K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2023

Lương Văn Tuỵ (1914-1932) là một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi vinh dự được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì kháng chiến chống Pháp.[1] Lương Văn Tụy người làng Lũ Phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Là con của Lương Văn Thăng, cháu gọi Đinh Tất Miễn bằng cậu, đều là những đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.

Năm 15 tuổi, Lương Văn Tuỵ đã bước vào hoạt động cách mạng. Năm 1929, anh được kết nạp vào một tổ chức thanh niên cộng sản ở Ninh Bình được gọi là Đội Võ trang tuyên truyền tỉnh Ninh Bình. Anh được giao nhiệm vụ làm liên lạc, in truyền đơn và các tài liệu bí mật.

Ngày 7/11/1929, chính quyền cách mạng quyết định cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước để khích động tinh thần đấu tranh của quần chúng và kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga. Lương Văn Tuỵ đã nhận nhiệm vụ lịch sử này. Để đánh lừa quân địch, Tuỵ đã nhanh trí đeo thêm 2 quả lựu đạn giả vào chân cột cờ tạo mối khiếp sợ không dám đến gần.

Sau sự kiện cắm cờ Đảng, ngày 18 tháng 11 năm 1929, trong khi đang mang mang báo "Dân cày" số 2, có in bài tường thuật, kèm theo hình minh hoạ lá cờ bay trên đỉnh Dục Thuý đến phát ở Yên Mô, quân Pháp đã bắt anh đưa về nhà lao Ninh Bình giam giữ. Ngày 28 tháng 4 năm 1930, anh bị đưa ra xử ở toà thượng thẩm Hà Nội rồi bị đưa đi Côn Đảo. Năm 1932, theo chủ trương của Đảo uỷ, anh cùng một số đồng đội khác vượt biển về đất liền, bị gió to, tất cả đều hi sinh. Năm ấy anh vừa tròn 18 tuổi.

Nhân dân Ninh Bình đã xây dựng tượng đài anh hùng Lương Văn Tuỵ trên đỉnh núi Non Nước. Tên tuổi của anh cũng được đặt cho một trường trung học nổi tiếng nhất Ninh Bình là Trường Trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tuỵ. Anh cùng với cha ruột là Lương Văn Thăng và cậu ruột là Đinh Tất Miễn đều được đặt tên cho những đường phố ở thành phố Ninh Bình.

3 tháng 5 2023

Lương Văn Tuỵ (1914-1932) là một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi vinh dự được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì kháng chiến chống Pháp.[1] Lương Văn Tụy người làng Lũ Phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Là con của Lương Văn Thăng, cháu gọi Đinh Tất Miễn bằng cậu, đều là những đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.

Năm 15 tuổi, Lương Văn Tuỵ đã bước vào hoạt động cách mạng. Năm 1929, anh được kết nạp vào một tổ chức thanh niên cộng sản ở Ninh Bình được gọi là Đội Võ trang tuyên truyền tỉnh Ninh Bình. Anh được giao nhiệm vụ làm liên lạc, in truyền đơn và các tài liệu bí mật.

Ngày 7/11/1929, chính quyền cách mạng quyết định cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước để khích động tinh thần đấu tranh của quần chúng và kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga. Lương Văn Tuỵ đã nhận nhiệm vụ lịch sử này. Để đánh lừa quân địch, Tuỵ đã nhanh trí đeo thêm 2 quả lựu đạn giả vào chân cột cờ tạo mối khiếp sợ không dám đến gần.

Sau sự kiện cắm cờ Đảng, ngày 18 tháng 11 năm 1929, trong khi đang mang mang báo "Dân cày" số 2, có in bài tường thuật, kèm theo hình minh hoạ lá cờ bay trên đỉnh Dục Thuý đến phát ở Yên Mô, quân Pháp đã bắt anh đưa về nhà lao Ninh Bình giam giữ. Ngày 28 tháng 4 năm 1930, anh bị đưa ra xử ở toà thượng thẩm Hà Nội rồi bị đưa đi Côn Đảo. Năm 1932, theo chủ trương của Đảo uỷ, anh cùng một số đồng đội khác vượt biển về đất liền, bị gió to, tất cả đều hi sinh. Năm ấy anh vừa tròn 18 tuổi.

Nhân dân Ninh Bình đã xây dựng tượng đài anh hùng Lương Văn Tuỵ trên đỉnh núi Non Nước. Tên tuổi của anh cũng được đặt cho một trường trung học nổi tiếng nhất Ninh Bình là Trường Trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tuỵ. Anh cùng với cha ruột là Lương Văn Thăng và cậu ruột là Đinh Tất Miễn đều được đặt tên cho những đường phố ở thành phố Ninh Bình.

