K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

?

31 tháng 12 2021

giúp minh với ajaaaaa nhanh nhé

 

31 tháng 12 2021

Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi… ơi Bống đâu rồi?”

Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

– Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy?

– Mày hư lắm, chẳng trông nhà cho bà, để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận, bà chẳng cho quà đâu.

Bống buồn quá. Bà mắng đúng rồi. Bà dặn Bống trông nhà cẩn thận, nhưng bà vừa đi khỏi một tí, các bạn đến gọi: “Bống ơi, sang chơi rồng rắn”. Thế là cái chân Bống nó cứ cuống lên chạy đi, không giữ được nữa. Bây giờ phải nhịn quà rồi!

Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm [1]. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đường. Hay là một gói kẹo bột.

Không phải, chắc là một con “phòng phòng”, con gà bằng bột bỏng xanh đỏ, thổi kêu te te, chơi xong lại ăn được nhé! Thèm quá, thế có khổ không!

Bỗng cái vỉ buồm nó động đậy, lục đục. Ngheo… Bống mở tròn mắt. Ngheo… “A! Con mèo, con mèo! Bà ơi! Bà cho cháu nhá!”.

Trong thúng, hai con mắt xanh sợ hãi, nhìn lên hấp háy. Hai cái tai có đốm đen mượt như nhung động đậy. Chú mèo trắng nằm cuộn tròn kêu “ngheo, ngheo”.

– Nào. Miu ra với chị nào!

Bống bế chú mèo trên tay nựng nịu. Bà cười bảo:

– Con đem nó vào bếp, buộc nó vào cái kiềng gãy vài hôm cho nó quen đi. Con khéo chăm cho nó chóng lớn để bắt chuột. Nhà dạo này lắm chuột quá!

Chú Mèo Con chẳng chịu ăn gì cả. Thấy sợi dây buộc vướng chân, Mèo Con chạy lồng ra lại bị giật lại. “Ngheo ngheo, sao tôi lại không chạy được nữa thế này?” Chú Mèo nằm giơ cái chân bị buộc lên cố giãy, nhưng chẳng ăn thua gì. Một lúc lâu Mèo Con mệt, nằm rúc vào đống tro ấm.

Bống đem đĩa cơm vào dỗ: “Miu ơi, ăn đi”.

Mèo Con vẫn không chịu ăn.

– Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi.

Gần tối mẹ Bống về, vào bếp hỏi:

– Con Mèo Con ở đâu thế Bống?

– Bà mua cho con đấy! Con bế nó lên nhà cho nó đi ngủ mẹ nhé!

– Đừng con ạ, cứ để nó dưới bếp, nó kêu cho chuột sợ.

Ừ, sắp Tết rồi, có con mèo cho chuột nó đỡ phá. Thế là đêm hôm ấy, Mèo Con phải ở một mình trong cái bếp lạ.

31 tháng 12 2021

Thiếu " Tham khảo "

