đâu là vị tướng tài giỏi và nổi danh dưới thời An Dương Vương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
Hơn bảy trăm năm trước, cả Á, Âu đang trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái hoạ Tác-ta (giặc Mông), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này sang nước khác. Từ Thái Bình Dương đến tận bên bờ Địa Trung Hải khắp Á, Âu chưa có một danh tướng nào cản được. Giáo hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi "... tuỷ khô, thân gầy, sức kiệt". Người Đức hằng ngày cầu nguyện: "Xin chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ Tác-ta!" Vó ngựa của chúng tới đâu cỏ cây đều không mọc được. Vậy mà ở miền đông nam Châu Á lũ giặc Tác-ta ấy đã phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ quân sự tuyệt vời của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ đạo thiên tài của Quốc công tiết chế, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Công lao to lớn của người, ba lần tổng chỉ huy quân dân Đại Việt cản phá quân Nguyên - Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo. Trấn nam vương Thoát Hoan phải chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết.
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
Trần Quang Khải (1240-1294) là con trai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) và Hoàng hậu Thuận Thiên.
Năm 1258 được phong tước Chiêu Minh Đại vương, khi 18 tuổi. Năm 1274, ông được giao chức Tướng quốc Thái uý. Năm 1282, dưới triều vua Trần Nhân Tông được cử làm Thượng tướng Thái sư, nắm toàn quyền nội chính.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba, Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Quốc Công tiết chế Trần Quốc Tuấn và lập nhiều chiến công lớn. Trần Quang Khải đã chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và những trận then chốt nhằm khôi phục kinh đô Thăng Long vào cuối tháng 5/1285.
Trận đại thắng Chương Dương đã mở đường cho quân ta tiến nhanh đến thắng lợi cuối cùng, quét sạch giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi.
Chiêu văn Đại vương Trần Nhật Duật
Trần Nhật Duật (1253-1330) con trai thứ tư của Trần Thái Tông và Hoàng hậu Thuận Thiên. Từ bé đã nổi tiếng là ông Hoàng hiếu học và "sớm lộ thiên tài, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người".
Do miệt mài rèn luyện mà Trần Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng, uy tín và tiếng tăm của ông vang dội ra cả nước ngoài. Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, ông chẳng những chỉ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu cả phong tục, tập quán của họ. Đối với các dân tộc trong nước, ông không chỉ hiểu tiếng mà còn hiểu cả về người.
Mới ngoài 20 tuổi, Trần Nhật Duật đã được vua Trần Nhân Tông giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan. Nhà vua thán phục, có lần nói đùa: "Chiêu Văn Vương có lẽ không phải người Việt mà là hậu thân của giống Phiên, Man". Tiếp xúc với các sứ thần triều Nguyễn, có lần Trần Nhật Duật vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khiến cho sứ Nguyên khăng khăng cho rằng Trần Nhật Duật là người Hán ở Chân Định (gần Bắc Kinh) sang làm quan bên Đại Việt.
Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư
Trần Khánh Dư là con Thượng tướngTrần Phó Duyệt, nhân có công đánh giặc Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất được vua Trần Thái Tông nhận làm con nuôi và phong đến chức Phiên kỵ tướng quân rồi đến chức Thượng vị hầu. Sau Trần Khánh Dư mắc tội, bị triều đình giáng xuống làm dân thường phải đi bán than để kiếm sống ở Chí Linh.
Trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, ông được vua Trần Thánh Tông phục chức, được phong là Phó đô tướng quân.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3, Trần Khánh Dư chịu trách nhiệm giữ vùng bờ biển, không chặn nổi thuỷ quân giặc, để chúng qua được cửa An Bang tiến về Vạn Kiếp, Thượng hoàng được tin, sai Trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh trị tội. Trần Khánh Dư xin với Trung sứ: "Lấy quân pháp mà xử, tôi xin cam chịu tội, nhưng xin khất hai ba ngày để mưu lập công rồi về chịu búa rìu cũng chưa muộn". Trung sứ theo lời.
Trần Khánh Dư liệu biết quân giặc đi qua, thuyền vận tải chở nặng tất theo sau, nên thu thập tàn quân đón chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, ông đưa quân ra đánh, lấy được lương thực, khí giới và bắt được tù binh nhiều không kể xiết, còn bao nhiêu thì đánh đắm xuống biển. Tướng giặc Trương Văn Hổ phải xuống chiếc thuyền con chạy trốn về đảo Hải Nam mới thoát chết.
Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng
Trần Bình Trọng vốn là hậu duệ của vua Lê Đại Hành, cha ông làm quan dưới triều vua Trần Thái Tông, có nhiều công lao được nhà vua ban quốc tính (họ Trần).
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, ông đánh nhau với giặc ở bãi Đà Mạc (tức Thiên Mạc, nay là bãi Mạn Trù).
ông chiến đấu rất ngoan cường nhưng giặc quá đông bao vây vòng trong vòng ngoài, cuối cùng chúng bắt được ông.
(Gợi ý: Sử dụng tính chất tỉ lệ thức để tìm số còn lại trong ô vuông)
Ô chữ N :
Ô chữ H :
Ô chữ C :
Ô chữ I :
Ô chữ Ư :
Ô chữ Ế :
Ô chữ Y :
Ô chữ Ợ :
Ô chữ B :
Ô chữ U :
Ô chữ L :
Ô chữ T :
Điền các chữ cái vào các ô trống có kết quả tương ứng ta được tên tác phẩm là : « BINH THƯ YẾU LƯỢC ».
Chọn đáp án: B. Mị Châu – Trọng Thủy
Giải thích: Mị Châu chính là con gái của An Dương Vương, từ câu chuyện này đã lí giải phần nào lí do mất nước của An Dương Vương.
a, Ánh trăng đọng lại trong không gian tĩnh mịch và thời gian chừng như không trôi đi được nữa.
b. An Dương Vương cưỡi ngựa đi đến đâu, Mỵ Châu rắc long ngỗng đi đến đấy
c, Bởi hoa nguyệt quế thơm ngào ngạt nên ong bướm kéođếnrậprờn
là Cao Lỗ và Nồi Hầu 2 tướng giỏi thời An Dương Vương
Khi nói đến Thục Phán An Dương Vương mà không nhắc đến Cao Lỗ thì không được. Cao Lỗ là vị tướng có vai trò và công lao to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước thời Thục Phán An Dương Vương.
Trước đó, vào thời đại Hùng Vương, nhà nước Văn Lang của các vua Hùng có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sinh sống trên một vùng đất đai rộng lớn trải dài từ Bắc Việt Nam đến tận các vùng phía Nam Trung Hoa ngày nay. Đến cuối Thế kỷ III TCN, sau hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước thì nhà nước Văn Lang bước vào giai đoạn thoái trào. Bấy giờ ở phía Bắc nước Văn Lang, bộ lạc Âu Việt do thủ lĩnh Thục Phán đứng đầu đang trong giai đoạn phát triển. Thục Phán có các tướng Cao Lỗ, Nồi hầu, Lạc hầu là những nhân vật có tâm, có tài cùng ra sức giúp đỡ nên thế lực ngày càng trở nên hùng mạnh. Thế rồi một ngày nọ, Thục Phán đưa binh tiến đánh kinh đô Phong Châu, lật đổ triều đại Hùng Vương, thống nhất hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt thành quốc gia mới lấy tên là nước Âu Lạc và xưng hiệu là An Dương Vương.
Cao Lỗ là người làng Đại Than, bộ Vũ Ninh (nay thuộc huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Khi vừa lớn lên, ông nổi tiếng là người có sức mạnh phi thường, đánh vật rất cừ nên còn được gọi là Đô Lỗ, đồng thời cũng là người lắm mưu nhiều kế.
Khi Thục Phán dựng cờ chiêu binh mãi mã, Cao Lỗ hay tin bèn tìm đến doanh trại Thục Phán xin theo. Thục Phán vốn đã nghe tiếng tăm Đô Lỗ từ lâu, còn đang suy tính mời chàng về cùng đội mà chưa biết phải làm sao nên khi nghe tin đã vô cùng mừng rỡ bèn phong Cao Lỗ làm tướng, giao chỉ huy một đạo quân lớn. Đạo quân của ông nhờ tài chỉ huy mưu lược, dũng mãnh của chủ tướng nên đánh đâu thắng đấy, lập công đầu trong việc lật đổ triều đại Hùng Vương cuối cùng đã rệu rã.
