tả chú hướng dẫn viên du lịch
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.
Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"
Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106058′ – 107022′ kinh độ Ðông và 20045′ – 20050′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.
Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. Chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.
Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.
Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.
Tham khảo:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", với đỉnh cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quảng Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)...được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.
Tham khảo:
1. Phố Hiến – điểm du lịch nổi tiếng tại Hưng Yên đầy hoài cổĐịa danh đầu tiên nằm trong danh sách những điểm du lịch nổi tiếng ở Hưng Yên đó chính là Phố Hiến. Khu phố tọa lạc trên hai phường Lam Sơn và Hồng Châu, Hưng Yên, trải rộng khoảng 5km2 và được hình thành từ khoảng thế kỷ XIII. Trước đây phố Hiến đã từng là một thương cảng sầm uất nhất cả nước vào thể kỷ XVII – XVIII.
Phố Hiến Hưng Yên được hình thành từ thế kỷ XIII
Trải qua biết bao những đổi thay của lịch sử, địa danh phố Hiến ngày nay đã không còn bóng dáng của thương cảng nổi tiếng ngày nào nhưng những giá trị văn hóa, những ngôi chùa cổ, những kho tượng Phật nghìn năm vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Tại Phố Hiến có một số quần thể kiến trúc lớn nổi bật như: đền Mẫu, hồ Bán Nguyệt, chùa Hiến, chùa Chuông,... Mỗi một công trình đều mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử lâu đời.
Phố Hiến hiện nay đang lưu giữ nhiều công trình kiến trúc nổi bậtDu lịch đến Phố Hiến du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các công trình cổ mà còn có dịp để thưởng thức nhiều món ăn ngon của Hưng Yên như: bún thang lươn, nhãn lồng, chả gà tiểu quan,...
Du lịch Quy Nhơn Bình Định được rất nhiều du khách nhắc đến trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây. Không những sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên biển đảo hùng vĩ, Quy Nhơn Bình Định còn được biết đến là địa danh gắn liền với nhiều danh nhân nổi tiếng cũng như lịch sử võ thuật hào hùng của dân tộc.
1. Giới thiệu du lịch Quy Nhơn – Bình Định
Quy Nhơn – Bình Định – nơi có biển nghìn năm sóng vỗ với những bãi cát dài thơ mộng
Quy Nhơn – Bình Định – nơi có sự u huyền cổ kính của những tháp Chàm và nhiều di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.
Quy Nhơn – Bình Định – nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ vào cuối thế kỷ XVIII, của quân dân Quy Nhơn – Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Quy Nhơn – Bình Định – nơi hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối và biển cả với những danh thắng nổi tiếng như: Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, Ghềnh Ráng Tiên Sa, đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, bãi biển Quy Hòa, Cù Lao Xanh v.v…
Quy Nhơn – Bình Định – Nơi hội tụ của các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, các làng nghề truyền thống độc đáo, phong cách ẩm thực đặc trưng… cùng biết bao điều kỳ thú khác.
Quy Nhơn – Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của biển, của rừng, được cảm nhận cái gió, cái nắng miên man của vùng đất nhiệt đới, được tham quan những làng nghề truyền thống đặc sắc, được thưởng thức các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của vùng quê biển và được chào đón bằng tình cảm thân thiện đầy lòng mến khách của người dân nơi đây
2. Các điểm du lịch nhất định phải đến tại Quy Nhơn – Bình Định dành cho du khách
2.1 Bãi tắm Kỳ Co
Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Kỳ Co mang một vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ với biển xanh, cát trắng, nắng vàng đẹp tựa một bức tranh vừa nên thơ vừa hùng vĩ, Kỳ Co còn được mệnh danh là nơi cách thiên đường chỉ một bước chân, một Maldives của Việt Nam
Nơi đây hấp dẫn du khách, đặc biệt là những người ưa du lịch khám phá, bởi không chỉ có cảnh đẹp làm say lòng người mà còn biết bao điều thú vị… Tại đây du khách có thể hòa mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi cát trắng xóa. Bãi Kỳ Co rất thích hợp cho những chuyến đi của gia đình, đặc biệt nếu có trẻ nhỏ, các bé sẽ vô cùng thích thú khi được ngâm mình trong một hồ bơi tự nhiên, cùng bắt sò, bắt ốc và chơi đùa với những con cá nhỏ bị sóng đánh vào bờ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kỳ Co một không gian đầy sáng tạo tuyệt vời.
