Điện Thái Hòa thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa gắn với nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam. Vậy, nhà Nguyễn đã ra đời như thế nào? Tình hình đất nước dưới thời nhà Nguyễn phát triển ra sao? Nhà Nguyễn đã làm những gì để thực thi chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Năm 1792, vua Quang Trung qua đời; nhà Tây Sơn suy yếu, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc. Được sự ủng hộ của bộ phận đại địa chủ Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh đem quân đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Thừa Thiên Huế).
- Nửa đầu thế kỉ XIX, các vua nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách tích cực để phục hồi và phát triển đất nước, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào:Nguyễn Ánh đã cầu viện sự trợ giúp của quân Pháp, quân Thanh khiến cho Tây Sơn suy yếu. Sau cái chết đột ngột của vua Quang Trung, Nguyễn Ánh đã giữ vững Nam Hà và đến năm 1802 đánh bại hoàn toàn Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập nên triều đại nhà Nguyễn với tên nước là Việt Nam, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.
Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm nào:Ngày 11 tháng 12 năm 1993, cả nước hân hoan đón mừng Quần thể di tích Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới; ngày 7 tháng 11 năm 2003 vừa qua, văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể
Tham khảo
- Cụm quần thể Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của vương triều Nguyễn.
- Chia sẻ một số hiểu biết:
+ Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
+ Nhà Nguyễn đã có nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Dưới thời Nguyễn, nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đồ sộ trên lĩnh vực văn hóa.
+ Thái độ thiếu quyết tâm kháng chiến của nhà Nguyễn là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Tham khảo
Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).
Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Di tích Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.
Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc cung điện đắc sắc, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội.
Phép so sánh với từ "như" (non xanh nước biếc như tranh họa đồ)
=> Trong bài ca dao trên tác giả đã dừng lại ở câu lục. Vì tác giả muốn cho mọi người thấy vẻ đẹp của Huế. Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huê”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn… đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang…
câu 1 là Bảo Đại , câu 2 là bộ luật Gia Long , câu 3em chưa biết , câu 4 là huế , câu 5 em chưa bít , câu6 là Lý Thường Kiệt , câu 7 em nghĩ là vì biết trước quân Tống sắp đánh sang nên Lý Thường Kiệt đánh để làm quân Tống hoảng loạn và làm tiêu bớt sức mạnh quân tống
Là sự kết hợp hài hòa của các di tích lịch sử nổi tiếng của Thành Phố Huế: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng của các vua nhà Nguyễn,... với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: sông Hương, núi Ngự,...
Những câu chuyện liên quan có thể kể đến như là vua Tự Đức đổi tên lăng, Thái hậu Từ Dũ dạy con
Tham khảo:
Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.
12. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào ?
A.Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu
B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ
C. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét
D. Triều đình nhà Nguyễn biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần
13. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng
B. "Đánh nhanh thắng nhanh"
C. "Chinh phục từng gói nhỏ"
D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung
14. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
A. Từ năm 1897 đến năm 1915
B. Từ năm 1897 đến năm 1914
C. Từ năm 1897 đến năm 1913
D. Từ năm 1897 đến năm 1912
15. Từ chỗ giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào ?
A. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam
B. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân
C. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam
D. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp
16. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện, đó là :
A. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán
B. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp
C. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân
D. Những nhà thầu khoán, đại lý
17. Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân ?
A. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu
B. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
D. Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ
18. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì ?
A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp
B. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp
C. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam
D. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp
19. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong trong trào Cần Vương là ai ?
A. Văn thân sĩ phu yêu nước
B. Địa chủ các địa phương
C. Nông dân
D. Những võ quan triều đình
20. Người nói câu nổi tiếng: “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là :
A. Trương Định
B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Đình Chiểu
Tham khảo
- Năm 1792, vua Quang Trung qua đời; nhà Tây Sơn suy yếu, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc. Được sự ủng hộ của bộ phận đại địa chủ Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh đem quân đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Thừa Thiên Huế).
- Nửa đầu thế kỉ XIX, các vua nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách tích cực để phục hồi và phát triển đất nước, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.