K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 7 2017

-Các loại câu xét theo cấu tạo

. a) Câu đơn : Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu ( bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN). b) Câu ghép : là câu do nhiều vế ghép lại .Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạogiống một câu đơn.. (có đủ CN, VN ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

VD:con cò đang bay

con cò có bộ nông màu trắng và nó đang bay trên cánh đồng

- Các loại câu xét theo mục đích nói.

+ CÂU KỂ : Dùng để kể , tả, nhận định, giới thiệu một sự vật , sự việc . Cuối câu kể thường ghi dấu chấm.
VD;
- Hôm qua, mình gặp lại cô giáo cũ. ( kể )
- Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt. ( tả)
- Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa .( giới thiệu, nhận định)
+ CÂU HỎI : Dùng để hỏi người khác và tự hỏi mình. Đôi khi, dùng vào mục đích khác ( khen, chê, nhờ, ...). Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
VD;
- Bác ăn cơm chưa? ( hỏi người khác)
- Hình như quyển truyện này mình đã đọc ở đâu rồi ? ( tự hỏi mình)
- Sao bạn giỏi thế ? ( Khen)
- Sao nhà bạn bừa bộn thế? ( chê)
- Bạn có thể nhặt giúp mình cái bút được không? ( nhờ vả)
+ CÂU CẢM : Dùng để bộc lộ cảm xúc ( vui, buồn, ngạc nhiên, thán phục...). Cuối câu ghi dấu chấm than ( chấm cảm)
- A, mẹ đã về ! ( vui mừng)
- Ông ý đi rồi ! ( buồn)
- Bông hoa này to quá!
- Bạn giỏi thật !
+ CÂU KHIẾN ( câu cầu khiến): Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vả ... ai đó làm 1 việc gì . Cuối câu có thể ghi dấu chấm than ( nếu đó là 1 mệnh lệnh) hoặc có thể chỉ ghi dấu chấm nếu đó là một lời yêu cầu, nhờ vả nhẹ nhàng)
- Giơ tay lên !
- Các bạn trật tự đi !
- Xem giúp mình mấy giờ rồi nhé.