Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” của mình. Từ đó, các hoạt động trong trường học đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh tích cực sẽ góp phần tạo nên môi trường học thân thiện – học sinh tích cực.
Vậy làm thế nào để xây dựng trường học thân thiện hiệu quả? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đó? Việc tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, đảm bảo quyền được đi học, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thân thiện, vui vẻ.
Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.
Bên cạnh đó, để góp phần vào việc xây dựng trường học, học sinh cũng cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng, nâng cao và khuyến khích dần thói quen tự học, tìm tòi, đề xuất và giải quyết vấn đè nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Ngoài ra, học sinh cần có tinh thần trách nhiệm,tham gia vào việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan nhà trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao và tích cực cho các hoạt động tập thể.
Như vậy, song song với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tham gia và ủng hộ sẽ tạo nên sự thành công trong việc hình thành và phát triển môi trường giáo dục, đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới.
Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với con người. Con người không thể tồn tại khi tách rời môi trường. Tất cả những gì con người có được đều lấy từ môi trường: không khí để thở, thức ăn, nước uống, đất đai canh tác, đất đai để xây dựng nhà ở, nhà máy, công xưởng, bệnh viện, trường học… và nguyên vật liệu để sản xuất ra các phương tiện làm việc, học tập. Từ những điều tưởng như bình thường, nhỏ nhặt nhất cho đến những của cải quý giá nhất, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Ngay cả những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo”, thực chất cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Môi trường là điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội loài người. Con người là một phần trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên.
Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc trở thành nguồn phát sinh bệnh tật; núi rừng bị tàn phá trơ trụi, hiện tượng bão lũ xảy ra bất thường, không khí đầy chất độc và nhiệt độ Trái đất đang nóng dần lên.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình độ hiểu biết của con người còn thấp.Vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thải, khí thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững…
Các hành động gây ô nhiễm môi trường là muôn hình muôn vẻ và nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng, ở nước ta, nạn chặt phá rừng vô tội vạ do thói quen đốt rừng làm nương, mở rộng đất canh tác có từ lâu đời của đồng bào miền núi. Quyền lợi của cá nhân hoặc lợi nhuận của những doanh nghiệp khai thác lâm sản là rất lớn dẫn đến hiện tượng phá rừng, lở núi, lũ quét, lũ lụt… gây hậu quả thảm khốc.
Ở nông thôn, hiện nay nông dân sử dụng hóa chất rất tùy tiện. Hóa chất độc hại ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước. Ngư dân nhiều nơi đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét làm cạn kiệt nguồn lợi lâu dài. Ở các thành phố lớn, ô tô, xe máy xả khói bụi, gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Các phương tiện truyền thông hằng ngày cho thấy nhiều hình ảnh thương tâm và đáng sợ. Đó là khung cảnh hoang tàn của những khu vực bị bão lũ tàn phá ở các tỉnh phía Bắc năm 2007; những cánh rừng nguyên sinh giờ đây trở nên trơ trụi ở Nghệ An, Binh Thuận, Đắc Lắc… Những vùng đất xưa kia trù phú xanh tươi giờ đã bị con người biến thành vùng đất chết ở Tây Nguyên. Những dòng sông đem lại sự sống từ hàng ngàn năm nay, là đề tài của thơ ca nhạc họa giờ đây đã bị biến thành những dòng sông “chết” vì bị nhiễm độc bởi chất thải công nghiệp, ví dụ như sông Thị Vải, sông Cầu, sông Hồng… Có thể nói tất cả các con sông trên toàn quốc đều bị ô nhiễm nhưng nặng nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vì lợi ích riêng, khi xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, người ta đã không xây dựng khu xử lí nước thải và khí độc mà cứ vô tư xả lên trời hoặc xả trực tiếp vào các dòng sông, biến sông ngòi, kênh rạch thành những cống chứa nước thải tự nhiên hết năm này qua năm khác.
Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Khí hậu trái đất đang nóng dần lên một cách bất thường bởi hiệu ứng nhà kính. Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, dữ dội là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán… dồn dập xảy ra trên khắp thế giới, gây nên những thiệt hại ghê gớm về của cải và tính mạng, ô nhiễm không khí, tầng ôzôn bảo vệ trái đất bị thủng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người và chất lượng cuộc sống. Nguồn năng lượng, nguồn thực phẩm càng ngày càng trở nên khan hiếm. Vì thiếu lương thực nên nạn đói đã xảy ra ỏ một số nước, nhất là ở châu Phi. Tất cả những điều đó đe dọa an ninh về lương thực, thực phẩm và cả trạng thái hòa bình, ổn định của đời sống chính trị, xã hội trên toàn thế giới.
Quả là tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động đỏ : SOS ! Chúng ta phải làm gì đây để cứu lấy môi trường, cứu lấy màu xanh của đất nước Việt Nam, cứu lấy Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta ?
Vậy xã hội cần có những giải pháp gì để bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề này như thế nào?
Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều nhận thức rất rõ về tình trạng ô nhiễm môi trường và đã đưa ra những giải pháp có tính chất vĩ mô. Nhà nước ta đã đưa vào Bộ luật hình sự năm 1999 điều khoản về vấn đề này: “Những kẻ có hành vi sai phạm mang tính chất hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng đủ dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lí theo pháp luật”, ở Trung ương và địa phương đã thành lập lực lượng cảnh sát môi trường và họ đã vào cuộc để giám sát, thanh tra việc xử lí khí thải, nước thải, rác thải của các xí nghiệp, nhà máy… Tuy nhiên, do trình độ quản lí của những người có trách nhiệm bị hạn chế, hoặc do họ bị các doanh nghiệp “qua mặt” nên hành động xả khí thải, nước thải, chất thải vào bầu trời và nguồn nước vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó là ý thức bảo vệ môi trường của từng cá nhân, từng gia đình chưa tốt!
Rất nhiều giải pháp cả vĩ mô lẫn vi mô được đưa ra song vấn để hàng đầu vẫn là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Trước hết, chúng ta phải giữ gìn môi trường sống cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức tự giác thường xuyên. Các khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư. Nhà nước cần tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở những nơi công cộng, những khu công nghiệp để nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời các hành vi, hiện tượng phá hoại môi trường. Việc xả khói thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy định. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào có tình vi phạm thì Nhà nước phải xử phạt thật nặng, thậm chí rút giấy phép hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng thì phong trào trồng cây gây rừng phải được duy trì thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, gìn giữ lá phổi xanh cho trái đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.
Đã đến lúc chấm dứt những hành động tàn phá môi trường và bắt tay để làm cho trái đất của chúng ta thực sự là ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp. Mỗi người đều có thể làm cho ngôi nhà chung đẹp hơn, an toàn hơn bằng những hành động cụ thể. Mỗi hành vi trong cách ứng xử với môi trường của chúng ta đều tác động đến sự bình yên của ngôi nhà chung là trái đất.
Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Học sinh các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hình thức như tham quan, cắm trại, picnic, tham dự các kì thi tìm hiểu thiên nhiên, tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường… để có những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Môi trường sống bi ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cành báo dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của chính mình ! Mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức làm cho Trái đất thực sự trở thành ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp của toàn nhân loại!
Nguồn: kỉ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò. ( tự sự + miêu tả + Biểu cảm ) câu hỏi 1316031 - hoidap247.com
Ai trogn chúng ta cũng bước qua quãng đời học sinh với bao hoài niệm. Tuổi học trò trong ta là kỉ niệm về thầy cô, bạn bè mến thương. Còn tôi, tôi nhớ mãi kỉ niệm về Mai- người bạn thân của tôi suốt những năm tháng cấp hai. Mai và món quà sinh nhật bất ngờ của bạn khiến tôi nhớ mãi không quên.
