K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang "tuổi nhỏ chí lớn" của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa - những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám - ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ...

Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ "không biết". Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính - chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ "Vừ A Dính" (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc "Vừ A Dính bất tử" (nhạc sĩ Tô Hợp) và "Vừ A Dính - người thiếu niên Anh hùng" (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng - Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

14 tháng 1 2019

cường

Thi tìm hiểu Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn Vừ A Dính

Cuộc thi Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn Vừ A Dính được tổ chức dành cho các bạn học sinh trên phạm vi cả nước, diễn ra từ ngày 15/11/2018 đến 15/02/2019. Trong bài viết này VnDoc sẽ hướng dẫn cách làm bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn, mời các bạn cùng tham khảo.

Hội đồng Đội Trung ương kết hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn Vừ A Dính nhằm kỉ niệm 70 ngày Anh hùng hi sinh cũng như kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của Quỹ học bổng Vừ A Dính.

Để giúp các bạn nhỏ có thêm kiến thức để tham dự cuộc thi Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn VnDoc xin chia sẻ với các bạn đáp án cuộc thi Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn và các bài viết, bài cảm nghĩ về anh hùng Vừ A Dính hay nhất để các bạn sử dụng làm tư liệu dự thi.

Câu hỏi dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn Vừ A Dính

Câu 1. Em hãy kể tên những người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn trong lịch sử đất nước mà em biết.

Trả lời:

- Anh hùng Nông Văn Dền (tức Kim Đồng, 1929 – 1943) là người dân tộc Tày, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Anh hùng Vừ A Dính (1934-1949) sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu.

- Anh hùng Võ Thị Sáu (1933-1952) sinh ra trong gia đình nghèo ở tỉnh Bà Rịa.

- Anh hùng Dương Văn Mạnh (1930 - 1944) là người dân tộc Kinh, quê ở ấp Tây, xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Anh hùng Dương Văn Nội (1932 – 1947) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

- Anh hùng Hoàng Văn Thọ (1932 – 1947) là người dân tộc Tày, quê ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

- Anh hùng Nguyễn Minh Trung (1934 - 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

- Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

- Anh hùng Nguyễn Đăng Lành (1935 – 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

- Anh hùng Phạm Ngọc Đa (1938 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

- Anh hùng Lưu Quý An (1940 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Anh hùng Trần Văn Chẩm (1947 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Sài Gòn.

- Anh hùng Trần Hoàng Na (1949 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ.

- Anh hùng Phạm Thị Đào (1954 - 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Anh hùng Phạm Văn Ngũ (1954 – 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức tỉnh Long An.

- Anh hùng Hồ Văn Nhánh (1955 – 1968) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng, h uyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

- Anh hùng Nguyễn Văn Đức (1956 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Anh hùng Nguyễn Văn Kiến (1958 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Câu 2. Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ lịch sử nào của nước ta?

Trả lời: Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 3. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên ở địa phương nào ở vùng Tây Bắc nước ta?

Trả lời: Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

Câu 4. Anh Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày tháng năm nào? Em hãy kể tên những cuốn sách, những bài hát hát về anh Vừ A Dính mà em biết.

Trả lời: Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày 15-6-1949.

- Sách: Vừ A Dính, tác giả Tô Hoài, NXB Kim Đồng (2006).

- Bài hát: Vừ A Dính sáng tác Hồng Tuyến; Vừ A Dính bất tử.

Câu 5. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính thành lập ngày tháng năm nào, do cơ quan nào đề xuất và làm thường trực của Quỹ? Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính là ai?

Trả lời: - Quỹ Học bổng Vừ A Dính được Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định thành lập ngày 5-3-1999 theo sáng kiến của Báo Thiếu Niên Tiền Phong.

- Báo Thiếu Niên Tiền Phong và VTV2 là cơ quan thường trực của Quỹ.

- Quỹ Học bổng Vừ A Dính do bà Trương Mỹ Hoa-Nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Chủ tịch.

Câu 6. Quỹ Học bổng Vừ A Dính cấp học bổng và giúp đỡ đối tượng học sinh, sinh viên nào?

Trả lời: Quỹ Học bổng Vừ A Dính là Quỹ dành riêng cho học sinh sinh viên dân tộc thiểu số nghèo, học giỏi, phấn đấu rèn luyện tốt trong cả nước. Quỹ Học bổng Vừ A Dính ra đời góp phần vào sự nghiệp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trẻ cho miền núi và dân tộc.

Câu 7. Em hãy kể tên những hoạt động nổi bật của Quỹ Học bổng Vừ A Dính từ khi thành lập đến nay?

Trả lời: Quỹ Học bổng Vừ A Dính được các cơ quan Văn phòng Quốc hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ Ban dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam tham gia điều hành. Báo Thiếu Niên Tiền phong, Công ty sân gol Ngôi sao Chí Linh, Công ty Cáp và Vật liệu viễn thông ( SACOM), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tập đoàn Tân Tạo, Petrolimex tham gia tổ chức và tài trợ chính.

