Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện hư cấu, sự kiện giả tưởng (trong văn bản Trái tim Đan-kô: xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra và giơ cao lên đầu). Yếu tố giả tưởng đã tạo ra những truyền thuyết đẹp đẽ, đầy khí phách.
Liệt kê: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng cỏ xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyền bí
=> Tác dụng: cho thấy sự đa dạng của các môi trường trên trái đất.
- a1 và a2: Trong câu a2, mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh). So với câu a1, có tác dụng bổ sung đặc điểm cho Đan-kô.
- b1 và b2: Trong câu b2, mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào). So với câu b1, có tác dụng làm rõ cụ thể địa điểm.
- c1 và c2: Trong câu c2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú), mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (trong bóng tối run rẩy) và mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy). So với câu c1, có tác dụng làm rõ các hình ảnh sự việc có trong câu.
- d1 và d2: Trong câu d2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên). So với câu câu d1, có tác dụng miêu tả rõ nét về cảnh vật).
- đ1 và đ2: Trong câu đ2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà). So với câu đ1, có tác dụng bổ sung thông tin về chú ong).
Cặp câu | Câu (1) | Câu (2) | So sánh sự khác nhau |
a a1 và a2 | Đan-kô | Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh | - Chủ ngữ trong câu a1 là một từ - Chủ ngữ trong câu a2 là một cụm danh từ |
b b1 và b2 | Đến cửa sổ | Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào | - Trạng ngữ trong câu b1 là một cụm động từ đơn giản - Trạng ngữ trong câu b2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm trạng ngữ trong câu b1 |
c c1 và c2 | những con người ấy giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối | những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy
giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng, trong bóng tối run rẩy | - Chủ ngữ của vế câu thứ hai trong câu c2 là một cụm từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm từ làm chủ ngữ vế thứ 2 trong câu c1 - Hai trạng ngữ của vế câu thứ hai trong câu c2 đều có cấu tạo phức tạp hơn hai trạng ngữ của vế câu thứ hai trong câu c1 |
d d1 và d2 | đang nhìn xuống một thung lũng | đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những cánh đồng cỏ xanh rờn hai bên | - Vị ngữ trong câu d1 là một cụm động từ đơn giản - Vị ngữ trong câu d2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm vị ngữ trong câu d1 |
đ đ1 và đ2 | nghĩ đến chú ong lạc đường | nghĩ đến chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà | - Vị ngữ trong câu đ1 là một cụm động từ đơn giản - Vị ngữ trong câu đ2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm vị ngữ trong câu đ1 |
Tác dụng: Việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ các tác dụng làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn. Chẳng hạn, so với việc dùng một danh từ làm chủ ngữ trong câu a1 thì việc dùng một cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu a2 giúp miêu tả chi tiết, cụ thể phẩm chất của nhân vật Đan-kô “can trường và kiêu hãnh”
BPTT: so sánh "như"
Tác dụng:
- làm câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và miêu tả rõ hơn hình ảnh những đám mây, phương Tây.
- qua đó tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, làm câu văn hay hơn.
a. Biện pháp tu từ nhân hóa (cái mõm hôi thối của đầm lầy), giúp cho hình ảnh về cái đầm lầy trở nên sinh động, thú vị hơn.
b. Biện pháp tu từ so sánh (Cây cối được ánh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống,..) gợi hình, giúp cho việc mô tả về cây cối được cụ thể, thú vị hơn.