Gọi O là trung điểm của AB. Vẽ 2 tia Ax, by cùng vuông góc với AB cùng chiều. Vẽ góc vuông zOt sao cho Oz cắt Ax tại C và Ot cắt By tại D. CM:
1. CO là tia phân giác của góc ACD
2. CD tiếp xúc với đường tròn đường kính AB
3. AB tiếp xúc với đường tròn đường kính CD
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, xét tgACO và tgBEO có: gCAO=gEBO = 90 độ
OA=OB (O là trung điểm của AB)
gAOC = gBOE (hai góc đối đỉnh)
=>tgACO=tgEBO(g.c.g)=>AC=BE;OC=OE (hai cạnh tương ứng)
xét tgCOD và tgEOD có: OC=OE (cmt)
gCOD=gEOD=90độ
OD là cạnh chung
=>tgCOD=tgEOD (c.g.c)
=> CD= DE (hai cạnh tương ứng)
mà DE=DB+BE =>CD=DB+BE
mà BE=AC(cmt)=>CD=AC+BD
b, xét tgCOJ và tgEOJ có : OC=OE (cmt)
gCOJ=gEOJ = 90độ
OJ là cạnh chung
=>tgCOJ=tgEOJ (c.g.c)=>gJCO=gJEO;JC=JE
xét tgCDJ và tgEDJ có: CD=DE (cmt)
DJ là cạnh chung
CJ=EJ (cmt)
=>tgCDJ=tgEDJ (c.c.c)
=>gDCJ=gDEJ
mà gDCJ = gJCO (CJ là tia phân giác của gOCD)
gJCO=gJEO (cmt)
=>gDEJ = gJEO =>EJ là tia phân giác của gBEO
Năm sau tui thi THPT quốc gia rồi :v, không biết bạn Hoàng Hà còn cần câu này khum nhỉ?
1: Gọi giao của CO với BD là M
Xét ΔOAC vuông tại A và ΔOBM vuông tại B có
OA=OB
góc AOC=góc BOM
=>ΔOAC=ΔOBM
=>OC=OM
Xét ΔDCM có
DO vừa là đường cao, vừa là trung tuyến
nên ΔDCM cân tại D
=>góc DCM=góc DMC=góc ACM
=>CM là phân giác của góc ACD
2: Kẻ OK vuông góc với CD
Xét ΔCAO vuông tại A và ΔCKO vuông tại K có
CO chung
góc ACO=góc KCO
=>ΔCAO=ΔCKO
=>OA=OK=R
=>CD là tiêp tuyến của (O)
3: Kẻ N là trung điểm của CD
Xét hình thang ABDC co
O,N lần lượt là trung điểm của AB,CD
nên ON là đường trung bình
=>ON//AC//BD
=>ON vuông góc với AB
=>AB tiếp xúc với (N)