Bấy giờ ở phương Bắc, vị quân vương khét tiếng Tần Thủy Hoàng đang làm mưa làm gió khắp một vùng Trung Hoa rộng lớn bằng việc tiêu diệt lần lượt các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề ; từng bước thống nhất giang sơn về một mối. Nhận thấy mộng bá vương của Thủy Hoàng Tần Doanh Chính chưa dừng lại ở lãnh thổ vùng Hoa Hạ mà khả năng còn bành trướng sâu về vùng đất phía Nam của các bộ tộc Bách Việt, Cao Lỗ tướng quân đã đề xuất một cao kiến:
“Bẩm Đại vương! Kinh đô Phong Châu là nơi sơn địa, khó tạo bề phát triển. Chi bằng hãy chọn vùng đất mới, địa thế bằng phẳng, dân cư đông đúc, gần sông ngòi, xây dựng thành cao hào sâu bảo vệ và phát triển đất nước. Thế có phải là hơn.”
An Dương Vương nghe xong, nhoẻn miệng cười tấm tắc khen hay: “Ừh thì ý của tướng quân cũng giống ý ta đó. Vậy ta giao việc xây dựng thành Cổ Loa cho ngươi. Rồi đây thành Cổ Loa sẽ là nơi chôn thây quân Tần. HaHaHa…”
Thế rồi Cao Lỗ cùng binh lính và nhân dân ngày đêm hăng hái xây dựng thành Cổ Loa. Tương truyền thành Cổ Loa được xây dựng quanh co chín lớp hình trôn ốc, thành nằm trên một gò đất cao bên tả ngạn sông Thiếp, xưa vốn là một nhánh sông quan trọng nối liền sông Hồng với sông Cầu. Xung quanh thành được bao bọc bởi lớp lớp chiến hào sâu và rộng nối thông ra tới Hoàng Giang, tạo thành hệ thống đường thủy mênh mông chằng chịt, cùng lúc có thể neo đậu hàng trăm chiến thuyền. Nhờ đó, thành Cổ Loa đảm bảo vừa là một thành lũy bộ binh vững chắc, vừa là một căn cứ thủy quân lợi hại; là công trình kiệt tác mà muôn dân nước Việt bao đời trước nay chưa từng nhìn thấy.
Năm 214 TCN, tức chỉ 9 năm sau khi Tần Thủy Hoàng tiêu diệt nước Tề, quốc gia cuối cùng trong nhóm thất hùng thời Chiến quốc; Ôm mộng bá vương, Tần Thủy Hoàng sai Hiệu úy Đồ Thư đem mấy chục vạn quân xuống phương Nam đánh chiếm một vùng rộng lớn đất đai của các bộ tộc Bách Việt ở Lĩnh Nam (các vùng Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay). Trên đà chiến thắng, Đồ Thư tiếp tục đưa quân tiến sâu về phương Nam, dự là sẽ cùng binh lính giết gà mổ dê, uống rượu ăn thịt, nói cười hả hê tại kinh thành Cổ Loa của người Âu Lạc. Có lẽ lúc này tướng giặc Đồ Thư cũng không ngờ rằng hắn phải sắp đối đầu với những vị anh hùng xuất chúng ở phương Nam xa xôi của chúng ta sớm đến như vậy. Cơ hội chiêm ngưỡng một kiệt tác kiến trúc Cổ Loa của Đồ Thư đã bất thành khi mà Thục Phán An Dương Vương cùng tướng quân Cao Lỗ đem binh từ Cổ Loa lên phía Bắc, dựa vào rừng núi hiểm trở tập kích quân giặc. Bị tấn công dữ dội và bất ngờ, hàng ngũ quân Tần tan vỡ, mạnh ai nấy chạy về phương Bắc không dám ngoái cổ, còn chủ tướng Đồ Thư trận này… cụt đầu. Nước Âu Lạc trở thành vùng đất hiếm hoi thoát hiểm, không bị rơi vào ách thống trị của Tần Thủy Hoàng.