21 tháng 8 2023

1. “Anh hùng bàn phím” là cụm từ thường được dùng mang ý nghĩa mỉa mai những người dùng trên mạng khi họ thể hiện quan điểm nhận xét bình luận của mình một cách rất hùng hổ, mạnh miệng, nhưng chỉ là dùng bàn phím máy tính và gõ chứ ko phải dùng chút sức lực hay giá trị vật chất thực tế nào cả. Ý nói là lời nói trên mạng thì ai cũng có thể nói được, nhưng điều quan trọng là thực tế mới là việc cần làm hơn.

2. Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em sẽ thực hiện một số nguyên tắc sau:

- Hãy đặt mình vào vị trí của người khác.

- Rộng lượng với người khác, không gây gổ trên mạng.

- Tôn trọng văn hoá nhóm.

- Tôn trọng thời gian và công sức của người khác.

- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

- Không lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu.

Trọng tâm cần bàn luận là lòng biết ơn với những thế hệ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân với nhân dân, đất nước. Có thể tham khảo dàn ý sau:
- Bày tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ:
+ Đất nước Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước trường kì, gian khổ, khốc liệt... Có biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc...
+ Các anh là những chiến sĩ đã hi sinh cả tuổi xuân vì sự nghiệp vĩ đại giành độc lập và thống nhất đất nước: "Máu đào của các chiến sĩ Trường Sơn nhuộm thắm màu cờ Tổ quốc".
+ Sự hi sinh của các anh là vô cùng cao cả và các anh sống mãi cùng hồn thiêng sông núi. Nhưng sự hi sinh nào cũng để lại nỗi đau, niềm thương tiếc, nhất là với những liệt sĩ vô danh "không một tấm hình, không một dòng địa chỉ". Trước những hàng bia không tên, chúng ta ai cũng cảm thấy bùi ngùi, xót xa. Những người con từ nhiều miền quê của biết bao bà mẹ đã nằm lại trên mảnh đất này.
+ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi các anh yên nghỉ, nơi các anh về cùng đất mẹ. Nghĩa trang Trường Sơn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh của con người Việt Nam...
- Nêu hiện thực đất nước hôm nay:
Nhữngngười lính như các anh đã ngã xuống để đất nước Việt Nam "rũ bùn đứng dậy sáng loà" độc lập, thống nhất và phát triển. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ: khắp nơi mọc lên các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Vãn hoá, giáo dục được coi trọng, phát triển... Như vậy, sự hi sinh của thế hệ cha anh đã không uổng phí...
- Lời hứa và hành động:
+ Khẳng định lòng biết ơn sâu sắc với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ. Đứng trước nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, mỗi người chúng ta càng thấm thìa hơn bao giờ hết công lao íủa các thế hệ cha anh và giá trị của nền độc lập, tự do mà họ đã giành lại, gìn giữ cho dân tộc, đất nước.
+ Hướng về cội nguồn, nhớ về Trường Sơn để noi gương những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, cống hiến cho đất nước; thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã và đang được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ, đặc biệt là lớp thanh niên.
+ Lời hứa thiêng liêng trước hương hồn các liệt sĩ TrườngSơn: quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống hôm nay, hoàn thành bổn phận thiêng liêng của mỗi con người với nhân dân, đất nước, đặc biệt là khi Tổ quốc lâm nguy: "Phải biết sắn bó và san sẻ - Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở - Làm nên Đất Nước muôn đời" (Nguyễn Khoa Điềm).

23 tháng 4 2019

Có anh chị nào làm ngắn gọn được không ạ ?? 

28 tháng 3 2019

Triệu Thị Trinh quê ở Thanh Hóa. Từ thời thiếu nữ bà đã bộ lộ tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Bà bắn cung rất giỏi, có lần bà bắn hạ một con báo rất hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong làng. Chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập cướp bóc, Triệu Thị Trinh nung nấu ý chí trả thù nhà. Năm 248, bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo binh sĩ chống quân xâm lược. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng tấm lòng anh hùng của bà sáng mãi với trang sử vàng của nước nhà.

