K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Nhân vật tôi là một người giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa. Đồng thờ, ông cũng là một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.

+ Ông vui khi Hà Nội được giải phóng. ‘Tôi” rất yêu Hà Nội, am hiểu sâu sắc về Hà Nội.  Với ông, tình yêu Hà Nội, niềm say mê lớn nhất với Hà Nội là những con người Hà Nội hào hoa, có bản lĩnh văn hoá, những người “mặc cái áo quá chật”, lớn nhanh hơn thời đại khiến “miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội”, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá Hà Nội. (nhân vật cô Hiền).

+ Đối với cô Hiền, ông trân trọng khâm phục lối sống, suy nghĩ, bản lĩnh văn hóa của bà.

+ Ông không hài lòng, buồn phiền khó chịu với thái độ hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của người Hà Nội ở một số người.

1 tháng 2

Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện:
- Khi Hà Nội giải phóng, ông thấy khoan khoái và tự hào, vui mừng bởi đó là nơi ông trân quý, ông yêu quý Hà Nội và con người, nếp sống Hà Nội.
- Ông trân trọng và cảm phục phong cách, lối sống, suy nghĩ và bản lĩnh văn hóa của cô Hiền.
- Thất vọng, không hài lòng trước những biến đổi tiêu cực, không có trách nhiệm và làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lối sống người Hà Nội hiện nay.
=> Nhân vật “tôi” là giỏi quan sát và đưa ra cảm nhận sắc sảo, ông là người chứng kiến và đi qua những thăng trầm của lịch sử, từng trải và chiêm nghiệm, thấm thía và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Ngôi kể: ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri.

- Quan hệ: Người kể chuyện đã thay tác giả kể lại câu chuyện đi tìm con của ông Năm, qua đó thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm của ông dành cho đứa con riêng của vợ.

- Thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: Thái độ thương cảm, xót xa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Thể hiện thái độ cảm thông và thương xót đối với Chí Phèo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Đó là tình cảm huyết thống, đau xót, yêu thương của các thành viên trong một gia đình. Khi khỉ con vì cứu bố mà rơi xuống vực, khỉ mẹ sẵn sàng đối đầu với nòng súng. Điều đó đã khiến ông Diểu xúc động và mềm lòng, sự lương thiện của ông đã được thực tỉnh.

- Sự thay đổi từ thái độ áp đặt, phán xét đến sự thấu hiểu, thương xót, quan tâm của ông Diểu cho thấy ông là người có bản chất lương thiện. Thiên nhiên đã dạy ông một bài học lớn: Con người và sinh vật tự nhiên ngang bằng, bình đẳng như nhau. Hành trình đi săn cũng là hành trình tìm lại nhân bản cho ông.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Các sự kiện chính

- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.

- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khỉ bố.

- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.

- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.

- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.

- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.

a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ hành động và nội tâm (đặc biệt là độc thoại nội tâm) qua cái nhìn của tác giả với ngôi kể thứ ba hạn tri.

b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy đã thể hiện được tính khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn, người đọc sẽ cảm nhận được rõ hơn thông điệp tác phẩm.

1. Truyện thơ và truyện thơ dân gian- Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể… nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. Với dung lượng tương đối lớn, truyện thơ có thể bao quát đư ợc nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật.- Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với...
Đọc tiếp

1. Truyện thơ và truyện thơ dân gian

- Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể… nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. Với dung lượng tương đối lớn, truyện thơ có thể bao quát đư ợc nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật.

- Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác; lưu hành chủ yếu bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết.

- Truyện thơ dân gian khai thác đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như truyện cổ, sự tích tôn giáo hay những câu chuyện đời thường. Kế thừa truyền thống của dân ca với sự kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, các truyện thơ dân gian đã thể hiện được một cách sinh động đời sống hiện thực và những tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo.

- Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian giản dị, chất phác, giàu hình ảnh, gắn liền với cách tư duy hình ảnh rất đặc trưng của những người sống hòa đồng, gắn bó với đất đai, muông thú, cỏ cây…

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Người kể chuyện: có hai người kể

+ Phần 1: chàng trai

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Trong phần 1 có nhiều đoạn người kể chuyện là lão Nhiệm Bình. Vì vậy, văn bảo có nhiều người kể chuyện.

- Điểm nhìn:

+ Phần 1: chàng trai; lão Nhiệm Bình

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Đôi khi, điểm nhìn dịch chuyển sang một số  người bạn chài khác.

=> Câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn. 

- Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Thái độ của người kể chuyện với nhân vật:

- Lên án gay gắt những thế lực tàn bạo, chế độ phong kiến bạo thủ đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho những người không có tiếng nói.

- Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những số phận bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người.

- …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm nhìn:

+ Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật.

+ Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật.

- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật.

- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng.