Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1 - tác phẩm: '' chiếu đời đô''
- tác giả :Lia Công Uẩn
-thể loại :chiếu
- PTBĐ chính: Nghị luận
câu 2
ptbđ : nghị luận
thể loại : chiếu( còn gọi là chiếu thư,chiếu mệnh ,chiếu chỉ , chiếu bản) là một thể loại văn cổ thường do nhà vua ban lệnh vào thời xưa.
câu 3 nd: những tiền đề ,cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô được Lí Công Uẩn đề ra.
câu 4 :- câu 1''xưa nhà ..dời đô.'' câu trần thuật . mục đích : kể, nêu lên những lần dời đô của các triều đại xưa .
-câu 2 ''phải đâu...'' câu nghi vấn. mục đích : dùng để khẳng định việc dời đô của các triều đại xưa là theo ý riêng của mình. ( phần này mk không biết có đúng không nữa)
câu 5 việc dời đô đc xem xét ko chỉ từ những bài học trong quá khứ ,mà còn dựa trên tình hình khách hiện tại . Lí Công Uẩn xem xét lại vc đóng đô ở Hoa Lư cuả hai triều đại cũ vs 1 tinh thần phê phán tích cực . nhà đinh ,tiền lê ko chịu dời đô khỏi đất hoa lư gây nên nhiều hậu quả tai hại . hoa lư vón là vùng đồi núi có địa thế hiểm trở .hai triều đại trc do phải chống đỡ vs giặc ngoại xâm nên chọn hoa lư vì nó thích hợp vs vc phngf thủ và chiến đấu.nhưng khi đất nc đã thái bình , vc giữ nc đã tạm yên , vc dụng nc ở đồng bằng là xu thế tất yếu ,một yêu cầu cấp thiết của thời đại đối vs người đứng đầu đát nước. bằng con mắt nhìn xa trông rộng và khát vọng xây dựng củng cố sức mạnh dân tộc, lí công uẩn đã đi đến quyết định dời đô- một quyết định hết sức sáng suốt .
cảm ơn cậu vì đã hỏi đề bài rất hay và hữu ích.
Chiếu dời đô có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa lý và tình theo mạch lập luận:
+ Đầu tiên, dẫn chứng lịch sử về các triều đại dời đô và trở nên hưng thịnh – do phù hợp với mệnh trời và lòng dân.
+ Dẫn ra nhà Đinh, Lê tiền triều tự làm theo ý mình vẫn đóng đô ở Hoa Lư khiến có cho vận mệnh suy, dân không phát triển.
+ Khẳng định và ngợi ca vị thế của thành Đại La: vị trí địa lý, thế đất, thuận lợi giao thương phát triển kinh tế.
+ Vua Lý đánh giá Đại La là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương trời, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn .
→ Chiếu dời đô có sức thuyết phục do nhà vua có tầm nhìn đúng đắn, sâu sắc về thành Đại La- Thăng Long. Lời dụ chiếu được trình bày qua lối văn biền ngẫu, đối thoại mở với bề tôi → hợp lý hợp tình.
Dạng văn Thuyết Minh:
- Thuyết minh về con trâu:
Dàn bài:
I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
NGHỊ LUẬN VÊ MÁI ẤM GIA ĐÌNH
+ Mở bài
– “ À ơi , à ơi em ngủ đi thôi một gia đình nhỏ một hạnh phúc to”. Gia đình là một tế bào của xã hội, một gia đình êm ấm hạnh phúc cha mẹ chuẩn mực sẽ tạo ra những đứa con ngoan
– Gia đình là nơi che chở cho chúng ta khi còn thơ bé là nơi ta luôn muốn quay về khi trưởng thành, khi vấp ngã ….
+ Thân bài
– Định nghĩa gia đình là gì? Gia đình là một nhóm người được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống.
– Gia đình là cái nôi yêu thương là nơi bạn được sinh ra và lớn lên bởi vòng tay cha mẹ.
– Vai trò của gia đình có ý nghĩa vô cùng to lớn nó là cái nôi đầu đời của một đứa trẻ. Một đứa trẻ sinh ra chịu sự ảnh hưởng của gia đình rất lớn
– Cùng với nhà trường gia đình có vai trò tích cực trong việc dạy dỗ tạo ra nguồn lực cho xã hội trong tương lai.
– Gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà còn là nền tảng trực tiếp hình thành nhân cách của con trẻ.
– Hiện nay xã hội ngày càng có những sai lầm trong khái niệm về gia đình nhiều người phụ nữ không muốn lâp gia đình kết hôn mà vẫn muốn sinh con và làm mẹ độc thân tự nuôi con trưởng thành.
– Nhiều gia đình bố mẹ thường xuyên tạo thói quen xấu cho con cái khi chính họ không bao giờ làm gương. Cha mẹ chính là tấm gương để các con soi vào.
– Bên cạnh đó, có nhiều gia đình đang quá bao bọc con cái tạo cho con cái thói quen cậu ấm cô chiêu ỷ lại vào cha mẹ . Cái gì cũng đã có cha mẹ lo cho.
– Bản thân con cái trong gia đình cần biết yêu thương cha mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ từ những việc nhỏ nhặt. Nên giúp đỡ cha mẹ việc nhà tùy theo sức của mình.
– Cần chăm chỉ học hành vâng lời cha mẹ thầy cô tạo niềm vui cho cha mẹ không nên để cha mẹ buồn phiền vì mìn.
+Kết luận
– Liên hệ với bản thân và gia đình mình cần làm gì cho cha mẹ vui lòng.
– Ngoài kia, rất nhiều em nhỏ đang lang thang cơ nhỡ, không có một mái ấm gia đình khi các em bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng đó là điều đau đớn hơn bao giờ hết. Xã hội phải cùng nhau chung sức tạo cho các em một mái ấm khác.
Chọn đáp án: D