồ hàng cả. Ba thường vừa cười vừa trêu em “đáng lẽ Bé Còi nhà ta phải là con trai mới đúng”. Những lúc như thế em thường đỏ mặt bỏ chạy. Nghịch ngợm là vậy nhưng em cũng chăm học lắm nhé! Ở lớp Bé Còi toàn đứng đầu thôi. Năm ngoái em còn được nhà trường cử đi thi học sinh giỏi môn Toán nữa đấy. Mơ ước lớn nhất của em là được trở thành phi công, lái những chiếc máy bay thật lớn, thật to bay lên bầu trời cao và trong xanh trên kia.
Em tin chắc rằng mình sẽ thực hiện được ước mơ đó.
TK:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
bài 2
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Em tên là .... Hiện tại em là học sinh lớp 6 tại trường THCS ... Sở thích của em là nghe nhạc. Em là một người rất yêu âm nhạc. Mỗi lần được nghe những bài hát mình yêu thích, em cảm thấy mình được du hành đến một vùng đất mới. Đó là nơi để em rũ bỏ tất cả những áp lực sau những giờ học căng thẳng và cân bằng cảm xúc của mình. Vì yêu thích âm nhạc nhiều đến vậy nên em cũng học đánh đành guitar. Em rất ngưỡng mộ những nghệ sĩ vừa phiêu theo những điệu nhạc trên tay cầm cây đàn guitar tạo ra những nốt nhạc mê đắm lòng người. Chính vì vậy, ngày nào em cũng dành chút thời gian tập đàn guitar như một cách thư giãn và làm giàu có cho tâm hồn mình. Ngoài ra, em còn thích chơi thể thao nữa đặc biệt là cầu lông. Những ngày cuối tuần em thường cùng chi gái đi đánh cầu lông. Trong điều kiện thời tiết không cho phép, em sẽ ở nhà chơi cờ vua cùng bố. Rất mong được nghe chia sẻ từ mọi người.
Tham Khảo Nha Bạn!
Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.
Đây là đoạn văn của mình viết, bạn tham khảo nhé:
Đọc văn bản Bài học đường đời đầu tiên, tôi bị ấn tượng bởi nhân vật Dế Mèn. Hắn ban đầu là một kẻ mạnh ngang ngược, luôn cho rằng mình là nhất. Nhưng chính hắn lại được một kẻ yếu như Dế Choắt dạy cho bài học nhớ đời vì tính bốc đồng của mình, làm nhưng không bao giờ nghĩ đến hậu quả. Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn rất ân hận và dần thay đổi. Có thể nói "bài học đường đời đầu tiên" của Dế Choắt đã giúp Dế Mèn trưởng thành hơn trong cuộc sống.
xin chào nha ! mik tên Phan Thị Hồng Nhung . năm nay mik đã học lớp 8 rồi . còn bạn thì sao ? mình thì rất hay giúp đỡ bạn bè nhưng họ thường lợi dụng thôi . mik đến từ một nơi xa lạ ...Ninh Bình . tớ thì chẳng biết nói gì về con người mik nữa .....
-------- hận đời ------ghét mấy bạn phò ------