giúp mik với mai mik phải nộp cho cô giáo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặt *=a
\(8800:49< =\overline{88aa}:49< =8899:49\)
=>\(8800:49< =\overline{a8a}< =8899:49\)
mà \(8800:49=179\left(dư29\right)\) và 8899:49=181 dư 30
nên \(179< =\overline{a8a}< =181\) có 2 số thỏa mãn là 180 và 181
Số bị chia tương ứng là \(8820=49\cdot180\) và \(8869=49\cdot181\)
Vậy: Có 2 cặp số bị chia và thương thỏa mãn là (8820;180) và (8869;181)
1000001, 8500658, 32640507, 85000120, 178320005, 830402960
Tình bạn là một tình cảm vô cùng quý giá và rất đáng trân trọng. Chắc hẳn, khi sinh ra và lớn lên, khi được đến trường, đến lớp thì chúng ta sẽ làm quên được với rất nhiều bạn bè. Em cũng có một tình bạn rất đẹp với Thu Anh, cô bạn cùng bạn suốt những tiểu học.
Thu Anh được bạn bè nhận xét là một bạn nhỏ rất xinh đẹp. Bạn ấy không quá cao nhưng có dáng người cân đối. Khuôn mặt hình trái xoan thành tú, đôi mắt đen huyền, long lanh, núi cười rạng rỡ để lộ hàm răng trắng sáng, đặc biệt bạn ấy có chiếc răng khểnh trông rất duyên dáng và đáng yêu. Hàng lông mày đen dài quá đuôi mắt cùng cặp lông mi cong vút đầy thu hút. Thu Anh có mái tóc cắt ngắn tạo nên vẻ cá tính, mái tóc ấy cũng rất phù hợp với tính cách bạn ấy, đầy năng động và tinh nghịch.
Thu Anh ăn mặc rất gọn gàng và sạch sẽ, những chiếc áo sơ mi phối với quần tây rất đẹp, tôn lên được vóc dáng của bạn rất nhiều.
Thu Anh học rất giỏi, bạn ấy luôn đạt thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố. Trong các tiết học, Anh rất năng nổ phát biểu xây dựng bài, những câu hỏi khó của cô, bạn đều trả lời rất chính xác. Khi gặp những kiến thức khó hiểu, bạn luôn thắc mắc nhờ cô giảng lại bài. Trong giờ giải lao, mỗi khi có bạn hỏi bài, Anh đều hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể. Thu Anh tính tình rất hoà đồng, luôn biết quan tâm và giúp đỡ mọi người. Bạn luôn là tấm gương về học sinh mẫu mực để chúng em học hỏi, thầy cô cũng rất quý bạn ấy.
Thu Anh có giọng nói nhẹ nhàng và ngọt ngào, mỗi giờ văn lớp luôn cử bạn ấy đọc thơ. Những bài thơ được bạn ấy đọc thật trôi chảy, dạt dào cảm xúc. Không chỉ vậy, Anh còn có giọng hát rất hay, mỗi dịp lễ của trường, bạn ấy luôn làm đại diện cho lớp tham gia. Chất giọng trong trẻo cùng lối diễn đầy tự tin đã giúp Anh chính phục được tất cả thầy cô và sự trầm trồ từ bạn bè.
Khi có dịp sang nhà Thu Anh chơi, em càng hiểu bạn nhiều hơn. Cậu ấy rất chăm chỉ, những công việc nhà cậu đều giúp mẹ dạy chu đáo, bạn còn chăm em gái, dạy cho em ấy đánh vần từng chữ cái đầy kiến nhẫn, chỉ cho em những điều hay lẽ phải khi đến trường. Thu Anh thật xứng đáng là " con ngoan trò giỏi" của gia đình và thầy cô.
Thu Anh luôn là người bạn đồng hành cùng em trong học tập và vui chơi, những khó khăn hay niềm vui trong cuộc sống em đều chia sẻ cùng cậu ấy. Thu Anh luôn dành cho em những lời khuyên thật quý giá và sâu sắc. Em rất quý bạn ấy hy vọng rằng sau này lớn lên tình bạn chúng em sẽ có thật nhiều kỷ niệm đẹp hơn nữa.