1 tháng 7 2021

BN THAM KHẢO HƯỚNG DẪN NHÉ

Hướng dẫn :
Mở bài: Trong cuốn nhật kí cảm động của mình Đặng Thùy Trâm đã có lần viết: “đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”, cuộc đời mỗi con người phải có những thăng trầm, những điểm rơi để mỗi con người trở nên dày dạn hơn, trưởng thành hơn. Nhưng làm thế nào để vượt qua những điểm rơi ấy? Có thể là bằng chính bản lĩnh của mỗi con người nhưng cũng có thể cần lắm một nơi dựa. Bài thơ “NƠI DỰA” của Nguyễn Đình Thi cho chúng ta hiểu rõ hơn về nơi dựa của cuộc sống.
Thân bài:
a) Giải thích: Bài thơ có hai câu chuyện nhỏ, câu chuyện thứ nhất là câu chuyện của một người đàn bà trẻ tuổi và một đứa bé. “Người đàn bà với khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào”, có lẽ người đàn bà đã trải qua những khó khăn, những đau đớn, những bất hạnh trong cuộc sống. Còn đứa bé mới chỉ ” lẫm chẫm” đi chưa vững, miệng nói líu lo chưa rõ, nó còn quá nhỏ. Những tưởng người đàn bà sẽ là nơi dựa cho đứa trẻ nhưng thực ra đứa trẻ kia mới là “nơi dựa” cho người đàn bà kia sống.
Câu chuyện nhỏ thứ hai là của anh chiến sĩ và bà cụ. Anh chiến sĩ có cái nhìn “đã nhiều lần nhìn vào cái chết” nghĩa là anh đã từng phải đối mặt với ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, đã phải trải qua bao đau thương nghiệt ngã của cuộc đời. Còn bà cụ, tuổi đã cao, sức đã yếu, bước đi không còn vững nữa. Những tưởng người chiến sĩ sẽ phải là “nơi dựa” cho bà cụ nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, bà cụ chính là “nơi dựa” cho người chiến sĩ đi qua những thử thách.
=> Như vậy bài thơ đề cập đến vấn đề “nơi dựa” của mỗi con người trong cuộc sống, đó là những người thân yêu, những người có vai trò vô cùng quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm hứng sống,  mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hi vọng vào cuộc đời. Hay “nơi dựa” chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi dựa tinh thần.
b) Bàn luận: + Luận điểm: Với việc sử dụng thể thơ văn xuôi, với ngôn từ giản dị, mỗi câu thơ như một lời nói nhẹ nhàng và sâu sắc, Nguyễn Đình Thi đã cho chúng ta nhận thấy ý nghĩa của nơi dựa tinh thần. Quả thực, với mỗi một con người, nơi dựa về tinh thần là vô cùng quan trọng và nó đặc biệt quan trọng khi mỗi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, rơi vào những điểm rơi trong cuộc sống.
+ Chứng minh: Trong cuộc sống hàng ngày, Nơi dựa tinh thần của bạn có thể là cha, mẹ, là những người thân yêu, là quê hương, tổ quốc . Nơi dựa tinh thần của tôi có thể chính là những mục tiêu tôi đặt ra, có thể là một lời hứa với bản thân từ quá khứ và tất cả đều tạo động lực cho bạn và cho tôi có thể tiến lên.
*Trong dòng chảy trôi bình thường của cuộc sống, nơi dựa tinh thần cũng có vai trò quan trọng, nó giúp chúng ta không đi lệch đường, lệch hướng, không bị chững lại và thậm chí là không bị tụt lùi về phía sau trong dòng chảy trôi của cuộc đời (lấy dẫn chứng).
*Khi chúng ta phải đối mặt với khó khăn, với thử thách trong cuộc sống thì nơi dựa sẽ tạo ra động lực, sẽ thúc đẩy, sẽ động viên và thậm chí là định hướng cho ta cách để ta vượt qua khó khăn, thử thách (lấy dẫn chứng).
*Khi chúng ta gặp phải thất bại, nơi dựa sẽ xoa dịu đi những nỗi buồn, giúp chúng ta đứng lên, bước tiếp những bước vững vàng hơn (lấy dẫn chứng).
Mở rộng: Bên cạnh nơi dựa về tinh thần trong cuộc sống còn có nơi dựa về vật chất. Nơi dựa là điểm tựa cần thiết để giúp cuộc sống mỗi con người trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu ai đó lạm dụng nơi dựa sẽ có khả năng trở thành những con người phụ thuộc, trở thành ỷ lại, dựa dẫm. Biết mình có nơi dựa vững vàng cho nên không cố gắng, không nỗ lực. Như vậy, nơi dựa chỉ thực sự có tác dụng đối với tinh thần tự lập, ý thức tự giác của mỗi con người.

1 tháng 7 2021

GHI THAM KHẢO BÔI ĐÊN VÀO !

14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

7 tháng 7

Hơi lạ

26 tháng 2 2023

A.Nguyễn Trọng Hoàn 

26 tháng 2 2023

A

 

10 tháng 1 2022

Tham khảo! 

Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

10 tháng 1 2022

tham khảo:

Sau khi đọc bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyễn Đình Huân em cảm thấy bài thơ rất hay nó nói về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta, ở bài thơ này tác giả còn bày tỏ lòng yêu quê hương sâu sắc qua 4 câu thơ đầu tiên. Quê hương ở bài thơ này thật gần gũi đối với chúng ta nào là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng, khi ta đọc được những dòng thơ này ký ức như ùa về gợi lên cảm giác dễ chịu, an toàn và hồn nhiên như một đứa trẻ. Ở khổ thơ Quê hương là phiên chợ.Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa. Quê hương ở khổ thơ này như những xúc mong chờ, hồi hộp để đợi mẹ mang về bánh đa thơm lừng.Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều, khi đọc đến câu thơ này em lại nghĩ đến những buổi chiều thả diều rồi ngã vào đống bùn về nhà thì bị mẹ mắng cho một trận vì cái tội làm bẩn quần áo. Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương là bầu trời, cánh diều chứa đựng cả tuổi thơ của ta.Quê hương ta đó là nơi\Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về, ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương như cha như mẹ vì vậy đừng bao giờ quên những cảm xúc những hình ảnh những âm thanh ở quê hương và cũng đừng quên những gì mà quê hương đã cho bạn nói chung là " Hãy luôn nhớ về quê hương!"

 
8 tháng 1 2022

Tham khảo!  Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

9 tháng 1 2022

cảm ơn bạn nhìu nha.^^

11 tháng 3 2016

               Cuộc kháng chiến trong quá khứ qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã trở về cuộc sống hằng ngày. Sự bận rộn hôm nay đã khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm trong chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm Ánh trăng cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp: không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ.

                        Hồi nhỏ sống với đồng

                        Với sông rồi với bể

                        Hồi chiến tranh ở rừng

                        Vầng trăng thành tri kỉ.

          Hình ảnh những đồng, sông, bể, rừng nguyên sơ, thuần hậu trong khở thơ đầu này là nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tuổi thơ và năm tháng chiến tranh, cả một quãng đường dài sống trong tình yêu thương, gắn bó với thiên nhiên, với những miền quê ấy, vầng trăng thành tri kỉ. Trăng như mái nhà, như người bạn thân thiết của tâm hồn. Ở đó tâm hồn tình cảm của con người cũng đơn sơ thuần phát như chính thiên nhiên. Trăng và người đã tạo nên mối giao tiếp, giao hòa thủy chung tưởng như không bao giờ có thể quên được.

                      Từ hồi về thành phố

                      Quen ánh điện cửa gương

                      Vầng trăng đi qua ngõ

                      Như người dưng qua đường.

           Khi chiến tranh kết thúc, người lính trở về bị hấp dẫn bởi đô thị với ánh điện, cửa gương, những ánh sáng nhân tạo đã làm họ quên đi ánh sáng tự nhiên hiền dịu của ánh trắng. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người thờ ơ, vô tình với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến hào mà trăng là biểu tượng.

                          Vầng trăng đi qua ngõ

                          Như người dưng qua đường.

          Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trằng tình nghĩa trở thành “người dưng qua đường”, Nguyễn Duy đã diễn tả được cái thay đổi của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng cùng thời gian “xa mặt cách lòng” đến phũ phàng. So sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.

         Cũng như dòng sông có khúc phẳng lặng,êm đềm, cũng có khúc ghềnh thác dữ dội. Cuộc đời vốn cũng nhiều biến động. Ghi lại một tình huống, cuộc sống nơi thị thành của những con người từ rừng về thành phố, Nguyễn Duy đặt con người vào bối cảnh.

                         Thình lình đèn điện tắt

                         Phòng buynh đinh tối om

                         Vội bật tung cửa sổ

                        Đột ngột vầng trăng tròn.