2.2 Đảo Hòn Khô
Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho Làng chài Nhơn Hải. Gọi là Hòn Khô bởi đảo chẳng có gì ngoài những dãy núi đá cheo leo, khô khốc cố ngoi ra biển.
Ở đảo, bốn mùa gió biển thi nhau đùa cợt xô đẩy vào vách đá, những con sóng bạc đầu thích thú với việc tạo hình cho đá. Chúng miệt mài đêm ngày chăm chút, tỉa tót khiến đá cũng mềm lòng mà uốn éo, ngả nghiêng.
Du lịch Quy Nhơn Bình Định được rất nhiều du khách nhắc đến trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây. Không những sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên biển đảo hùng vĩ, Quy Nhơn Bình Định còn được biết đến là địa danh gắn liền với nhiều danh nhân nổi tiếng cũng như lịch sử võ thuật hào hùng của dân tộc.
1. Giới thiệu du lịch Quy Nhơn – Bình Định
Quy Nhơn -Bình Định – nơi có biển nghìn năm sóng vỗ với những bãi cát dài thơ mộng
Quy Nhơn – Bình Định – nơi có sự u huyền cổ kính của những tháp Chàm và nhiều di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.
Du khách check in Tháp Bánh Ít Bình Định. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm
Quy Nhơn – Bình Định – nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ vào cuối thế kỷ XVIII, của quân dân Quy Nhơn – Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Quy Nhơn – Bình Định – nơi hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối và biển cả với những danh thắng nổi tiếng như: Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, Ghềnh Ráng Tiên Sa, đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, bãi biển Quy Hòa, Cù Lao Xanh v.v…
Bãi tắm Kỳ Co – Điểm du lịch nhất định phải đến khi đi du lịch Quy Nhơn
Quy Nhơn – Bình Định – Nơi hội tụ của các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, các làng nghề truyền thống độc đáo, phong cách ẩm thực đặc trưng… cùng biết bao điều kỳ thú khác.
Quy Nhơn – Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của biển, của rừng, được cảm nhận cái gió, cái nắng miên man của vùng đất nhiệt đới, được tham quan những làng nghề truyền thống đặc sắc, được thưởng thức các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của vùng quê biển và được chào đón bằng tình cảm thân thiện đầy lòng mến khách của người dân nơi đây
2. Các điểm du lịch nhất định phải đến tại Quy Nhơn – Bình Định dành cho du khách
2.1 Bãi tắm Kỳ Co
Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Kỳ Co mang một vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ với biển xanh, cát trắng, nắng vàng đẹp tựa một bức tranh vừa nên thơ vừa hùng vĩ, Kỳ Co còn được mệnh danh là nơi cách thiên đường chỉ một bước chân, một Maldives của Việt Nam
Nơi đây hấp dẫn du khách, đặc biệt là những người ưa du lịch khám phá, bởi không chỉ có cảnh đẹp làm say lòng người mà còn biết bao điều thú vị… Tại đây du khách có thể hòa mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi cát trắng xóa. Bãi Kỳ Co rất thích hợp cho những chuyến đi của gia đình, đặc biệt nếu có trẻ nhỏ, các bé sẽ vô cùng thích thú khi được ngâm mình trong một hồ bơi tự nhiên, cùng bắt sò, bắt ốc và chơi đùa với những con cá nhỏ bị sóng đánh vào bờ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kỳ Co một không gian đầy sáng tạo tuyệt vời.
Du khách Quy Nhơn Tourist check in Bãi tắm Kỳ Co Quy Nhơn
Tham khảo: Tour Kỳ Co Eo Gió
2.2 Đảo Hòn Khô
Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho Làng chài Nhơn Hải. Gọi là Hòn Khô bởi đảo chẳng có gì ngoài những dãy núi đá cheo leo, khô khốc cố ngoi ra biển.
Ở đảo, bốn mùa gió biển thi nhau đùa cợt xô đẩy vào vách đá, những con sóng bạc đầu thích thú với việc tạo hình cho đá. Chúng miệt mài đêm ngày chăm chút, tỉa tót khiến đá cũng mềm lòng mà uốn éo, ngả nghiêng.