7 tháng 4 2016

em rất biết ơn những anh hùng , liệt sĩ - những người đã hi sinh để dân tộc đc độc lập tự. Những ng có công với dân tộc , đất nước ; các ah tuy đã hi sinh nhưng hồn còn sống mãi với đất nước, với từng mảnh đất quê hương , nơi các ah chảy từng dòng máu đỏ để bảo vệ. Những hình ảnh các ah đã oanh liệt xông pha ra trận sẽ còn đc giữ mãi để các thế hệ sau tiếp nối và gìn giữ đất nước. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để trở thành một công dân có ích cho xã hội .  

MÌNH VÍT ĐC NHIU ĐÓA THOY THIẾU J BỔ SUNG THÊM NHÁ thanghoathanghoathanghoavuivuivui

14 tháng 11 2017

Khắc ghi, đền đáp công ơn liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ...” (1). “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy” (2).

Cùng với các lực lượng cách mạng và toàn thể nhân dân, Công an nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, trong suốt chiều dài lịch sử gần 72 năm qua luôn sẵn sàng chiến đấu, anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trải qua các giai đoạn cách mạng theo suốt chiều dài lịch sử của đất nước cho đến hôm nay, trong số hàng triệu liệt sĩ, thương binh - những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh thân mình, hy sinh một phần xương máu, sức lực vì nhân dân, vì Đảng, vì Tổ quốc, có hơn 14.700 liệt sĩ Công an nhân dân, trong đó có hơn 3.600 đồng chí hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, 9.700 chiến sĩ hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; hơn 4.200 thương binh, 2.300 bệnh binh, hơn 670 người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và hàng nghìn liệt sĩ đến nay vẫn chưa xác định được thông tin, chưa tìm thấy hài cốt.

Không chỉ trong bom đạn của chiến tranh, trong chiến đấu với giặc ngoại xâm, mà kể từ khi đất nước thống nhất, bước sang giai đoạn cách mạng mới, máu của các chiến sĩ Công an nhân dân vẫn đổ, đã có hàng nghìn liệt sĩ, thương binh Công an nhân dân hy sinh, bị thương tích trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc của nhân dân. Vì lẽ đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hôm nay luôn thấu hiểu, chia sẻ, biết ơn sâu sắc những cống hiến, hy sinh, mất mát của các liệt sĩ, thương binh cho khát vọng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc.

Chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng là tình cảm thiêng liêng, cao quý và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kết tinh của truyền thống và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” từ ngàn đời nay của nhân dân ta, là cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong những năm qua, Đảng ủy Công an T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo, chỉ huy công an các đơn vị, địa phương và toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã luôn quan tâm, chú trọng công tác đền ơn, đáp nghĩa, ưu đãi người có công với cách mạng. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, bằng những nghĩa cử, hành động, việc làm thiết thực, lực lượng công an đã không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công an các đơn vị, địa phương và mỗi cán bộ, chiến sĩ công an.

Để hun đúc và làm giàu thêm truyền thống đạo lý tốt đẹp ấy, công an các đơn vị, địa phương luôn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, cán bộ, chiến sĩ về truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và những tình cảm tốt đẹp, tri ân những hy sinh, cống hiến của lớp lớp thế hệ cha anh. Xây dựng, tổ chức nhiều chuyên trang, chuyên mục, phim tài liệu, phóng sự truyền hình và bài viết trên các báo, đài phục vụ tuyên truyền, phổ biến tới đông đảo quần chúng nhân dân về công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng; tôn vinh những tấm gương dũng cảm chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gương cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Đồng thời, thiết thực tuyên truyền thông qua việc tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, biểu dương thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng và tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đền ơn đáp nghĩa; thăm hỏi, gặp mặt, tặng quà Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ, các khu di tích Nha Công an T.Ư, Ban An ninh T.Ư Cục miền nam, An ninh khu V, IX… vào những dịp lễ, Tết, đặc biệt là Ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7).

Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, quản lý, chăm sóc phần mộ liệt sĩ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ Công an nhân dân được quan tâm thường xuyên. Đến nay, vượt qua nhiều khó khăn, Bộ Công an đã quy tập được hơn 600 hài cốt liệt sĩ ở nhiều chiến trường khác nhau ở trong nước và trên đất nước bạn. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chế độ chi trả trợ cấp thương tật một lần đối với các trường hợp cán bộ, chiến sĩ công an bị thương trong khi làm nhiệm vụ và chế độ, chính sách đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Quá trình rà soát, công an các đơn vị, địa phương đã thẩm định và xác nhận 41 trường hợp hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 đến Ngày khởi nghĩa Tháng Tám (năm 1945); lập hồ sơ đề nghị các cấp thẩm quyền cấp bằng “Tổ quốc ghi công” đối với 115 liệt sĩ Công an nhân dân; xác nhận thương binh đối với 809 trường hợp; thẩm định hồ sơ và xác nhận bệnh binh đối với 39 trường hợp; phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với 65 trường hợp…

