Hãy nêu thực trạng và phân bố nghành lâm nghiệp của nước ta và vai trò của từng loại rừng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thực trạng: Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỷ lệ thấp, năm 2000 diện tích rừng 11,6 ha, tỷ lệ che phủ toàn quốc 35%. *Dựa vào chức năng rừng nước ta chia 3 loại. - Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và cho dân dụng - Rừng phòng hộ: Phòng chống thiên tai, lũ, xói mòn.. Bảo vệ môi trường - Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ các giống loài quý hiếm
- Thực trạng: Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỷ lệ thấp, năm 2000 diện tích rừng 11,6 ha, tỷ lệ che phủ toàn quốc 35%.
*Dựa vào chức năng rừng nước ta chia 3 loại.
- Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và cho dân dụng
- Rừng phòng hộ: Phòng chống thiên tai, lũ, xói mòn.. Bảo vệ môi trường
- Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ các giống loài quý hiếm
1. Vai trò:
Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Vì vậy, rừng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thoái.
a. Biến động diện tích rừng ở nước ta
- Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên 12,7 triệu ha (2005) so với 7,2 triệu ha
(1983), nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
- Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), hiện còn rất ít.
- Diện tích rừng tuy có tăng, nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
b. Nguyên nhân
- Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.
- Chặt phá rừng lấy củi đốt.
- Du canh, du cư, mở rộng diện tích canh tác.
- Đốt rừng làm rẫy, một phần diện tích rừng bị phá để ấy đất trồng cây công nghiệp.
c. Phân loại
- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung rất dài là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.
- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên …, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dữ trữ sinh quyển, các khu bảo tồn văn hóa, lịch sử và môi trường.
- Rừng kinh doanh, sản xuất là rừng phục vụ cho nhu cầu sản xuất cho nền kinh tế.
3. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
Bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
a. Ngành trồng rừng
- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung.
- Chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…
b. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
- Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 10 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.
- Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển chủ yếu với sự giúp đở của Thụy Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).
Tham khảo
- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.
- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.
- Trong thủy sản:đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.
tham KHảo
- Cây công nghiệp hàng năm:
+ Lạc: nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ, sau đó là đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Đậu tương: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
+ Mía: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Dâu tằm: Tây Nguyên.
+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.
⟹ Các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, do cây công nghiệp hàng năm là cây trồng ngắn ngày, có thể luân canh, xen canh với cây lương thực.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Cà phê: nhiều nhất ở Tây Nguyên, sau đó là Đông Nam Bộ.
+ Cao su: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên.
+ Hồ tiêu: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Điều: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Dừa: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chè: nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ, sau đó là Tây Nguyên.
⟹ Cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, do: khí hậu nhiệt đới, vùng đất màu màu mỡ, rộng lớn (đất feralit, badan, đất xám,..) thích hợp hình thành các vùng chuyên canh.
Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/dua-vao-bang-83-hay-neu-su-phan-bo-c92a11835.html#ixzz7EYdvh0cS
- Vai trò:
+ Đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn, uống của con người.
+ Góp phần làm tăng thêm chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp.
+ Tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu, tích lũy vốn.
+ Giải quyết việc làm và góp phần giải phóng công việc nội trợ cho phụ nữ.
+ Đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của những nước đang phát triển.
- Đặc điểm:
+ Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp.
+ Sản phẩm của ngành phong phú, đa dạng.
+ Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thủy sản.
- Ngành công nghiệp thực phẩm được phân bố linh hoạt vì nguyên liệu đầu vào là sản phẩm chủ yếu từ nông nghiệp và thủy sản nên thường phân bố gần vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.