Hòn Khô mang cho mình vẻ đẹp quyến rũ. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm
Hòn Khô cũng thật biết chiều chuộng những đôi chân ưa khám phá mạo hiểm. Nó buộc khách xa phải thở hổn hển trèo hết vách này đến dốc khác để rồi trả công bằng cảm giác khi lên tới đỉnh, người ta cảm hết được sự khoáng đạt, bao la của biển cả. Phía xa xa là toàn cảnh TP Quy Nhơn được thu gọn trong tầm mắt…
Bãi tắm ở Hòn Khô vẫn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc. Không chỉ sở hữu làn nước biển xanh trong, đảo còn được bao bọc bởi những rặng san hô muôn màu. Lặn ngắm san hô trở thành một đặc sản du lịch của đảo Hòn Khô. Bên cạnh đó du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản tươi ngon miền biển do người dân nơi này chế biển đặc biệt là món “Bánh xèo Hải sản”, cùng nhâm nhi ly rượu Bàu Đá cay nồng mang đậm bản sắc văn hóa Bình Định ấn tượng khó phai.2.3 Đảo Cù Lao Xanh
Ai đã đến Bình Định đều biết đến câu ca quen thuộc: “Bình Định có núi Vọng Phu, có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh”. Và nếu bạn đã một lần đặt chân lên đảo Cù Lao Xanh, bạn sẽ không thể nào quên cái màu xanh quyến rũ của biển trời non nước.
Là hòn đảo cách TP. Quy Nhơn khoảng 22km (khoảng 30 phút đi cano và gần 2 tiếng đi thuyền gỗ), Cù Lao Xanh là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Bình Định. Bởi đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian xanh bất tận của biển xanh, trời xanh và đảo xanh. Được ngắm nhìn hoàng hôn trên cầu cảng với những chiếc thuyền con dập dền trên sóng biển, ngắm nhìn cuộc sống của những người dân làng chài dung dị trong khung cảnh bình yên phía bờ nam của đảo; hoặc du khách cũng có thể khám phá nét hoang sơ với những hòn đá đủ hình thù, với sự hùng vĩ, bao la của trời – biển và núi non nơi phía bắc Đảo.Đến với Cù Lao Xanh, du khách còn được chiêm ngưỡng ngọn Hải Đăng có chiều cao 118m so với mặt nước biển được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Được tắm nước suối Giếng Tiên mà tương truyền xưa kia vào những đêm trăng sáng, các nàng tiên trên trời thường xuống đây để du ngoạn, tắm mát và vui đùa!2.4 Eo Gió
Eo Gió thuộc khu vực 3, thôn Lý Lương, xã đảo Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tình Bình Định. Là một eo biển xanh, đẹp hình vòng cung được những rặng núi đá cao uống cong ôm trọn vào lòng. Không biết từ bao giờ hay xuất phát từ lòng mến mộ cảnh đẹp của các nhiếp ảnh gia và du khách khi đến tham quan tại đây, mà địa danh Eo Gió – đã được “phong tặng” là nơi có cảnh hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam.
Ghé thăm Eo Gió, du khách có thể nghe tiếng gió vi vu thổi vào vách đá, luồn qua những hang động và hòa quyện tiếp với sóng dạt dào ngày đêm xô vào bờ; để nhìn những phiến đá kỳ vĩ đầy hình thù đang cố dang tay ôm lấy đại dương ngút ngàn; thấp thoáng xa xa từng đàn chim én lượn chao nghiêng trông đẹp ngỡ ngàng.
2.5 Khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa
Nằm ở phía đông nam TP Quy Nhơn, là tác phẩm thiên tạo với quần thể sơn thách chạy sát biển, nơi những dãy đá núi nhấp nhô, chập trùng tạo thành hang, thành rạng, thành gành, với một bên là những bãi cát dài trắng mịn và mặt biển xanh màu ngọc bích rì rào sóng vỗ… tất cả tạo nên một Ghềnh Ráng nguyên sơ, một bức tranh thủy mặc hữu tình kỳ vĩ và thơ mộng.
Bên cạnh sườn đồi là nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử – một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam. Từ đây du khách có thể ngắm bao quát toàn bộ phía đông thành phố Quy Nhơn và xa hơn là bán đảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh nhiều cảm xúc
Ghềnh Ráng được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ mát cho hoàng gia từ những năm 1927.
2.6 Tháp Đôi Quy Nhơn
Được xây dựng vào cuối thể kỉ XII, nằm ở Phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Cả 2 ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của Tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Tháp được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980.
Bên cạnh sườn đồi là nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử – một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam. Từ đây du khách có thể ngắm bao quát toàn bộ phía đông thành phố Quy Nhơn và xa hơn là bán đảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh nhiều cảm xúc
Ghềnh Ráng được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ mát cho hoàng gia từ những năm 1927.
2.6 Tháp Đôi Quy Nhơn
Được xây dựng vào cuối thể kỉ XII, nằm ở Phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Cả 2 ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của Tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Tháp được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980.
