K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2020

 Tháng 10/1427, 15 vạn quân Minh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.

- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liễu Thăng trước.

- Ngày 8/10/1427, Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích ở cầu Trạm Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.

- Ngày 10/12/1427, Lương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.

27 tháng 6 2020
  • Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân tiến đánh vào Lạng Sơn.
  • Đến cửa ải Chi Lăng bị kị binh ta ra chặn đánh và dụ cho đội kị binh địch trong đó có Liễu Thăng vào ải.
  • Khi ngựa chúng bì bõm vượt qua đầm lầy, một loạt pháo nổ như sấm ra hiệu. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên bắn lao vun vút.
  • Địch tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau của địch cũng bị ta phục kích tấn công.
5 tháng 5 2019

Câu 1 : 

Diễn biến:

- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.

Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Câu 2 :

- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.



 

1 tháng 5 2021

diễn biến:

-tháng 10/1427: 15 vạn viện binh kéo vào nước ta, đạo 1 do Liễu Thăng chỉ huy, đạo 2 do Mộc Thạnh chỉ huy

-ngày 8/10/1427:Liễu Thăng bị phục kích và giết tại ải Chi Lăng, Lương Minh lên thay, dẫn quân xuống Xương Giang bị ta tiêu diệt 3 vạn quân Minh=> số còn lại xuống Xương Giang

- Liễu Thăng bị giết, Mộc Thạnh vội vàng rút quân về nước

- Nghe tin 2 đạo quân bị tiêu diệt, Vương Thông xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan

-ngày 3/1/1428: toán quân của cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta, đất nước sạch bóng quân thù

15 tháng 3 2017

Ý nghĩa lịch sử :

-Đất nước hoàn toàn giải phóng .

-Giành độc lập tự chủ .

- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.

2 tháng 4 2017

Diễn biến:

-10/1427: 10 vạn viện binh từ Trung Quốc sang, chia làm hai hướng

+ Hướng 1: do Liễu Thăng chỉ huy theo hướng Quảng Tây->Lạng Sơn

+Hướng 2: do Mộc Thạch chỉ huy theo hướng Vân Nam-> Hà Giang

-Quân ta mai phục giết Liễu Thăng ở ải Chi Lăng( Lạng Sơn), giết Lương Minh, Lý Khánh, số quân còn lại bị tiêu diệt ở Xương Giang(Bắc Giang)

-Lê Lợi đem chiến lợi phẩm đến doanh trại của Mộc Thạch->chúng sợ rút cgayj về nước

-3/1/1428: Vương Thông rút quân về nước

Nguyên nhân thắng lợi:

-Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn

-Ý chí quyết tâm giành độc lập cho đất nước

-Nhân dân đoàn kết đánh giặc

Ý nghĩa:

-Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh

-Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước

7 tháng 2 2022

E tham khảo link nhé

https://sachgiaibaitap.com/sach_giai/giai-lich-su-dia-li-lop-5-vnen-bai-10-sam-set-dem-giao-thua-chien-thang-dien-bien-phu-tren-khong/#gsc.tab=0

1 tháng 5 2022

bạn tham khảo nha

Hoàn cảnh

-Trong lúc quân minh đang khốn cùng tại Đại Việt thì tháng 10 năm 1427,có thêm viện binh từ Trung quốc tiến vào nước ta theo 2 đạo

 

Diễn biến:

-10/1427: 10 vạn viện binh từ Trung Quốc sang, chia làm hai hướng
+ Hướng 1: do Liễu Thăng chỉ huy theo hướng Quảng Tây->Lạng Sơn
+Hướng 2: do Mộc Thạch chỉ huy theo hướng Vân Nam-> Hà Giang
-Quân ta mai phục giết Liễu Thăng ở ải Chi Lăng( Lạng Sơn), giết Lương Minh, Lý Khánh, số quân còn lại bị tiêu diệt ở Xương Giang(Bắc Giang)
-Lê Lợi đem chiến lợi phẩm đến doanh trại của Mộc Thạch->chúng sợ rút cgayj về nước
-3/1/1428: Vương Thông rút quân về nước

Kết quả:Quân ta chiến thắng ,Liễu thăng bị chém đầu Mộc thạch sợ hãi vội xin hàng mở hội thề Đông Quan

chúc bạn học tốt nha

1 tháng 5 2022

Tham khảo

Hoàn cảnh:

– 10/1426, 5 vạn viện binh giặc kéo ѵào Đông Quan, quân Minh có tổng cộng 10 vạn quân

– Vương Thông mở cuộc phản công lớn đánh ѵào Cao Bộ

 Diễn biến:

– Sáng 7/11/1426, Vương Thông tiến về về Cao Bộ

– Quân ta bố trí mai phục ở Tốt Động ѵà Chúc Động, đặt phục binh ở những nơi trọng yếu

– Khi quân Minh lọt ѵào trận địa, nghĩa quân xông lên từ tứ phía phá tan hàng ngũ giặc

– Dồn quân giặc xuống đồng để tiêu diệt 1 lượt, số khác xin hàng

 Kết quả:

– 5 vạn quân Minh bị tiêu diệt, 1 vạn bị bắt sống Ɩàm tù binh

– Vương Thông tháo chạy về Đông Quan

– Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận

7 tháng 5 2021

1. Diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26/ 4 đến 30/ 4): Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh".

- 5 giờ chiều 26/ 4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- 10 giờ 45 ngày 30/ 4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

- 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

2. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ

- Đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

   
14 tháng 6 2023

đầy đủ chưa b 

 

21 tháng 4 2019

Diễn biến:

- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.


Diễn biến:

- Năm 1427 Liễu Thăng bị mai phục và giết chết ở ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị mai phục ở Cần Trạm, Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội rút quân về.

Lê Lợi cho người đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trai Mộc Thạnh vì :

Biết khi Mộc Thạnh khi thấy các chiến lợi này sẽ biết ngay là Liễu Thăng đã tử trận, hốt hoãn biết có thể mình cũng sẽ thua, quá khiếp sợ nên đã cho quân rút về nước. Vậy là khởi nghĩa kết thúc.

27 tháng 4 2019

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin, một loạt nước châu Âu được giải phóng

- Mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng gay gắt.

- Tháng 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng.

- Trong bối cảnh đó, Đảng xác định kẻ thù trước mắt là phát xít Nhật.

* Diễn biến:

- Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu thình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

- Ở khu căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, hoàng loạt các xã, châu, huyện được giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập.

- Tại Bắc Kì và Trung Kì, phong trào diễn ra manh mẽ dưới khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

- Làn sóng khởi nghĩa từng phần diễn ra rộng khắp cả nước.

14 tháng 4 2017

Câu 5: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Lam Sơn.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí bất khuất, quyết tâm dành độc lập, tự do cho đất nước.

- Có sự đoàn kết, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc- thời Lê Sơ.

14 tháng 4 2017

Câu 3: Diễn biến, kết quả của chiến thắng Tốt Động- Chúc Động.

* Diễn biến:

- T10/1426, Vương Thông chỉ huy hơn 5 vạn viện binh tiến vào Đông Quan.

- 7/11/1426, Vương Thông mở cuộc phản công vào Cao Bộ để giành lại thế chủ động.

- Quân ta đặt phục kích ở Tốt Động- Chúc Động.

* Kết quả: Ta tiêu diệt 5 vạn, bắt sống một vạn quân. Vương Thông bị thương bỏ chạy về Đông Quan. Ta vây hãm thành Đông Quan, giải phóng nhiều châu, huyện.