Mai và tôi đã là những người bạn từ thuở mẫu giáo. Vì nhà hai đứa khá gần nhau nên chúng tôi thường xuyên cùng đi học, cùng chơi và rồi cùng lớn lên như thế. Thời gian như thoi đưa làm tình cảm hai đứa thêm khăng khít. Tôi vô cùng yêu quý và trân trọng Mai. Thỉnh thoảng giữa chúng tôi cũng xảy ra cãi vã nhưng rồi tất cả đều trôi đi thật nhanh vì không ai trong chúng tôi có thể chơi đùa mà thiếu đi đối phương.
Đó là một ngày đông lạnh. Gió rét từng cơn thổi đến làm tôi chỉ muốn co mình trong chăn. Nhưng tôi đã bật dậy thật nhanh để đi học và hơn hết vì tôi háo hức- hôm nay là sinh nhật của tôi. Bố mẹ không chúc mừng sinh nhật tôi như năm trước bằng một cái ôm sáng sớm. Tôi thấy bố mẹ đều đang bận bịu với đủ thứ việc nên tôi cũng hiểu. Tiếng ới gọi của Mai từ cổng thúc giục tôi phải thật nhanh nhẹn. Tôi như một chú gấu trong những lớp áo chạy đến bên Mai và hai đứa tung tăng đến trường. Tôi đã rất chờ, rất chờ lời chúc mừng sinh nhật của Mai. Vậy mà cả con đường dài đến trường qua rồi, những tiết học cũng qua. Bao nhiêu dịp để Mai nói lời chúc mừng sinh nhật với tôi mà bạn không nói. Tôi rầu rĩ nằm bò trên bàn! Nhìn ngắm cảnh vật xung quanh đang co ro chiếc cái lạnh của ngày đông, tôi cũng buồn lắm. Thì ra, thì ra tôi bị bỏ rơi thật rồi. Sinh nhật tôi mà không một ai nhớ đến cả. Tôi buồn và ảo não suốt cả sáng, cả trưa ăn bán trú và cả những tiết học buổi chiều hôm đó, tôi không tài nào cất nổi tiếng cười nói như bao hôm.
Tiếng trống trường vang lên, tan hoc rồi! Hòa vào dòng người ra về, tôi kệ Mai và đi trước, tôi đang giận bạn lắm. Bố mẹ rồi cả Mai nữa, mọi người đều quên đi sinh nhật tôi. Tôi đi về trong lững thững và buồn vì không có Mai đi cùng như mọi hôm. Tôi đang thơ thẩn thì nghe tiếng bước chân dồn dập cùng tiếng gọi: Hoa ơi Hoa ơi đứng lại. Tôi giật mình quay lại thì nhìn thấy Mai mồ hôi nhễ nhại. Mai cầm tay tôi và bảo sao cậu đi vội về mà không chờ tớ với. Mai cứ nhìn tôi khiến tôi thấy hơi có lỗi. Nhưng vì nghĩ bạn đã quên sinh nhật mình nên tôi giận lẫy và chẳng nói chuyện với bạn nữa. Bạn dường như hiểu được tôi nghĩ gì và chỉ cười bảo tôi: Tớ nhớ hôm nay sinh nhật cậu mà, tớ chuẩn bị quà cho Hoa rồi này! Từ trong cặp, Mai lấy ra một hộp nhỏ màu hồng là màu mà những cô bé như tôi lúc này đều rất yêu thích. Lúc đó tôi không chú ý lắm, chỉ thấy mình trẻ con và xấu xa thế. Tôi không biết nói gì với vai cả vì tôi xấu hổ lắm. Bạn chỉ cười rồi bảo tôi: Hoa nhớ gọi mình đi học đấy. Lúc đấy tôi thấy rất xấu hổ, xấu hổ lắm nên đã chạy về nhà. Tối nằm trên giường tôi mới nghĩ lại hành động của mình ngày hôm nay sao mà ích kỷ vậy. Tôi mở hộp quà của hoa ra là cuốn sách Doraemon mà tôi đã trông chờ từ rất lâu rồi. Bạn hiểu tôi nên biết rằng niềm đam mê bất tận của tôi với Doraemon. Tôi thích thú với quyển sách vô cùng và mải mê đọc quyển sách. Món quà của Mai cũng là món quà duy nhắt mà tôi nhận được trong dịp sinh nhật năm ấy!
