Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tim bồ câu có 4 ngăn hoàn chỉnh, giữa tâm nhĩ và tâm thất có van đảm bảo cho máu đi 1 chiều . -gồm 2 vòng tuần hoàn
máu từ tâm thất trái theo động mạch phổi lên phổi lấy O2 rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhỉ phải. Từ tâm nhĩ phải máu đi xuống tâm thất phải theo động mạch chủ đi đến các cơ quan để cung cấp 02.Máu sau khi cung cấp đủ O2 theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ trái, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái,kết thúc một chu trình tuần hoàn
- Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
Tham khảo
Cuộc sống của con người luôn chứa đựng vô vàn khó khăn, thử thách. Để đặt chân bước tới thành công, chúng ta cần rèn luyện, nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ và đặc biệt là cần có sự kiên định cùng ý chí vững vàng theo đuổi mục tiêu. Bàn về vấn đề này, ông cha ta từng nói: "Có chí thì nên". Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của nghị lực và sự bền bỉ đối với con người.
Để hiểu hết giá trị sâu sắc của câu tục ngữ, chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm mà ông cha ta gửi gắm qua những từ ngữ hàm súc như "chí" và "nên". "Chí" là cách nói ngắn gọn thể hiện ý chí, tinh thần tự giác, ý thức tự nguyện và sự kiên định, quyết tâm đạt được mục đích đã đề ra. Còn "nên" là sự diễn đạt hình ảnh của sự thành công, là kết quả mà con người mong muốn đạt được. Như vậy, câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã khẳng định vai trò sức mạnh của ý chí đối với cuộc sống của con người: khi có ý chí và sau những nỗ lực, cố gắng kiên trì, bền bỉ, con người nhất định sẽ đạt được những mục tiêu, dự định mà bản thân đã đề ra và vươn tới thành công.
Trong cuộc sống, ý chí kiên cường cùng sự quyết tâm cao độ luôn là yếu tố cần và đủ để đưa con người đặt chân đến với thành công. Bởi khi có ý thức, nghị lực và bản lĩnh vững vàng, con người sẽ có động lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Để đánh đổ ngoại xâm và bảo vệ đất nước, ông cha ta đã trải qua những cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ. Trên chặng đường gian nan đó, đã in dấu biết bao sự hi sinh thấm đẫm máu, nước mắt khi phải đối diện với những cường quốc hùng mạnh về trang thiết bị vũ khí và nhân lực như đế quốc Mĩ, thực dân Pháp, phát xít Nhật,.... Nhưng rồi, với tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết cùng ý chí bền bỉ, vững vàng, dân tộc ta đã đánh đuổi sạch bóng quân thù và giành được bầu trời của hòa bình và tự do.
Trong cuộc sống của hiện nay, cũng có rất nhiều tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của sự kiên cường. Mặc dù sinh ra với hình hài không toàn vẹn, bị liệt hai tay nhưng với ý chí mãnh liệt, Nguyễn Ngọc Kí đã miệt mài kiên nhẫn tập viết bằng hai chân. Đó là một hành trình kiên trì, nhẫn nại để không đầu hàng trước số phận nghiệt ngã, và cuối cùng, anh đã thành công và trở thành một thầy giáo. Hay như những nhà khoa học đang ngày đêm nghiên cứu, kiên định với mục tiêu của mình để đem đến những sáng chế có ích cho đời sống nhân loại,... Tất cả những điều này đã khẳng định sức mạnh to lớn của ý chí và lòng quyết tâm, giống như Bác Hồ đã từng nói:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Như vậy, sự quyết tâm, vững vàng trong ý chí sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được rất nhiều thành quả tốt đẹp. Vậy mà, trong cuộc sống hiện nay, vẫn có những con người không kiên trì, nhẫn nại với mục tiêu đã đặt ra mà dễ dàng nhụt chí và từ bỏ lí tưởng. Chỉ cần gặp phải khó khăn, họ sẵn sàng bỏ cuộc và không bao giờ đặt chân đến được với miền đất của sự thành công. Nhận thức được vai trò quan trọng của ý chí của thành công, chúng ta cần đặt ra cho bản thân những mục tiêu, đích đến rõ ràng; đồng thời kiên định với con đường đã vạch sẵn và không đầu hàng trước khó khăn, thử thách. Để làm được điều này, con người luôn phải tự nhắc nhở bản thân đặt ra những kỉ luật riêng và thực hiện mục tiêu một cách nghiêm túc và vững vàng.
- Vấn đề chứng minh: Chứng minh phải và nên không sợ sai lầm.
- Luận điểm chính: Không sợ sai lầm.
- Luận điểm phụ:
+ Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
^ Dẫn chứng:
> sợ sặc nước thì không biết bơi
> sợ nói sai thì không nói được ngoại ngữ
=> không chịu mất gì thì sẽ không được gì (khái quát)
+ Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?
^ Dẫn chứng:
> sợ sai thì chẳng dám làm gì
> Thất bại là mẹ của thành công.
Mỹ Nga nhanh k nhanh k 🤣🤣
Bạn tham khảo:
Tôi - Hồ Khanh là người khám phá ra hang Sơn Đoòng. Tôi xuất thân là thợ sơn tràng chuyên nghiệp. Sau một lần trú mưa trong rừng, tôi tình cờ phát hiện ra hang Sơn Đoòng. Khi phát hiện ra nó, tôi cảm nhận được một bầu không khí mát mẻ lạ thường, còn có thể nghe rõ tiếng gió rít qua vách đá. Nhưng bởi vì, trong hoàn cảnh đó, tôi còn bận lo chuyện "cơm, gạo, áo, tiền", nên đã từ giã nó sớm. Nhờ có duyên và tài năng của nên tôi liên tục được người dân trong làng giới thiệu cho những nhà khoa học để nghiên cứu hang động, nên sau đó, tôi đã dẫn họ đi nghiên cứu. Và từ đó cái tên của tôi được mọi người biết đến nhiều hơn.
Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:
“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"
Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.
Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.
Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.
Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.
Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.
Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :
"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.
- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.
- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:
- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.
a. Luận điểm và những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.
- Bài văn nêu lên luận điểm chính : Không sợ sai lầm
- Các câu mang luận điểm:
+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
+ Thất bại là mẹ của thành công.
+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ lí lẽ hiển nhiên và có sức thuyết phục
Các lí lẽ:
+ Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
+ Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
+ Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên
c. Cách lập luận của bài văn trên khác với cách lập luận của bài Đừng sợ vấp ngã
+ Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ
dau cham la nhan a