2.7 Bảo tàng Quang Trung
Nằm cách Quy Nhơn khoảng 45km về hướng Tây Bắc, Bảo tàng Quang Trung được nhà nước xây dựng năm 1978, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng vẻ uy nghiêm, gồm 9 phòng trưng bày các hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 – 1789)
Đến bảo tàng, ngoài việc được chiêm ngưỡng những di vật thể về chiến tích lừng lẫy của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII, du khách còn được thưởng thức các chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về võ Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc,… các chương trình này sẽ đưa du khách ngược dòng lịch sử trở lại với những trận chiến hào hùng của phong trào Tây Sơn cuối thế kỳ XVIII.
Chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.
Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.
Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay.
Đền Trần hay Di tích nhà Trần thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Khu di tích rộng tới hàng chục héc ta với đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa tháp Phổ Minh.
Sử cũ còn lưu, vào năm 1239 nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông tới hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi về ở. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng nghỉ tại đó.
Hơn bảy trăm năm đã trôi qua, cung điện cũ không còn, nay có ngôi đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần cùng các đế hậu, đế phi được khởi dựng từ thời Hậu Lê. Bên cạnh đền Thiên Trường là đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và gia quyến cùng các tướng tâm phúc của ông được dựng từ
Cùng với việc đúc tượng 14 vị vua đời Trần, 14 đỉnh đồng thờ tại tôn miếu, tỉnh Nam Định còn quy hoạch xây dựng khu di tích thành một công trình văn hoá xứng với tầm vóc của một triều đại có công giữ gìn và hưng thịnh đất nước.
Hội Đền Trần diễn ra từ ngày 15 – 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Nghi lễ gồm các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa quả đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Những năm chẵn, hội mở to hơn.
Trước sân đền, phấp phới lá cờ đại – lá cờ hội truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ “Trần” bằng Hán tự do hai chữ “Đông” và “A” ghép lại, mãi mãi rạng rỡ tinh thần hào khí “Đông A”. Lễ hội được cử hành trang nghiêm, đám rước với cờ quạt, chiêng trống, kiệu lễ, kiệu bát cống, kéo dài hàng nửa cây số.
Hội có nhiều trò vui hấp dẫn như: chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, múa bài bông và hát văn – tương truyền có từ thời Trần truyền lại.
Theo sử sách, đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông, nhà vua cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền gọi là “Thái Bình diên yến”. Trần Quang Khải đã sáng tác điệu múa mừng chiến thắng mang tên múa “Bài bông”.
Vũ công là những cô gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc, mỗi người đặt một chiếc đòn gánh ngắn trên vai, hai đầu quẩy hai chiếc giỏ xếp đầy hoa hoặc hai chiếc đèn lồng bằng giấy. Người múa còn cầm chiếc quạt phụ hoạ cho động tác múa. Múa “Bài bông” chia thành bát dật, lục dật, tứ dật đến thời Nguyễn đã thành quy củ. Ngày nay, phường Phương Bông ngoại thành Nam Định vẫn duy trì đội múa có trình độ điêu luyện.
Cũng theo hồi cố của các bậc bô lão địa phương thì vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng Giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc
Các làng rước kiệu các vị thần về tụ tập ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi thức này phản ánh một tập tục cổ: sau những ngày nghỉ tết, từ rằm tháng Giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. Khai ấn là mở đầu cho ngày làm việc của năm mới.
Những năm gần đây, lễ Khai ấn tại đền Trần vào đêm 14 rạng ngày rằm tháng Giêng âm lịch đã trở thành hoạt động văn hóa vượt ra khỏi phạm vi địa phương, thu hút sự quan tâm của đồng bào cả nước.
Lễ khai ấn trước hết là một tập tục từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một “thủ đô kháng chiến” để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường. Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là “Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng”.
Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng kinh lý qua Ninh Bình có ghé thăm nơi đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Từ đấy, lễ Khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời, đất, tiên tổ. Còn trong dân gian truyền tụng, xin được dấu ấn sẽ may mắn cả năm và rạng rỡ đường công danh. Chính vì vậy những ngày này, khách hành hương kéo về đền Thiên Trường rất đông, có thời điểm đến 2 vạn người.
Đến Thiên Trường, đến với hội đền Trần không chỉ để chiêm bái vẻ đẹp mà còn thể hiện lòng thành kính biết ơn đất nước, cha ông.
__________________