Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể qua 4 thế hệ thu được kết quả như sau:
Thế hệ |
Kiểu gen BB |
Kiểu gen Bb |
Kiểu gen bb |
F1 |
0,36 |
0,48 |
0,16 |
F2 |
0,54 |
0,32 |
0,14 |
F3 |
0,67 |
0,26 |
0,07 |
F4 |
0,82 |
0,16 |
0,02 |
Từ kết quả số liệu của bảng trên, một bạn học sinh đã đưa ra 5 dự đoán về nguyên nhân dẫn tới làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể. Hãy cho biết có bao nhiêu dự đoán có thể chấp nhận được?
(1) Do chọn lọc tự nhiên đang tác động lên quần thể theo hương chống lại alen lặn.
(2) Do xảy ra quá trình giao phối không ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
(3) Do chọn lọc tự nhiên vừa chống lại kiểu gen đồng hợp lặn, vừa chống lại kiểu gen dị hợp.
(4) Do xảy ra đột biến làm tăng tần số alen trội và alen lặn trong quần thể.
(5) Do quá trình di – nhập gen, trong đó các cá thể có kiểu hình trội đã rời khỏi quần thể.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Đáp án D.
Giải thích:
- Muốn biết quần thể chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào thì cần phải tìm tần số alen của mỗi thế hệ.
Thế hệ
Kiểu gen BB
Kiểu gen Bb
Kiểu gen bb
Tần số B
F1
0,36
0,48
0,16
0,6
F2
0,54
0,32
0,14
0,7
F3
0,67
0,26
0,07
0,8
F4
0,82
0,16
0,02
0,9
- Như vậy, tần số B tăng dần qua các thế hệ, điều này chứng tỏ chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen lặn.
→ (1) đúng.
- Chọn lọc chống lại alen lặn có thể là chọn lọc chống lại kiểu gen bb hoặc chọn lọc chống lại cả kiểu gen bb và kiểu gen Bb.
→ (3) đúng.
Các dự đoán (2), (4), (5) đều sai.
(2) sai. Vì tần số alen có thay đổi nên chứng tỏ không phải là giao phối không ngẫu nhiên.
(4) sai. Vì đột biến không thể làm thay đổi tần số nhanh như vậy.
(5) sai. Vì nếu các cá thể có kiểu hình trội rời khỏi quần thể thì không thể làm cho tần số alen trội tăng lên.