Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thông tin về nhà thơ Xuân Diệu
+ Xuân Diệu (1916 – 1985) - Ngô Xuân Diệu
+ Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp
+ Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn
+ Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo
+ Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.
+ Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ.
+ Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp, ai cũng thấy được sự khác biệt trong sáng tác thơ văn của ông đầy mới mẻ.
- Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể:
+ Tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc…
+ Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh nghệ thuật so sánh, ẩn dụ…
+ Sự sáng tạo về ngôn từ.
+ Tính nhạc trong thơ.
+ …
- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ) ...
Tham khảo!
Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm. Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.
- Với ngòi bút sáng tạo cùng tài năng của mình, “Đây mùa thu tới” đã được tác giả vận dụng nhiều biện pháp tu từ và hình ảnh ước lệ tượng trưng, trong đó, yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em thích nhất là hình ảnh "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang".
- Là một câu thơ mở đầu bài thơ, mở ra một khung cảnh buồn và vắng vẻ, đìu hiu, hình ảnh rặng liễu đã được miêu tả như một mái tóc buồn đang đứng chịu tang. Người xưa thường có câu "liễu yếu đào tơ". Do đó hình ảnh liễu đìu hiu này có thể là hình ảnh tượng trưng cho một cô gái đang chịu tang.
Tham khảo!
Ở khổ thứ ba, hình ảnh"trăng" vừa mang tính hiện thực lại có tính tượng trưng đầy sáng tạo. Hình ảnh "nàng trăng" hiện lên là trang non, trăng đầu mùa. Xuân Diệu đã nhân hóa trăng thành hình ảnh một người con gái xinh đẹp, đương tuổi xuân xanh. Dưới ngòi bút của thi sĩ, trăng như có tính cách, biết ngẩn ngơ, suy nghĩ. Trăng hiện lên thật đẹp, nó để lại dấu ấn rất riêng trong lòng em.
Tham khảo!
Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ là hình ảnh trăng. Trăng không chỉ tượng trưng cho cái đẹp mà còn tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Vì vậy, hình ảnh trăng xuất hiện trong bài thơ đã khơi dậy cho người đọc về một niềm tin và khát vọng vào tình yêu và cuộc sống.
- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối: Các hình ảnh đều tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên. Qua đó, ý nghĩa tượng trưng là cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.
- Cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.
- Đặc điểm tiêu biểu:
+ Là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những liên tưởng sâu xa.
+ Các hình ảnh có tính biểu tượng, gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ.
+ Được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
+ Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những liên tưởng thú vị.
1. Yếu Tố Tượng Trưng:
- Hình Ảnh Mẹ: Mẹ không chỉ là người sinh thành mà còn tượng trưng cho sự ấm áp, bảo bọc, và tình yêu vô điều kiện. Mẹ có thể là biểu tượng của quê hương, của nguồn cội và sự nuôi dưỡng tinh thần.
- Hình Ảnh Thiên Nhiên: Có thể được sử dụng để biểu hiện cho sự sống, sự thay đổi không ngừng của thời gian, hoặc là nơi trú ẩn tâm hồn.
- Hình Ảnh Khác: Tùy vào nội dung cụ thể của bài thơ mà các hình ảnh khác được sử dụng như tượng trưng cho những ý nghĩa sâu xa khác nhau.
2. Cấu Tứ và Nghệ Thuật:
- Cấu Trúc Bài Thơ: Xem xét cách bài thơ được tổ chức, từ ngôn từ, câu chữ, đến sự sắp xếp của các khổ thơ.
- Ngôn Ngữ và Hình Ảnh: Ngôn ngữ trong thơ của Ý Nhi thường giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ để tạo nên những lớp nghĩa phong phú.
- Nhịp Điệu và Âm Nhạc: Cách nhịp điệu được xây dựng trong thơ có thể tạo ra âm hưởng riêng, hỗ trợ cho việc truyền tải cảm xúc và thông điệp.
- Cảm Xúc và Sắc Thái: Cảm xúc truyền tải qua từng dòng thơ, cách tác giả dùng từ ngữ để biểu đạt sắc thái cảm xúc.