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đều có một người bạn thân để chia sẻ, giãi bày tâm sự. Và em cũng có một người bạn như thế. Khánh Tú bằng tuổi em, nhà hai đứa lại ở gần nên chúng em chơi thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.
Ở Tú toát lên vẻ hóm hỉnh, hài hước rất dễ mến. Mái tóc màu cà phê, được cắt gọn gàng. Bạn bảo màu tóc đặc biệt đó là được thừa hưởng từ mẹ. Dù là con trai, hay phơi nắng phơi mưa cùng tụi bạn trong xóm nhưng nước da Tú vẫn trắng hồng, cộng với gương mặt bầu bĩnh, trông thật là dễ thương. Cặp mắt to tròn, đen láy như hai hòn bi ve, lúc nào cũng mở lớn, ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi. Đôi lông mày rậm cùng chiếc mũi thẳng nên ngoài những lúc cười thì trông Tú rất nghiêm nghị. Khuôn miệng luôn cười tạo thành hình trái tim, phô ra hai hàm răng trắng bóng. Đặc biệt Khánh Tú còn có hai má lúm đồng tiền. Mẹ em thường trêu rằng: “Tú hội tủ đủ mọi nét đẹp của con gái”. Tuy vậy, nhìn Tú vẫn ra dáng một cậu con trai nghịch ngợm mà đa tài.
Tú rất hiếu động, không lúc nào yên chân, yên tay. Giờ ra chơi, chỗ nào huyên náo nhất là chỗ đó có Tú. Cậu bạn thân của em có trí nhớ rất tốt, lại ham đọc sách nên thường kể lại cho chúng em nghe những gì cậu ấy đọc được. Nhờ khiếu kể chuyện cùng với lối pha trò tinh nghịch khiến mấy đứa chúng em, đứa nào cũng bò lăn ra mà cười. Tú luôn nghĩ ra những trò chơi thú vị. Trong các buổi diễn văn nghệ, Tú thường bắt chước tiếng kêu và hành động của các con vật, làm người xem lúc nào cũng thích thú.
Nghịch ngợm là thế nhưng khi chơi thể thao, cậu bạn ấy lại tỏ ra chín chắn, nghiêm nghị như người lớn. Khánh Tú chơi rất giỏi môn đánh cầu lông và thường xuyên được nhà trường chọn đi thi đấu các giải quan trọng của tỉnh, của thành phố. Ở trên lớp, Tú còn là một học sinh giỏi. Bạn khá các môn tự nhiên nên thường kèm các bạn khác học bài. Vì thế, qua các kì thi, điểm của mọi người khá dần lên và cuối học kỳ I vừa rồi, lớp em đã đạt được danh hiệu “Lớp xuất sắc”.
Hai đứa chúng em chơi với thân từ lúc còn học mẫu giáo nên từ sở thích, sở trường, sở đoản chúng em đều hiểu rõ của nhau. Em và Tú gắn bó với nhau như hình với bóng, mặc dù tính cách trái ngược nhau nhưng điều đó lại khiến chúng em khắc phục nhược điểm của bản thân và dễ dàng chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Tú hay sang nhà em chơi, giúp em học bài và cùng tập tành sáng tác thơ văn, sáng tác nhạc. Em có một cây đàn ghi-ta cho anh trai tặng nhân dịp sinh nhật. Mỗi buổi chiều, chúng em lại ra hiên ngồi, nghêu ngao hát. Những giây phút ấy, tuy hai đứa không nói câu nào nhưng vẫn để lại trong em nhiều cảm xúc khó quên.