Từng trang sách Doraemon tôi đọc đều gửi gắm tình cảm của Mai với tôi. Tôi trân trọng lắm và với tôi nó trở thành kỷ niệm đẹp. Tôi không nghĩ rằng đôi khi mình cũng trẻ con và đầy xấu tính. Suýt nữa thôi thì giữa chúng tôi đã có một hàng rào của khoảng cách thật lớn, thật lớn! Doraemon ngày ấy đến giờ vẫn ở bên tôi, cùng tôi đồng hành trên mọi chặng đường và thật may mắn trên hành trình cuộc đời của tôi vẫn có Mai- người bạn thân yêu. Người bạn có thể bao dung cho cái ích kỷ, cho cái trẻ con của tôi để cùng ở bên tôi mỗi ngày và giúp tôi vực dậy tinh thần sau bao khó khăn.
Tôi yêu món quà sinh nhật, yêu Mai và yêu vô cùng kỉ niệm ấy. Kỉ niệm đẹp của tuổi học trò về một lần giận dỗi đầy trẻ con. Nhưng chính sau câu chuyện đó, tình cảm của chúng tôi thêm gắn kết và yêu thương nhau hơn mỗi ngày!
Em tham khảo:
1.
“Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ. Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.
2.
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
Điều ý nghĩa và đẹp đẽ mà ta có thể bắt gặp hay nhận được trên con đường cuộc đời là gì?. Phải chăng là 1 tình bạn cao đẹp với những kỷ niệm đáng nhớ. Đó không chỉ đơn thuần là tình bạn mà còn một phần, một gia vị cảm xúc không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ nhỏ, ta đã cần có những người bạn để có thể chia sẻ niềm vui chia sẻ những câu chuyện bí mật không thể tâm sự với ai. Đôi khi tình bạn cũng làm cho ta giảm những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống, giúp ta thoải mái hơn. Vậy tình bạn là gì?. Đó là tình cảm giữa 2 người bạn với nhau đồng tuổi cùng trang lứa, cả hai đều thường xuyên gắn bó với nhau trong mọi việc học tập, từ chuyện buồn đến chuyện vui trong cuộc sống. Không ai có thể sống vui vẻ mà thiếu đi tình bạn được; còn nếu không có nổi một người bạn thì ta cần xem lại con người mình đã sống như thế nào. Có tình bạn, đẹp đẽ nhất ở mọi thời điểm mọi thời gian nếu con người ta biết trân trọng nhau, biết giúp đỡ và bảo vệ lấy nhau. Nhưng đồng thời không phải là ta chọn bừa một người bạn chơi cho có; ta không cần một người bạn như thế!. Người ta cần tìm là tình bạn từ những người bạn tốt, cùng nhau thay đổi và phát triển bản thân hơn trong học tập, công việc. Hơn nữa, tình bạn chưa bao giờ là thứ phù phiếm gì cả, sống tốt đẹp nhân hậu con người ta tự khắc sẽ có. Đồng thời ta còn cần biết chọn bạn mà chơi, không nên chơi với bạn xấu để bị lôi kéo vào những việc làm không tốt cho bản thân ta, có bạn nhưng ta cũng cần có sự cảnh giác. Bởi cái gì nó cũng có hai mặt của nó, mọi việc và vạn vật trong cuộc sống đều cũng đã như thế!. Khi con người ta chọn được một người bạn tốt, con người ta sẽ ngày càng trở nên giỏi giang và phát triển bản thân hơn. Nhưng nếu chơi phải một người bạn xấu thìta sẽ trở nên hư hỏng theo bạn. Nói chung có bạn bè là tốt ấy nhưng tình bạn cũng cần ở một mức độ nào đó, thời gian ta còn dành cho gia đình, học tập và cuộc sống của riêng mình. Khép lại, tình bạn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi người, hãy sống sao cho bản thân có người bạn tốt đến thành tri kỉ!
♬☘TLam☕