K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2017

Vì lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa thét đinh tai mà chàng vẫn ngồi mải mê đan sọt không nhận thấy làm cản lối đi của đoàn quân Trần Hưng Đạo nên quân mở đường giận dữ lấy giáo dâm vào đùi đề chàng tỉnh ra, dời đi chỗ khác.

15 tháng 9 2019

Vì Trần Hưng Đạo nhận thấy chàng trai là người có chí khí, can đảm lại tinh thông các phép dùng binh, là một nhân tài có thể giúp ích cho đất nước.

4 tháng 5 2018

Chàng trai ngồi bên vá đường đan sọt.

Chàng trai làng Phù Ủng   Phạm Ngũ Lão là một tướng giỏi thời nhà Trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Thời trai trẻ của ông cũng thật đáng khâm phục. Câu chuyện kể về ông như sau:   Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng mải miết với công việc và đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề hay biết những cảnh vật xung...
Đọc tiếp

Chàng trai làng Phù Ủng

   Phạm Ngũ Lão là một tướng giỏi thời nhà Trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Thời trai trẻ của ông cũng thật đáng khâm phục. Câu chuyện kể về ông như sau:

   Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng mải miết với công việc và đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề hay biết những cảnh vật xung quanh mình. Giữa lúc ấy, đoàn quân đưa kiệu Trần Hưng Đạo đi ngang qua làng. Lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa phát thanh náo nhiệt. Thế nhưng, chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên đan sọt. Quân mở đường giận quá bèn lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy lai láng nhưng chàng trai vẫn không hay biết.

   Kiệu Hưng Đạo Vương đến gần. Lúc ấy, chàng trai mới sực tỉnh và vội đứng dậy vái chào, Hưng Đạo Vương hỏi:

- Đùi bị đâm chảy máu thế kia ngươi không biết sao?

   Chàng trai đáp:

- Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý, xin Đại Vương xá cho.

   Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến chiến thuật dùng binh, chàng trai trả lời trôi chảy. Hưng Đạo Vương tỏ lòng mến trọng người tài, đưa theo về kinh đô. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc và lập được chiến công lớn.

15
27 tháng 9 2021

cho mik cái câu hỏi

27 tháng 9 2021

câu hỏi đâu bn

31 tháng 12 2017

a, Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì ?

Kéo lúa của nhà mình lên cho bằng lúa của nhà khác .

b, Về nhà , anh chàng nói gì với vợ ?

Về nhà anh khoe với vợ là lúa mình rất tốt

c, Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

Vì bị đứt nên lúa nhà chàng ngốc bị héo hết

20 tháng 7 2019

Phạm Ngũ Lão là một tướng giỏi thời nhà trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Thời trai trẻ của ông cũng thật đáng khâm phục. Câu chuyện kể về ông như sau :

Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng mải miết với công việc và đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề hay biết những cảnh vật xung quanh mình. Giữa lúc ấy, đoàn quân đưa kiệu Trần Hưng Đạo đi ngang qua làng. Lối hẹp, quân đông võng xe chật đường, loa phát thanh náo nhiệt. Thế nhưng, chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên đan sọt. Quân mở đường giận quá bèn lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy lai láng nhưng chàng trai vẫn không hay biết.

Kiệu Hưng Đạo Vương đến gần. Lúc ấy, chàng trai mới sực tỉnh và vội đứng dậy vái chào. Hưng Đạo Vương hỏi:

– Đùi bị đâm chảy máu thế kia ngươi không biết sao ?

Chàng trai đáp :

– Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý, xin Đại vương xá cho.

Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến chiến thuật dùng binh, chàng trai trả lời trôi chảy. Hưng Đạo tỏ lòng mến trọng người tài, đưa theo về kinh đô. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc và lập được chiến công lớn.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.- Con cho thìa muối này vào cốc...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

 Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói

Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

Câu 1: Người thầy đã làm những việc gì đối với thìa muối đầy Câu 2: Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “hòa tan” trong văn bản?

Câu 3: Em rút ra những bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?

Câu 4: Từ văn bản phần đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của những thử thách đối với con người.

