Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bốrất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.
Để cho conthấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điềunày, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêura những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích, Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.
Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu đượcnhững giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bốđặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.
Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bốkhông hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rất yêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.
Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bốmà trái lại, càng yêu thương bốhơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình chá con và tình cảm gia đình.
Tham khảo!
Người mẹ trong văn bản này là một người luôn quan tâm , lo lắng cho đứa con của mình. Quan tâm con của mình đến nỗi không ngủ đươc. Chỉ mong sao cho cuộc sống của con mai sau được êm đềm tốt đẹp. Chu đáo chuẩn bị cho người con của mình đầy đủ đồ dùng học tập, quần áo ,..Từ đó cho ta thấy người mẹ trên đời cũng vậy, họ hi sinh cả bản thân mình vì chúng ta, không một chút ngừng lo cho chúng ta. Điều đó thật đáng trân trọng.
**Từ ghép : chu đáo
***Từ láy : lo lắng
tham khảo
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
a) + Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.
+ Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
+ Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
+ Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
b) Bác Hồ rất giản dị trong lối sống. Bác Hồ vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.
Tham khảo:
Bác Hồ rất giản dị trong lối sống. Thật vậy điều này là hoàn toàn đúng. Điều này đã được minh chứng rõ nét qua tác phẩm "Đức tính giản dị của Bác Hồ". Vậy lối sống giản dị là gì? Đó là lối sống không giàu sang, không có nhiều thứ quý giá mà nó chỉ đơn thuần là những thứ thanh tao, nhã nhặn. Lối sống ấy như phản ánh con người Bác vậy. Người đã khiến cho cả thế giới sửng sốt rằng, chưa có một vị chủ tịch nào lại chỉ mặc bộ quần áo kaki đã cũ kĩ, đi dép cao su, ăn những món ăn hết sức giản đơn. Hằng ngày, Bác chẳng cần ăn uống những đồ quý giá như sơn hào hải vị mà chỉ đơn thuần là cá kho, canh chua. Những món ăn dân dã như những món ăn của người nông dân Việt Nam. Hơn thế nữa, nhà Bác ở cũng chẳng phải là nhà lầu mà chỉ là một căn nhà sàn. Một căn nhà chỉ có vẻn vẹn ba phòng. Bác còn cười nói "Bác chỉ ở có một mình, đâu cần nhà to". Chiếc vườn và ao cá cạnh nhà thường được Bác ra thăm để tập thể dục và nuôi cá. Thật vậy, lối sống của Bác khiến cho người người phải ngưỡng mộ. Khâm phục không chỉ ở lối sống mà còn ở chính con người nhã nhặn, điềm đạm và thanh tao ấy.
câu bị động: in đậm
Có một bí quyết mà cô giáo chỉ mình. Khi đề bài yêu cầu sử dụng thành ngữ, ca dao, tục ngữ,...Bạn chỉ cần trích dẫn và nêu cảm xúc của mình về câu đó. Ví dụ nha:
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều những câu thành ngữ mà cha ông ta đã để lại để răn dạy chúng ta giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục con người theo đạo lí tổ tiên. Nhưng em thích nhất một câu thành ngữ, câu thành ngữ này đã để lại trong em nhiều suy nghĩ ( trích câu thành ngữ ấy ra ). Vân vân...
Chúc bạn thành công
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu thành ngữ mà ông chả ta đã để lại nhằm nhắn nhủ, răn dạy, và truyền lại những kinh nghiệm, kiến thức cho chúng ta về cuộc sống. Trong các câu thành ngữ đó, em thích nhất là câu thành ngữ "một duyên hai nợ" và "năm nắng mười mưa" trong câu thơ:
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"
Theo quan niệm dân gian, duyên luôn là một điều tốt đẹp, còn nợ là gánh nặng, là trách nhiệm mà con người ta phải gánh trong cuộc đời. Câu thành ngữ "một duyên hai nợ" muốn ám chỉ người phụ nữ phải một mình đảm đang công việc gia đình để nuôi chồng con. Trong khi đó, câu thành ngữ "năm nắng mười mưa" muốn nói đến những nỗi khó khăn chồng chất khó khăn mà người phụ nữ ấy phải gánh phải. Cả hai câu thành ngữ đều muốn nói lên và ca ngợi đức hi sinh của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam luôn quật cường, âm thầm hi sinh, chăm lo cho
ko bt nha
Mấy bạn cứ vô đây mà kêu không biết gì thì đừng có xía vào! Mai mình nộp kịch bản chấm điểm vào sổ chứ ko phải trò chơi của mấy bạn âu, ok?