K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2023

- Biện pháp tu từ: so sánh
- Tác dụng:
+ Hình ảnh mẹ vềsau cơn bão được so sánh với nắng mới, xua tan đi cái u ám của những ngày giông bão, làm sáng ấm cả gian nhà. Nắng là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.
+ Lời thơ cũng là lời kể, lời tâm sự của người con khi mẹ trở về cũng là lúc cơn bão qua đi. Hình ảnh người mẹ trở về trong nắng ấm, sưởi ấm lòng con sau những ngày rét buốt.
+ Biện pháp so sánh giúp tác giả vừa thể hiện niềm vui khi mẹ về; tình cảm yêu quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong cuộc sống của con

10 tháng 1 2023

 Sử dụng biện pháp tu từ là so sánh : Mẹ - Nắng mới
 Tác dụng: Làm cho câu thơ sinh động, gần gũi

Từ đó cho thấy được mẹ là người quan trọng đối với mỗi con người,thiếu vắng mẹ 1 ngày như bầu trời đỗ bão, ko có ai chăm sóc,ko ai chở che .Ánh nắng của mẹ như là 1 nguồn ko khí mang lại cho ta cảm thấy thoải mái,có sức sống. Bài thơ giúp ta hiểu đc sự quan trọng của mẹ và mong mỗi người chúng ta sẽ luôn yêu thương,quý trọng mẹ .

11 tháng 1 2023

biện pháp tu từ so sánh : " mẹ về như nắng mới "

 => cho thấy một ngày thiếu mẹ là một ngày đỗ bão 

Biện pháp so sánh "Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà" 

Tác dụng: 

- Cho thấy niềm vui của đứa con thơ khi thấy mẹ trở về sau cơn bão. 

- Giúp đoạn văn trở nên sinh động hơn gây ân tượng mạnh mẽ với người đọc 

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

15 tháng 12 2023

Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" - số tuổi của Bác. Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Thể hiện lòng thành kính của dân tộc đối với Bác

- Ca ngợi công lao vĩ đại của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Nhờ có Bác đất nước ta mới có những mùa xuân độc lập, tự do như ngày hôm nay.

15 tháng 12 2023

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là sử dụng các hình ảnh, từ ngữ tượng trưng và sắp xếp câu chữ một cách tinh tế để tạo ra hiệu ứng âm điệu và hình ảnh đẹp mắt. Cụ thể:

 

1. Sử dụng hình ảnh: Tác giả sử dụng hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" để miêu tả cảnh người ta đi qua nhau trong tình yêu thương và nhớ nhung. Đây là một hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc, tạo ra cảm giác sự sống động và sự kết nối giữa con người.

 

2. Sử dụng từ ngữ tượng trưng: Tác giả sử dụng từ "kết trăng hoa bảy mươi chín mùa xuân" để chỉ thời gian trôi qua. Từ "kết trăng hoa" tượng trưng cho sự thay đổi của thời gian và tuổi tác, trong khi "bảy mươi chín mùa xuân" tượng trưng cho sự trưởng thành và tuổi già. Từ ngữ tượng trưng này tạo ra một cảm giác sâu sắc về thời gian và tuổi tác.

 

3. Sắp xếp câu chữ: Tác giả sắp xếp câu chữ một cách tinh tế để tạo ra hiệu ứng âm điệu và hình ảnh đẹp mắt. Ví dụ, việc đặt từ "ngày ngày" ở đầu câu tạo ra hiệu ứng lặp lại và nhấn mạnh sự liên tục của hình ảnh. Sự lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu cũng tạo ra âm điệu và nhịp điệu mượt mà, tạo nên một giai điệu du dương và êm ái.

 

Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là tạo ra một hình ảnh đẹp và sâu sắc về tình yêu thương và thời gian trôi qua. Nó kích thích trí tưởng tượng và tạo ra một cảm giác sự sống động và sự kết nối với người đọc. Biện pháp tu từ cũng tạo ra một âm điệu và nhịp điệu mượt mà, tạo nên một giai điệu du dương và êm ái, tăng thêm sự thú vị và sự hấp dẫn của đoạn thơ.

5 tháng 4 2021

Tham Khảo !

- Biện pháp tu từ:

+ Sử dụng từ đồng âm: xuân, thu, đông

+ Nhân hóa "cô Xuân"

- Tác dụng:

+ Tăng tính độc đáo, biểu cảm cho câu thơ

+ Sự vật được nhân hóa mang màu sắc, dáng vẻ như của con người

+ Xuân vốn là từ chỉ một mùa trong năm, nhưng ở câu thơ này, xuân là tên của một người. 

+ Thu chỉ cá thu và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người đồng thời gợi đến mùa đông.
=> Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của người xưa.

- Biện pháp tu từ:

+ Sử dụng từ đồng âm: xuân, thu, đông

+ Nhân hóa "cô Xuân"

- Tác dụng:

+ Tăng tính độc đáo, biểu cảm cho câu thơ

+ Sự vật được nhân hóa mang màu sắc, dáng vẻ như của con người

+ Xuân vốn là từ chỉ một mùa trong năm, nhưng ở câu thơ này, xuân là tên của một người. 

+ Thu chỉ cá thu và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người đồng thời gợi đến mùa đông.
=> Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của người xưa.

Biện pháp tu từ nổi bật của đoạn văn trên: Phép điệp từ "nhớ"

Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm thương nhớ quê hương gắn liền với những hình ảnh thân thiết.

20 tháng 4 2022

rất đúng ok

 

 

2 tháng 1 2022

à thôi còn nhiều bài nên xin các cao nhân hãy nhanh nhanh giúp ạ

13 tháng 10 2023

Trong hai câu thơ trên được sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, cụ thể: " mận " là hình ảnh chỉ người con trai, " đào" là chỉ người con gái. Biện pháp ẩn dụ còn được sử dụng qua từ " vườn hồng", " lối", " chưa ai vào"

=> Ý là chỉ người con gái chưa có chồng.

Phép tu từ trên đã dẫn dắt người đọc vào câu chuyện trêu ghẹo như một bản tình ca của một nam một nữ. Từ đó, đã thể hiện được những lời đối đáp giao duyên đầy tình tứ mà cũng rất kín đáo của chàng trai, cô gái thuở xưa.

3 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

– Ta với ta” chỉ chủ nhân (tác giả) – và khách.

– Đại từ “ta” vừa là số ít, vừa chỉ số nhiều: hai ta tuy hai mà như một -> chỉ sự gắn bó tình cảm tri âm, tri kỷ giữa hai người.

-> Khẳng định: Tình bạn cao cả hơn vật chất, vật chất không đầy đủ, thậm chí không có gì thì bạn bè vẫn yêu mến, vẫn vui vẻ khi gặp gỡ. Điều quan trọng của tình bạn là tình cảm trong sáng, hồn nhiên chứ không phải là vật chất.

=> Ở câu thơ cuối, ta bắt gặp một cụm từ rất quen thuộc “ta với ta”. Cụm từ này đã xuất hiện trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, nhưng ý trong câu thơ lại là chỉ sự đơn độc, lẻ bóng. Còn “ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến dùng để chỉ nhà thơ và người bạn của mình, tuy hai mà một, tình cảm gắn bó hòa quyện không gì có thể chia cắt được.

3 tháng 12 2021

Cái này em chưa chỉ ra đc BPTT nên câu trl này sai em nhé!