Mk cảm ơn ạ

1
20 tháng 3 2022

C1: đổ thìa muối vào cốc nước và hồ nước

C2: em hiểu:

về "thìa muối ": ví như những gian nan, thử thách gian khổ mà mỗi con người ai cũng có trong đời

về "hòa tan "được ví như : cách thức sống, cách giải quyết của mỗi người khi gặp thử thách và khó khăn.

C3:Bài học : Phải học cách đối mặt với những gian lao, khó khăn, thử thách trong đời để vươn tới thành công.

C4: e tham khảo nha :

Thứ quý giá nhất mà mỗi thử thách mang đến cho chúng ta đó là chúng sẽ giúp ta mạnh mẽ hơn. Thật vậy, trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những lần gặp những khó khăn, thất bại và cảm thấy bế tắc hoàn toàn. Vậy nên, cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống khi gặp gian nan, thử thách thực sự quan trọng và quyết định đến mọi thành công của mỗi cá nhân sau này. Nếu như mỗi người thực sự cố gắng thì thành công là điều nằm trong tầm với sau này. Đầu tiên, ta cần phải thoát khỏi bóng đen của thất bại, chiến thắng về mặt tinh thần và coi thất bại là một phần không thể thiếu đối với việc tiến đến thành công. Hơn nữa, đối với những người lạc quan thì thất bại chính là cách mà họ học hỏi, cách mà họ trưởng thành; và quan trọng nhất họ coi thất bại là món quà và hạnh phúc khi được thất bại. Sau khi chiến thắng được tâm lý sợ thất bại thì việc con người cần làm đó chính là tiếp tục làm việc còn dang dở. Từ bài học thất bại ngày trước, con người ta cần tiếp tục tiến lên và nỗ lực hết sức mình. Việc thất bại và học được 1 điều gì đó sẽ là tiền đề để mỗi người tiếp tục bước tiếp và chinh phục thành công. Hơn nữa, khi thất bại thì thường con người học được nhiều hơn là những thành công. Vì khi thất bại thì cảm giác ấy sẽ khắc ghi mãi mãi để con người không bao giờ mắc lại nữa. Thất bại đã là điều quan trọng đối với thành công, nhưng việc con người đối diện với thất bại một cách mạnh mẽ, thái độ học hỏi mới là bí quyết đi đến thành công. Trên thực tế, chẳng có nhà tỷ phú, người thành công nào thành công chỉ sau 1 đêm mà ko trải qua những lần thất bại nhớ đời. Những hào quang ta thấy về cuộc sống giàu sang của họ chính là sự đánh đổi bằng những năm tháng thất bại rồi nỗ lực bước tiếp của họ. Tóm lại, con người khi gặp phải những khó khăn thậm chí là thất bại trong cuộc sống thì cần phải có lòng kiên trì, tiếp tục cố gắng và nỗ lực ko ngừng thì mới có thể thành công.

29 tháng 9 2023

Chuyện "Chàng trai làng Phù Ủng" kể về một chàng trai ngồi đan sọt bên vệ đường. Trong lúc chàng trai mải mê công việc và suy nghĩ về việc nước, đoàn quân đưa kiệu Trần Hưng Đạo đi ngang qua làng. Mặc dù lối đường hẹp và quân đông, chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên đan sọt. Quân mở đường giận dữ và lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, nhưng chàng trai vẫn không hay biết. Trần Hưng Đạo thấy tình cảnh này và hỏi chàng trai tên là Phạm Ngũ Lão. Chàng trai trả lời trôi chảy khi được hỏi về chiến thuật dùng binh. Trần Hưng Đạo cảm mến và đưa chàng trai về kinh đô. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc và đạt được nhiều chiến công lớn

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫnđể theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn

để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được

nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu)

Câu 5

Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn

0
 CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNGÔng Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng...
Đọc tiếp

 CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.

Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.

Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:

– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?

Phạm Ngũ Lão thưa rằng:

– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.

Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.

Hưng Đạo Vương hỏi rằng:

– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?

Ngũ Lão thưa rằng: là j

– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.

Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.

 
0