Khánh Tú, cậu bạn đáng mến của em. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ Tú vì bạn không chỉ là một người con ngoan mà còn là trò giỏi, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Ta có:\(\frac{5}{8};\frac{3}{5};\frac{7}{10};\frac{8}{7}\)
Ta thấy:\(\frac{5}{8}< 1;\frac{3}{5}< 1;\frac{7}{10}< 1\)
Mà\(\frac{8}{7}>1\)
=>\(\frac{8}{7}\)lớn nhất
Ta có:\(\frac{5}{8}=0,625\)
\(\frac{3}{5}=0,6\)
\(\frac{7}{10}=0,7\)
Vì\(0,6< 0,625< 0,7\)
\(\Rightarrow\frac{3}{5}< \frac{5}{8}< \frac{7}{10}\)
Các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:\(\frac{3}{5};\frac{5}{8};\frac{7}{10};\frac{8}{7}\)
Các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:\(\frac{8}{7};\frac{7}{10};\frac{5}{8};\frac{3}{5}\)
Linz
a: \(P=-\left|5-x\right|+2019\le2019\forall x\)
Dấu '=' xảy ra khi x=5
b) \(3^{n+2}-2^{n+2}+3^n-2^n=\left(3^n.3^2+3^n\right)-\left(2^{n-1}.2^3+2^{n-1}.2\right)\)
\(=3^n\left(3^2+1\right)-2^{n-1}\left(2^3+2\right)=3^n.10-2^{n-1}.10\)
\(=10\left(3^n-2^{n-1}\right)⋮10\)
-2,5 + |3x + 5| = -1,5
|3x + 5| = -1,5 + 2,5
|3x + 5| = 1
Với x -5/3 ta có:
3x + 5 = 1
3x = 1 - 5
3x = -4
x = -4/3 (nhận)
Với x < -5/3 ta có:
3x + 5 = -1
3x = -1 - 5
3x = -6
x = -6/3
x = -2 (nhận)
Vậy x = -2; x = -4/3
Trời đã về chiều, nắng trên sân trường đã tắt. Chỉ còn gió lao xao trên những tán cây bàng, cây phượng. Ngoài quốc lộ động cơ xe máy ì ầm vọng vào. Chúng em đang học tiết cuối của buổi học hôm nay.
Một hồi trống dài bỗng vang lên rồi tắt lịm trong không gian. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Màu áo đồng phục trắng cả sân trường. Tiếng bước chân xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Những tốp năm, tốp ba... vừa hướng rà cổng trường vừa chuyện trò sôi nổi. Những bạn có điểm cao trong buổi học hôm nay vẻ mặt hớn hở nói cười tíu tít. Mấy bạn nam hiếu động rượt đuổi nhau huỳnh huỵch. Dòng người tuôn ra cổng trường mỗi lúc một đông. Hai cánh cửa sắt đã mở rộng. Phía bên ngoài rất đông phụ huynh đang chờ sẵn để đón con em của mình. Tổ trực cùng thầy chủ nhiệm ôm mấy cái biển hiệu và hai đoạn dây giăng ngang cho học sinh đi qua. Xe cộ hai đầu dừng cả lại nhường đường cho tụi nhỏ chúng em. Từ trong cổng trường, các khối lớp theo trình tự tiến ra cổng rồi. tỏa ra hai phía. Cuối cùng là những bạn đi xe đạp. Khi học sinh đã thưa dần, con đường được khai thông, và dòng người cùng xe cộ lại tấp nập ngược xuôi. Em cùng bạn Đức thong thả đạp xe, khoan khoái tận hưởng niềm vui sau một buổi học đạt kết quả tốt. Chúng em luôn nhớ lời cô giáo dặn, phải nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông, không dàn hàng ba, hàng bốn trên đường, không lạng lách đánh võng gây tai nạn cho người đi đường. Hai đứa chúng em vui vẻ chuyện trò một cách rôm rả, đến ngã ba, hai đứa mới chấm dứt để chia tay nhau, hẹn trưa mai sẽ gặp lại.
Chỉ vài phút nữa thôi, chúng em đã về tới nhà, về với mái ấm gia đình. Trong bữa cơm tối quây quần bên mâm cơm sốt dẻo, em sẽ khoe với cả nhà điểm mười môn Toán mà cô Hạnh đã cho cùng với lời tuyên dương trước lớp.
Bài này là tổng tỉ nha bạn
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 ( phần)
Học sinh nữ là:
35 : 7 x 5 = 25 ( học sinh)
Đ/s: 25 học sinh
K CHO MÌNH NHÉ!!
Bài này là Tổng và tỉ số không phải hiệu đâu
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 ( phần )
Lớp đó có số học sinh nữ là:
35 : 7 x 5 = 25 ( học sinh )
Đáp số: 25 học sinh nữ
Đề không rõ ràng (không có thông tin lãi suất). Bạn xem lại.