Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” kể về chuyến đi đến Đồng Tháp của tác giả Văn Công Hùng và người bạn của anh. Bên cạnh khung cảnh Đồng Tháp mùa nước nổi tuy heo hút mà phong tình, tác giả cũng gửi gắm vào đó rất nhiều tình cảm của mình đối với miền đất này. Có thể thấy từng sự vật nơi đây được tác giả miêu tả và ghi lại một cách đầy chân thực và yêu mến trong từng câu chữ của mình. Nhà văn nhớ cả món ăn, cảnh vật, sông nước, hoa sen, con đường và cảnh quan nơi đây… Mỗi thứ đều được nhắc lại một cách chi tiết, chân thực đem đến cho người đọc cái nhìn khách quan về nơi đây. Hẳn phải có tình cảm sâu sắc và gắn bó với Đồng Tháp lắm nhà văn mới có thể quan sát và ghi chép tỉ mỉ như vậy trong tác phẩm của mình. Những con đường, những món ăn, những địa điểm đã lui tới được nhà văn cảm nhận bằng mọi giác quan, ông yêu cảnh và yêu cả con người nơi đây, thưởng thức chúng “bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình”. Tình cảm ông dành cho Đồng Tháp Mười được thể hiện trong văn bản đầy sự trân trọng, ngưỡng mộ, mến yêu và dạt dào, ngào ngạt như hương sen nơi này.
Người kể chuyện xưng “tôi” thể hiện tình cảm đối với Đồng Tháp Mười không chỉ qua các từ ngữ “khát khao” và “trân trọng” những món thời trân của đất trời, món ăn nói lên vùng đất và con người phương Nam rất rõ nét; hay cảm giác “bâng khuâng và ngơ ngác” giữa thế giới sen Tháp Mười. Tình cảm thương mến với Đồng Tháp Mười còn biểu hiện qua cách tác giả luận về vai trò của nước lũ đối với mọi mặt trong cuộc sống của người Đồng Tháp Mười: lũ đem lại tôm cá, lũ khiến giao thông thuận lợi,... Ngay ý nghĩ “muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều cũng đã bao hàm trong đó tình cảm của người viết.