Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học sinh trả lời đúng ý ghi. (1 điểm)
Có thể theo 1 số gợi ý sau:
- Gu-li-vơ rất to lớn và dũng cảm.
- Gu-li-vơ rất yêu thích hoà bình.
Nhìn chú voi trông có vẻ khổng lồ và đáng sợ như vậy nhưng thực chất chú lại rất hiền dịu. Chú voi mà em gặp ở trong vườn bách thú chưa bao giờ làm hại ai.
Vòi có tới 4 vạn cơ bắp nên rất khéo léo, nó cũng có thể được dùng như cánh tay, đủ sức bẻ cành cây để ăn lá hoặc khéo léo bẻ những quả nhỏ như cỡ trái mâm xôi. Vòi voi rất nhạy cảm, voi đực dùng nó dùng để ve vãn voi cái, voi cái dùng nó để vuốt ve con. (những cái vuốt ve của con voi mẹ rất quan trọng trong việc phát triển của voi con)
Đã có nhiều tác phẩm viết về những ước mơ của thế giới trẻ thơ. Trong số đó, bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” của Định Hải là một bài thơ hay, có nhiều ý tưởng đẹp, có cách nói ngộ nghĩnh, gợi cảm.
Bài thơ được viết theo thể thơ 6 chữ (lục ngôn) có cấu trúc độc đáo, chia thành 5 khổ thơ: 4 khổ thơ đầu, mỗi khổ thơ có 4 câu; khổ thơ cuối (thứ 5) có 2 câu thơ. Ngoài đầu đề ra, câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được điệp lại 6 lần, tạo nên giọng thơ thiết tha, nồng nàn, thấm thía đầy ý vị.
Khổ thơ thứ nhất nói lên ước mơ có phép lạ để trồng được thứ cây ăn quả lớn nhanh có nhiều trái ngọt lành tha hồ ăn thỏa thích. Các chữ: “nhanh”, “chớp mắt”, “đầy”, “tha hồ”, “chén”, “ngọt lành” dùng rất khéo, rất đắt:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành”.
Phải chăng đó là điều ước muốn trở thành một kĩ sư nông nghiệp tài ba lá tạo được nhiều giống cây ăn quả rất quý, rất ngọt lành, cho những vườn cây xanh tốt “đầy quả”?
Ước mơ thứ hai của “chúng mình” là có phép lạ để lớn nhanh, như một giấc mơ “ngủ dậy thành người lớn ngay”. Không phải là loại người bụng to – loại giá áo túi cơm – mà là những con người dũng cảm tài ba thám hiểm đáy biển, làm chủ bầu trời:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.”
Khổ thơ thứ ba, tác giả dùng biểu tượng để diễn tả ước mơ đẹp của tuổi thơ. Ông Mặt Trời mới là vũ trũ thăm thẳm bao la, là những hành tinh xa lạ. Mùa đông là biểu tượng cho sự lạnh lẽo, đói rét. Các chữ “hái”, “đúc thành”, “mãi mãi không còn” – đã thể hiện rất đẹp khát vọng tuổi thơ muốn chinh phục các vì sao, muốn sáng tạo nên một thế giới đầy ánh sáng, văn minh, ấm no, không còn cảnh bất công, đói rét:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông Mặt Trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.”
Ước mơ thứ tư muốn có phép lạ để xây dựng một thế giới hòa bình, không còn cảnh bom đạn, để trẻ em được sống yên vui hạnh phúc! Còn gì đẹp hơn một thế giới mà trẻ em được ăn kẹo, được chơi bi?
“Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.”
Đây là những vần thơ rất hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.
Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được điệp lại 2 lần ở cuối bài thơ, tựa như hai cánh cửa tâm hồn được mở ra, để mọi ước mơ đẹp cất cánh bay cao và bay xa vào tương lai tươi sáng:
“Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Mọi ước mơ của tuổi thơ đều kì diệu. Ước mơ sáng tạo, ước mơ được sống trong một thế giới đầy hoa thơm trái ngọt, ấm no, hạnh phúc, hòa bình… sao không kì diệu. Định Hải đã thể hiện những ước mơ đó của tuổi thơ một cách giản dị, dễ hiểu. “Nếu chúng mình có phép lạ” là một bài thơ cho ta nhiều thú vị đấy chứ
minh nha
Mỗi lần đến với xứ Huế mộng mơ là em lại được chìm đắm trong vẻ đẹp cổ kính của nơi đây. Từ những đình lăng, những vườn cây, những ngọn đồi… Nhưng đẹp nhất và đáng nhớ nhất, vẫn là dòng sông Hương.
Sông Hương thì ai cũng biết, bởi nhắc tới Huế là nhắc đến dòng sông. Đây là một con sông lớn, chảy vút từ rừng núi đại ngàn, băng qua những trầm tích, uốn qua những ruộng đồng rồi mới về đến thành phố. Đây cũng gần như là đoạn gần cuối của con sông rồi. Thế nên nước trôi rất phẳng lặng. Khiến đôi lúc, em tưởng như là con sông đang đứng yên chứ không có chảy nữa. Lòng sông rộng và sâu, bốn mùa đong đầy, như tình cảm chan chứa của những người con xứ Huế. Nước sông Hương xanh thẳm như là bầu trời mùa thu. Mỗi khi có gió nhẹ lướt qua, mặt hồ lại gợn sóng lăn tăn như muôn ngàn vảy cá. Ban ngày, trên dòng sông là những chiếc tàu thuyền lớn chở hàng tấp nập ngược xuôi. Ồn ã mà hòa vào thành phố nhộn nhịp. Nhưng khi đêm về, dòng sông như trở về là dòng sông của mấy trăm năm trước, với những chiếc thuyền rồng, với những giai điệu nhã nhạc cung đình, với những điệu hò từ xa xưa. Hai bên bờ sông là những ngôi làng nhỏ, những vạt cây xanh biếc. Đó là những vách ngăn để giữ dòng sông yên bình lặng lẽ khỏi phố thị ồn ào.
Em yêu dòng sông Hương, như em yêu quý con người và mảnh đất Huế vậy. Em mong rằng, dù xã hội ngày càng phát triển, thì dòng sông ấy vẫn sẽ giữ mãi được vẻ đẹp bình yên của mình.
mik ko biết bài đó
nếu co thể bạn gửi ảnh hoạc nhán lên đc ko
TK#
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.