Tổ chức có hiệu quả các chương trình, hoạt động gây quỹ từ thiện như: quỹ phòng, chống thiên tai; quỹ đền ơn đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo; quỹ nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân… Công an các đơn vị, địa phương đã huy động sự ủng hộ, đóng góp to lớn của đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhà hảo tâm để cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước, Bộ Công an góp phần thiết thực phục vụ hoạt động từ thiện, nhân đạo và các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng như: phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; nhận “đỡ đầu”, hỗ trợ các con thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, nhà tình nghĩa; xây trường học tặng nhân dân vùng chiến khu, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai gây ra...

Đến nay, công an các đơn vị, địa phương đã nhận phụng dưỡng suốt đời 314 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; lập, tặng người có công với cách mạng hơn 1.800 sổ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Đáng chú ý từ năm 2007 đến nay, quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân đã hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa cho 1.863 trường hợp với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng; thực hiện trợ cấp hằng tháng cho con liệt sĩ, con thương binh nặng đang đi học và con cán bộ công an bị di chứng do nhiễm chất độc hóa học với tổng kinh phí hàng tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, Bộ Công an đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp nhiều khu di tích của lực lượng Công an nhân dân với quy mô, tầm vóc quốc gia, mang ý nghĩa giáo dục chính trị, truyền thống sâu sắc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân như: Khu di tích Nha Công an T.Ư (Tuyên Quang); Khu di tích An ninh T.Ư Cục miền nam (Tây Ninh); Khu di tích An ninh khu V (Quảng Nam); Khu di tích Hòn đá Bạc (Cà Mau); Nghĩa trang liệt sĩ, bia tưởng niệm các liệt sĩ Ban An ninh T.Ư Cục miền nam (Tây Ninh); Khu di tích Ban An ninh khu IX (Kiên Giang)…

Ngoài ra, Bộ Công an hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các công trình lịch sử, văn hóa, khu di tích, đài tưởng niệm và nhiều hoạt động tình nghĩa khác như: sửa chữa, nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ Trà My (Quảng Nam); xây dựng Nhà văn hóa đa năng tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa; xây dựng trường Trung học cơ sở tại huyện Sơn Dương (Tuyên Quang)…

Có thể thấy rằng, công tác chăm lo thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng của lực lượng Công an nhân dân thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, có ý nghĩa to lớn cùng với toàn xã hội chung tay xoa dịu nỗi đau, hy sinh, mất mát và tri ân những công lao, cống hiến của các thế hệ cha anh cho nền độc lập, tự do, hòa bình, phát triển của đất nước. Do đó, thời gian tới, để phát huy những kết quả đã đạt được, công an các đơn vị, địa phương cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 22-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017), các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, gắn liền và phục vụ thực hiện thắng lợi chính sách hậu phương Công an nhân dân.

Nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Phát động rộng rãi và tổ chức có hiệu quả, thiết thực phong trào “đền ơn đáp nghĩa” trong Công an nhân dân. Biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc trong các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, công tác xã hội, từ thiện; động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân và các nhà hảo tâm tích cực đóng góp, tham gia xây dựng các quỹ từ thiện, nhân đạo góp phần từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc thương binh, tri ân liệt sĩ, người có công với cách mạng, làm cho các hoạt động này ngày càng trở nên thường xuyên, ý nghĩa, thiết thực hơn, trở thành nét đẹp văn hóa ăn sâu, bám rễ trong nhận thức, tư tưởng, hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và toàn xã hội.

Phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, tháo gỡ, giải quyết dứt điểm hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng trong Công an nhân dân còn tồn đọng, vướng mắc; xác minh thông tin liên quan đến người tham gia cách mạng bị mất tin, mất tích, lý lịch nhân thân trong quá trình xác lập hồ sơ đề nghị công nhận người có công với cách mạng… Quan tâm phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, với các địa phương trao đổi thông tin, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin. Chú trọng rà soát, đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng bảo đảm người có công phải được thụ hưởng các chế độ ưu đãi về vật chất, tinh thần của Nhà nước và xã hội.

kham khảo

5 tháng 10 2023

Tinh thần bất khuất, dũng cảm của bà Đinh Thị Vân đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước.