“...Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín đem về tặng cho bà con lối xóm. Còn một số quả An Tiêm giữ lại lấy hạt để gieo trồng. Đó chính là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay.
Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.” (Trích truyền thuyết Mai An Tiêm)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: Truyền thuyết giải thích nguồn gốc quả dưa hấu gắn với nhân vật và địa danh nào?
Câu 3: Vì sao vua Hùng “rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà” sau khi đã đầy họ ra đảo ?
Câu 4: Hãy thử tưởng tượng, nếu rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, em sẽ làm gì?
1. PTBĐ chính: tự sự
2. gắn với nhân vật Mai An Tiêm ở đảo hoang.
3. Bởi vì vua Hùng nghĩ rằng đứa con của mình đã biết cách nuôi sống bản thân, gia đình hơn trước đây.
4. Em sẽ không nản chí, bỏ cuộc. Em sẽ luôn kiên trì, chăm chỉ học tập và làm việc để có thể giải quyết hoàn cảnh khó khăn mà mình gặp phải.
ủa phải là Huyện nga sơn chưs