Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo em, với công cụ truy vấn ta có được dữ liệu trình bày được như Hình 4.
Khi một bạn đọc mượn sách, thủ thư cần ghi lại những thông tin sau:
- Thông tin về bạn đọc: Tên bạn đọc, số thẻ thư viện, thông tin liên lạc (địa chỉ, số điện thoại, email).
- Thông tin về sách mượn: Tên sách, tác giả, mã số sách (nếu có).
- Ngày mượn: Ngày mà sách được mượn.
- Ngày trả dự kiến: Ngày dự kiến mà sách nên được trả.
- Ngày trả thực tế: Ngày mà sách được trả (khi bạn đọc trả sách).
- Tình trạng sách: Tình trạng sách khi bạn đọc mượn (ví dụ: mới, hư hỏng, v.v.).
Thông tin này có thể được lưu trữ trong một bảng trong cơ sở dữ liệu của thư viện. Bảng này thường được gọi là "Bảng Mượn sách" hoặc tương tự. Nó chứa đầy đủ thông tin về việc mượn và trả sách. Cơ sở dữ liệu này giúp thủ thư và nhân viên thư viện quản lý việc mượn sách, tìm kiếm thông tin, xử lý các trường hợp mất sách hoặc trả sách muộn, và theo dõi tổng quan của hoạt động mượn sách trong thư viện.
Theo em, việc đưa tất cả các dữ liệu cần quản lí vào trong một bảng như Anh THư thực hiện có ưu điểm: Dữ liệu ngắn gọn, nhược điểm: Khi quản lí thì cần nhiều hơn một bảng dữ liệu, nếu dùng một bảng có thể dẫn đến dư thừa dữ liệu, dẫn đến sai nhầm, dữ liệu không nhất quán.
1. Một học sinh mượn sách nhiều lần: Giả sử học sinh có số thẻ TV ”HS-002” tên “Lê Bình” sinh ngày “02/3/2007” học lớp “11A1” đã có 68 lần mượn sách. Như vây bộ giá trị (“HS-002”, “Lê Bình”, “02/3/2007”, “11A1”) phải xuất hiện 68 lần trên 68 bản ghi của bảng. Việc gõ nhập 68 lần bộ dữ liệu về Lê Bình sẽ dễ xuấ hiện sai nhầm hơn so với 68 lần chỉ số gõ Số thẻ TV của Lê Bình vào bảng.
2. Cần bổ xung dữ liệu về số sách mới mua của thư viện:
Gồm các thông tin của các cuốn sách trong thư viện như: mã sách, tên sách, số trang, tác giả.
Tham khảo:
Khi hai bảng trong một CSDL có liên quan đến nhau, mỗi giá trị khoá ngoài ở bảng tham chiếu sẽ được giải thích chi tiết hơn ở bảng được tham chiếu. Ví dụ “HS-001” được giải thích bằng thông tin “Họ và tên: Trần Văn An, Ngày sinh: 14/9/2009, Lớp: 12A2”. Nếu có một giá trị khoá ngoài nào không xuất hiện trong giá trị khoá ở bảng được tham chiếu. Trong Hình 3, “HS-007” không xuất hiện trong Số thẻ TV của bảng NGƯỜI ĐỌC. Do vậy, việc bổ xung cho bảng MƯỢN-TRẢ một bảng ghi mới có giá trị khoá ngoài là: “HS-007” sẽ làm cho dữ liệu trong CSDL không còn đúng nữa, không giải thích được “HS-007” là số thẻ thư viện của ai. Muốn cập nhập đó hợp lệ, phải bổ xung bản ghi có giá trị khoá là “HS-007” vào bảng NGƯỜI ĐỌC trước.
- Cơ sở dữ liệu (Database) là tập hợp dữ liệu có cấu trúc được lưu trữ và truy cập từ hệ thống máy tính.
- Truy vấn cơ sở dữ liệu được hiểu đơn giản là một “bộ lọc” có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một hệ cơ sở dữ liệu và thiết lập các các tiêu chí để hệ quản trị cơ sở dữ liệu thích hợp.
- Mở Microsoft Access 365 và mở cơ sở dữ liệu chứa bảng "BanDoc" (thông tin về bạn đọc) và bảng "Muon" (thông tin về việc mượn sách).
- Tạo một truy vấn mới và chọn các bảng "BanDoc" và "Muon" để liên kết.
Thiết kế truy vấn với các bước sau:
- Chọn trường từ bảng "BanDoc" mà bạn muốn hiển thị trong kết quả truy vấn (ví dụ: ID, TenBanDoc).
- Sử dụng hàm tổng hợp COUNT để đếm số cuốn sách mà bạn đọc đã mượn từ bảng "Muon" (ví dụ: COUNT(Muon.ID) AS SoSachMuon).
- Thêm tiêu chí để kiểm tra điều kiện mượn sách. Bạn có thể sử dụng tiêu chí sau để kiểm tra xem số lượng sách mượn có lớn hơn 5 hay không:
- Sử dụng điều kiện WHERE COUNT(Muon.ID) > 5 trong truy vấn để lọc ra các bạn đọc đã mượn quá 5 cuốn sách.
- Sử dụng tiêu chí WHERE BanDoc.ID = [ID_BanDoc] trong truy vấn để yêu cầu người dùng nhập ID của bạn đọc cụ thể muốn kiểm tra.
- Lưu truy vấn và đặt tên cho nó, ví dụ: "KiemTraMuonSach".
- Sử dụng truy vấn bằng cách mở nó và nhập ID của bạn đọc muốn kiểm tra vào ô tham số.
- Truy vấn sẽ trả về kết quả dựa trên điều kiện kiểm tra. Nếu số sách mượn của bạn đọc vượt quá 5, truy vấn sẽ hiển thị bạn đọc đó.
Ta không có thể dùng câu truy vấn trên một bảng được.
Nếu tìm thông tin này bằng cách tra cứu thủ công (không dùng máy tính) thì em sẽ dò từng bản một.