Theo truyền thuyết, việc xây thành Cổ Loa qua những vùng đầm lầy gặp muôn vàn khó khăn, thành xây xong lại đổ xuống nên phải đắp đi đắp lại nhiều lần. Thục Phán An Dương Vương đang buồn rầu thì được thần Kim Quy hiện lên giúp đỡ tiêu diệt hết lũ yêu ma đêm đêm thường kéo đến phá thành. Sau khi giúp xây xong thành Cổ Loa, thần Kim Quy còn tặng An Dương Vương một chiếc móng thần. Nhà vua bèn sai Cao Lỗ chế tạo nên một thứ vũ khí vô cùng lợi hại cùng lúc có thể bắn ra rất nhiều mũi tên. Cũng có lẽ người Âu Lạc trước giờ chưa từng thấy loại vũ khí nào lợi hại như thế nên họ đã thêu dệt nên câu chuyện về một chiếc nỏ có thể liên tục bắn ra hàng ngàn mũi tên; và Nỏ thần phải đi cùng với vị thần, vậy là Cao Lỗ được người dân sùng bái, tôn kính thành thần Cao Thông – người giúp vua chế tạo Nỏ thần Liên Châu.
Tượng Cao Lỗ tại di tích Đền Cổ Loa (Ảnh từ Internet).
Sau khi Thục Phán An Dương Vương đánh bại đoàn quân Tần do Đồ Thư dẫn đầu chưa được bao lâu thì nay người Âu Lạc tiếp tục gặp nạn Triệu Đà. Triệu Đà nhân sự việc Hoàng đế Trung Hoa Tần Thủy Hoàng vừa mới qua đời, chính sự trong nước còn đang rối ren nên tỏ ý làm phản, nung nấu âm mưu hùng cứ phương Nam. Triệu Đà đưa quân đánh chiếm các quận Quế Lâm, Tượng Lâm của các bộ tộc Bách Việt do Đồ Thư vừa đánh chiếm và lập quận trước đó, rồi tiếp tục đưa quân uy hiếp kinh thành Cổ Loa. Thế nhưng Triệu Đà trong một thời gian dài dù binh hùng tướng mạnh nhưng vẫn không sao đánh hạ được kinh đô của nước Âu Lạc. Và mỗi lần đem quân đánh Âu Lạc là một lần đem quân lính làm bia tập bắn cho thứ siêu vũ khí bí mật của người Âu Lạc. Ôm mối hận trong lòng cũng như không cam tâm từ bỏ mưu đồ bành trướng, Triệu Đà giở thủ đoạn ngoại giao đánh lừa An Dương Vương.
Cao Lỗ vốn là một tướng giỏi có lắm mưu nhiều kế, đoán được âm mưu của Triệu Đà nên đã cùng Nồi hầu ra sức khuyên can An Dương Vương. Tiếc rằng lúc này nhà vua tuổi đã về chiều, mong được sống bình yên, mất cảnh giác nên bỏ qua những lời can ngăn của các tướng tâm phúc mà chấp nhận lời cầu hôn của họ Triệu. Thế là từ đây bi kịch ngàn năm của dân tộc Việt bắt đầu hình thành, còn nỗi đau để lại thì chưa biết bao giờ mới nguôi.
Ở trận chiến cuối cùng tại kinh thành Cổ Loa, Thục Phán An Dương Vương không còn sự giúp sức của những vị tướng tài giỏi năm xưa, bí mật về Nỏ thần Liên Châu đã bị phơi bày khiến siêu vũ khí ngày nào giờ chỉ còn là dĩ vãng. Không đủ sức chống cự, cuối cùng thành Cổ Loa bị chiếm, bản thân nhà vua cùng con gái yêu cùng lâm vào thảm cảnh.
Cao Lỗ bấy giờ đã cáo quan lui về ở ẩn tại quê nhà Đại Than, nghe tin cha con Triệu Đà trở mặt đem quân xâm lược, lập tức triệu tập toàn thể gia nô cùng họ hàng thân thuộc lập nên một đội quân nhỏ rồi tiến ngay về kinh thành cứu viện. Tiếc thay, khi đội quân của ông tới nơi thì thành Cổ Loa đã rơi vào tay giặc. Biết là lấy trứng chọi đá nhưng ông vẫn đưa quân tấn công thành, cuối cùng anh dũng hy sinh ngay cạnh ngôi thành thân yêu mà bản thân ông từng đêm ngày ra sức xây dựng.
“Cao Lỗ chết một cách uất ức, nhưng ông đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng chói về tài năng lỗi lạc và tinh thần bất khuất của một vị tướng kiệt hiệt trong buổi đầu dựng nước.” (Nhà nghiên cứu Đặng Duy Phúc)