Trong 19 năm qua, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã trao tặng hơn 30.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học giỏi, rèn luyện tốt. Ngoài cấp phát học bổng thường niên cho các em (mỗi năm 5.000 suất), Quỹ Học bổng Vừ A Dính còn chú trọng đến Chương trình Đầu tư theo chiều sâu với sự đa dạng của nhiều mô hình đầu tư cho các em như:

Dự án Mở đường đến tương lai được Quỹ Học bổng Vừ A Dính phối hợp với Quỹ tài trợ Vinacapital nhằm hỗ trợ một phần khó khăn về kinh tế giúp các em nữ sinh có nguy cơ bỏ học có điều kiện, yên tâm đến trường.

Dự án Ươm mầm tương lai là dự án được các trường học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính tiếp nhận các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết phấn đấu vươn lên trong học tập về ăn ở, học tập tại trường.

Dự án Chắp cánh ước mơ là dự án được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính nhận hỗ trợ kinh phí học tập hàng tháng cho các em học sinh, sinh viên đang theo học tại địa phương.

Dự án Thắp sáng tương lai là dự án được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính xây dựng trường học, cầu, đường, công trình nước sạch cho những địa phương khó khăn về kinh tế, thiếu thốn về cơ sở vật chất và có đông đồng bào dân tộc sinh sống.

Câu 8. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính là tấm gương tiêu biểu đại diện cho truyền thống “tuổi nhỏ chí lớn” của thanh thiếu niên Việt Nam. Em hãy viết những cảm xúc của em về người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính, người đã truyền cho em cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ (bài viết tối đa 500 từ).

bài làm

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.

Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Cả cha và mẹ của anh đều tham gia kháng chiến và gia đình anh là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Lớn lên trong một gia đình như vậy, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Năm đó, Vừ A Dính chỉ mới 13 tuổi. Tuổi đời còn nhỏ nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.

Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Sự hi sinh của anh là sự hi sinh của một người thiếu niên gan dạ, kiên cường, một con người thông minh và tài trí. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Tôi không ngờ rằng người thiếu niên nhỏ tuổi ấy lại không hề run sợ trước súng đạn kẻ thù. Anh sẵn sàng đối diện với cái chết để đảm bảo bí mật cách mạng. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.

Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, Vừ A Dính có tinh thần tự học rất cao. Anh là người ham học, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.

Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.

Để ghi nhận những công lao của người anh hùng nhỏ tuổi, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Vừ A Dính. Anh cũng là nhân vật chính trong cuốn truyện cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh đó, anh cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác âm nhạc, trong đó tiêu biểu là bài hát “Vừ A Dính bất tử” của nhạc sĩ Tô Hợp và bà hát “Vừ A Dính - người thiếu niên anh hùng” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.

Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.

11 tháng 10 2014

neu dung ca 20 cau thi so diem thi sinh do nhan duoc so diem la: 

           20 * 10 = 200 ( diem )

   so diem tang len la :

            200 - 80 = 120 ( diem )

moi lan thay mot cau tra loi dung bang mot cau tra loi sai thi so diem giam di la :

            10 + 5 = 15 ( diem )

   vay so cau thi sinh do tra loi sai la :

              120 / 15 = 8 ( cau )

so cau thi sinh do tra loi dung la :

               20 - 8 = 12 ( cau )

hê hê ha ha 

 

5 tháng 12 2014

hhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaas

 

Người dùng của Olm đa số là từ lớp 3 đến lớp 8.

Do Olm có thể đăng kí tài khoản bằng số điện thoại, mà số điện thoại thì thông dụng hơn.

Nếu bạn muốn hỏi những câu từ lớp 6 trở lên bạn có thể tìm một số trang web khác như các trang đăng kí tài khoản bằng Facebook vì người dùng của những trang web đó thường là từ lớp 5 đến lớp 10 (ví dụ: Hoidap247)

@Cỏ

#Forever

15 tháng 10 2021

có mà bn

21 tháng 2 2016

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

21 tháng 2 2016

rảnh rỗi quá ha

30 tháng 9 2018

lp tớ còn chả học

23 tháng 10 2018

tai sao vay

10 tháng 3 2016

X-68=15

x=15+68=83

111111111111111111111111111111111111111111111

10 tháng 3 2016

vi hiệu là số có 2 chữ số có tổng các chữ số là 6 nên hiệu phải là15

Số bị trừ là :

        15+68=83

                Đáp số : 83

nhớ k cho anh nha

ccccccccccccccc

25 tháng 11 2017

tên dài nhỉ

28 tháng 1 2016

0,5

tick cho mik nha

 

28 tháng 1 2016

=a+b+c/b+c+a+c+a+b

=a+b+c/2a+2b+2c

=a+b+c/2(a+b+c)

=1/2.

tick nha !!