           Khi ánh trăng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao trùm hết không gian thì vầng trăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trước ánh trăng thân thương của tuổi thơ trên những nẻo đường ta sống và trong cuộc chiến gian khổ ác liệt. Cuộc sống hiện đại làm cho lòng người thay đổi... Trước người bạn vô tình ấy, trăng chẳng nói, chẳng trách khiến người lính cảm thấy có cái gì rưng rưng. Ánh trăng soi chiếu khiến người ta nhận ra độ lệch của nhân cách mình.

                          Trăng cứ tròn vành vạch

                          Kể chi người vô tình

                          Ánh trăng im phăng phắc

                           Đủ cho ta giật mình.

             Ánh trăng trước sau vẫn vậy mộc mạc, giản dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn đầy một cách trong sáng, vô tư, mặc cho thời gian trôi, mặc cho bạn bầu xưa ai đó quay lưng dù trong quá khứ vốn là tri kỉ. Nhưng trăng cũng khơi gợi niềm xúc động, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong khổ thơ “vô ngôn” thể hiện sự thức tỉnh đáng quý này. Qua bài thơ, Nguyễn Duy đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của lương tri. Dường như cuộc sống mới đầy đủ hơn khiến cho con người lãng quên ánh trăng. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người không bao giờ ngừng nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải một sớm một chiều.

           Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũng cảm của con người. Người lính năm xưa ấy đã dành trọn quá khứ soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả tốt đẹp.

           Ánh trăng là bài thơ không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.

 

 

24 tháng 9 2018

Khuyên học sinh không nên lười học

Mk nghĩ z

K mk nhé

*Mio*

24 tháng 9 2018

Tóm tắt : Bài thơ kế về câu chuyện đi học của một chú mèo tinh nghịch. Trong buổi đi học của mình, chú mèo không chăm chú di học một cách tập trung mà luôn nghịch ngợm với những trò chơi của mình. Đó là cuộc chơi với bông hoa đỏ, vói chú chuồn kim, với con chim sắt sặt. Nói chuyện chú mèo đi học mà mải chơi, tác giả đã ý vị nhắc nhở đến người đọc (chủ yếu là độc giả nhỏ tuổi) về ý thức cần phải chăm chú vào việc học hành của mình,
Học sinh cần đảm bảo những ý trên, ngoài ra có thể đưa ra những ý kiến, những kìễn giải riêng của mình. Tuy nhiên cần giải thích một cách hợp lí.
___
Tác giả sử dụng nhũng hình ảnh mang tính chất tinh nghịch để thể hiện sự ham chơi của chú mèo, sự thờ ơ của chú đối với việc đi học của mình. Cụ thể là một số hình ảnh như: bông hoa đỏ, chú chuồn kim, chim sắt sật với  những hành động như ngắm nhìn hoa chơi trò đuổi bắt với chú chuồn chuồn, gây chuyện cãi nhau vói chú chim sắt sặt. Mỗi hành động của chú mèo đều thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của chú .Thái độ của tác giả đối với chú mèo là thấu hiểu những đặc điểm tính cách của trẻ thơ tuy nhiên bài thơ lại là lời nhắc nhở sâu sắc đối với những đoi tượng còn nhỏ đang trong giai đoạn hình thành nhân cách cúa mình.

5 tháng 3 2022

Tố Hữu − Bầm ơi

Phạm Đình Ân − Sắc màu em yêu

Võ Quảng − Mầm non

Quang Huy −  Cửa sông

Nguyễn Đình Ảnh − Trước cổng trời.

Nguyễn Đình Thi − Việt Nam thân yêu

Trần Ngọc −  Chú đi tuần

Trương Nam Hương − Trong lời mẹ hát

Đoàn Văn Cừ − Chợ tết.

Trần Đăng Khoa −  Hạt gạo làng ta.

Ht

@acquybemon

5 tháng 3 2022

"Mầm non" của Võ Quảng; "Hạt gạo làng ta" của Trần Đăng Khoa; "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ; "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương; "VN thân yêu" của Nguyễn Đình Thi; "Sắc màu em yêu" của Phạm Đình Ân; "Bầm ơi" của Tố Hữu; "Cửa sông" của Huy Cận; "Trước cổng trời" của Nguyễn Đình Ảnh