K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2018

Hãy so sánh với hai câu thơ của Nguyễn Du khi miêu tả về vẻ đẹp của mùa xuân.

 

13 tháng 6 2018

Hai câu thơ cổ của Trung Quốc sử dụng hình ảnh cỏ thơm (phương thảo) trong khi câu thơ của Nguyễn Du lại thiên về việc tả màu sắc, gợi hình ảnh.

Bức tranh mùa xuân mà tác giả tạo ra mang màu sắc độc đáo, dung hòa giữa sắc độ lạnh trong sáng của nền trời buổi chiều xuân, làm thành gam nền cho bức tranh.

Sự phối màu giữa nền và khung cảnh chính của bức tranh mang lại cảm nhân mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, mùa xuân trở nên có hồn và sống động hơn.

22 tháng 2 2017

- Câu thơ Nguyễn Du tiếp thu ý tưởng câu thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân

    + Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la (Cỏ non xanh)

    + Cỏ thơm tới tận chân trời (Phương thảo – cỏ thơm)

- Sự sáng tạo đậm chất trong câu thứ hai:

    + Nguyễn Du nhấn mạnh vào việc điểm xuyết “một vài bông hoa” tạo ra sự chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên

    + Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh hoạt động “điểm”

8 tháng 12 2018

Bài làm:

Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo hai câu thơ cổ Trung Quốc để viết lên những vần thơ của mình và tạo nên một bức tranh cảnh ngày xuân tuyệt mĩ. Ông dùng hình ảnh ''cỏ non'' thay cho ''cỏ thơm'' (phương thảo) để tô đậm màu sắc. Màu cỏ non là màu xanh nhạt pha lẫn vàng chanh tươi sáng, đầy sức sống kết hợp với màu lam trong sáng của chân trời ngày xuân tạo phông nền cho bức tranh. Trên nền màu sắc đó điểm xuyết một vài sắc trắng tính khôi của hoa lên, khiến cho màu sắc bức tranh vừa hài hòa lại vừa nổi bật. Nguyễn Du sáng tạo thêm chữ ''trắng'' và đảo lên trước làm càng gây cấn và ấn tượng mạnh. Chữ ''điểm'' gợi cảnh động chứ không tĩnh, tạo nên bức tranh sinh động. Tất cả đều tươi mát, lặng lẽ, thanh tao trào dâng sức sống mà lại không ồn ào, rất hợp với tâm trạng người trong ngày xuân.

(7 câu)

Tự làm đó nha cậu, thắc mắc chỗ nào cứ hỏi ạ

8 tháng 12 2018

viết đoạn văn thui nha m.n

8 tháng 12 2018

Bài làm:

Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo hai câu thơ cổ Trung Quốc để viết lên những vần thơ của mình và tạo nên một bức tranh cảnh ngày xuân tuyệt mĩ. Ông dùng hình ảnh ''cỏ non'' thay cho ''cỏ thơm'' (phương thảo) để tô đậm màu sắc. Màu cỏ non là màu xanh nhạt pha lẫn vàng chanh tươi sáng, đầy sức sống kết hợp với màu lam trong sáng của chân trời ngày xuân tạo phông nền cho bức tranh. Trên nền màu sắc đó điểm xuyết một vài sắc trắng tính khôi của hoa lên, khiến cho màu sắc bức tranh vừa hài hòa lại vừa nổi bật. Nguyễn Du sáng tạo thêm chữ ''trắng'' và đảo lên trước làm càng gây cấn và ấn tượng mạnh. Chữ ''điểm'' gợi cảnh động chứ không tĩnh, tạo nên bức tranh sinh động. Tất cả đều tươi mát, lặng lẽ, thanh tao trào dâng sức sống mà lại không ồn ào, rất hợp với tâm trạng người trong ngày xuân.

(7 câu)

Tự làm đó nha cậu, thắc mắc chỗ nào cứ hỏi ạ

8 tháng 12 2018

_" Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa "
--> Thảm cỏ non xanh trải rộng tới chân trời là gang màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền non xanh ấy điểm xuyến một vài bông hoa lê màu trắng tinh khôi. Sự phối hợp màu sắc làm cho bức tranh trở nên hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên mới mẻ, tinh khôi. Bầu trời khoáng đạt, mênh mông " xanh tận chân trời " . Từ " điểm " đã làm ch bức tranh không tĩnh tại mà thêm sinh động, có hồn. Từ " trắng " vốn là tính từ nhưng "trắng điểm" đã trở thành một động từ, người đọc tưởng như bông hoa lê đang bừng lên sắc trắng.
_ " Phương thảo liên thiên bích
Chi lê sổ điểm hoa "
--> Cỏ thơm liền với trời xanh, trên cành lê có mấy bông hoa. Câu thơ cổ TQ chỉ nói đến cành lê điểm vài bông hoa mà không nói đến màu sắc của bông hoa. Thơ Nguyễn Du có chứ " trắng " trở thành điểm nhấn , làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Nghệ thuật đảo ngữ " trắng điểm " vừa ngắt nhịp cho câu thơ, vừa làm nổi bật vẻ tươi tắn, thanh khiết, tinh khôi của bông hoa lê. Bức tranh xuân là sự hòa quyện nhẹ nhàng và tinh tế. Chữ " điểm " làm cho cảnh vật trở nên có hồn, sinh động mà không tĩnh tại
=> Nguyễn Du đã sử dụng những ngôn từ giàu chất tạo hình gợi cảm. Ông đã để lại một bức tranh khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, giàu sức sống. Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc thầy trong cây bút miêu tả cảnh. Đọc thơ Nguyễn Du người đọc càng thêm kính phục tài năng điêu luyện của ông.

19 tháng 10 2017

Từ hai câu thơ cổ năm chữ của Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa ”, Nguyễn Du đã sáng tạo nên câu lục bát:

Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vùi bông hoa

Trong văn học trung đại, các tác giả thường sử dụng những điển tích điển cố hoặc hình ảnh ước lệ tương trưng để miêu tả thiên nhiên. Tuy nhiên trong câu thơ của Nguyễn Du không chỉ là sự mô phỏng, đó còn là sáng tạo nghệ thuật

  • Câu thơ cổ Trung Quốc chú ý đến hương thơm (cỏ thơm), không chú ý đến màu hoa. Chữ “điểm” chỉ lượng của hoa. Còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Nguyễn Du làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm” được dùng như là động từ chỉ sự điểm tô, trang trí.
  • Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đốn cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.
15 tháng 10 2023

a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi là chị và bác.

b. Hoạt động của gió vườn được miêu tả bằng những từ ngữ: nhắc, đi, lắc lắc, giục, tìm

c. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.

Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VICâu 22. Hãy điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sauA. Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã được hình thành ở………cuối thiên niên kỉ IV-đầu thiên niên kỉ III TCN……………………B. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ cuối …………cuối thiên niên kỉ IV……………………..Đến đầu…… thiên niên kỉ III…………….TCNC. Bộ phận đông đảo nhất và...
Đọc tiếp

Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VI

Câu 22. Hãy điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau

A. Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã được hình thành ở………cuối thiên niên kỉ IV-đầu thiên niên kỉ III TCN……………………

B. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ cuối …………cuối thiên niên kỉ IV……………………..

Đến đầu…… thiên niên kỉ III…………….TCN

C. Bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất ở phương Đông cổ đại là……nông dân…….

……………………………..Họ nhận ruộng đất của ………………địa chủ…………….. để cày cấy, phải nộp một phần hoa lợi và ……tô thuế……………… không công cho………địa chủ……………………

0