Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lớp em tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 26.3. Em muốn lớp em tập 1 bài múa nhưng bạn Lan lại muốn diễn kịch. Chúng em đã có sự bất đồng và cãi vã lân nhau. Việc bất hòa khiến em và bạn không còn chơi chung với nhau nữa. Vì vậy chúng em xử lý bằng cách cùng tìm ra điểm tương đồng của nhau, sau đó thống nhất một tiết mục để gắt kết lại và có tiết mục cho ngày 26.3
- Các tình huống 1, 2 và 4 thể hiện sự bất hoà:
+ Tình huống 1: Hai bạn nữ va vào nhau và đều đổ lỗi cho người còn lại đi đứng không cẩn thận.
+ Tình huống 2: Hai bạn nam tranh giành một chiếc ghế.
+ Tình huống 4: Hai bạn nam đổ lỗi cho nhau vì làm bẩn mất chiếc áo đang mặc trên người.
- Kể thêm các biều hiện bất hòa với bạn bè mà em biết:
+ Vì không hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao trong giờ học trước, lớp trưởng tỏ ra khó chịu và cho rằng các bạn trong lớp không chịu hợp tác. Còn mọi người lại cảm thấy do lớp trưởng không phổ biến rõ ràng.
+ Cả lớp ganh tị, tẩy chay một bạn vì cho rằng bạn học sinh đó được cô ưu ái, thiên vị hơn.
- Lợi ích của việc xử lí bất hoà thông qua tình huống:
+ Giải toả sự căng thẳng, tức giận của cả hai bên.
+ Hàn gắn tình bạn.
+ Làm bền chặt thêm mối quan hệ giữa các bạn với nhau.
- Một số lợi ích khác của việc xử lí bất hoà:
+ Giúp chúng ta hiểu nhau và trở nên gắn kết hơn.
+ Giúp tình bạn trở nên thân thiết.
+ Là bài học cho mỗi người để biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề khôn ngoan hơn.
- Em đồng tình với ý kiến "Xử lí bất hoà giúp chúng mình hiểu nhau hơn, tình bạn thân thiết hơn." vì:
+ Cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ giúp chúng ta trở nên sáng suốt hơn, hiểu lí do tại sao bạn mình lại có những phản ứng như vậy và nguyên nhân gây ra bất hoà.
+ Từ đó khiến tình bạn trở nên khăng khít, thấu hiểu và vị tha hơn.
- Em không đồng ý với ý kiến "Xử lí bất hoà sẽ gây ra tranh cãi, giận hờn." vì:
+ Chỉ khi tháo gỡ được những khúc mắc giữa đôi bên, quan hệ bạn bè mới có thể trở lại như bình thường.
+ Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể xảy ra một số tranh cãi nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường và cần thiết để mọi người có thể nói ra những suy nghĩ của mình.
Mai nên ôm chắc vào người lớn, cần đội mũ bảo hiểm.
Bạn trong ô tô không nên thò tay ra ngoài vì rất nguy hiểm.
- Có người nhìn thấy bạn làm hỏng đồ dùng học tập của em nhưng không xin lỗi mà giấu đi và tỏ ra không biết gì.
+ Cách ứng xử: nhẹ nhàng yêu cầu bạn xin lỗi vì hành động của mình và đền cho em đồ mới. Nếu bạn nhất quyết không nhận có thể yêu cầu lớp trưởng, giáo viên phân xử cho mình.
- Bạn và em cùng nhau trực nhật nhưng bạn chỉ ở lại cho đủ số lượng mà không làm gì cả.
+ Cách ứng xử: nói chuyện, thể hiện sự hi vọng bạn có thể cùng mình hoàn thành công việc để cả hai được về nhà sớm. Nếu bạn vẫn cố tình tỏ ra thờ ơ có thể báo cáo lại với giáo viên để giải quyết.
Tình huống 1: Thay vì rút lui em sẽ nhờ Thành cùng em tìm bài có quãng giọng phù hợp. Hoặc cùng Thành hát song ca một bài và chia khúc quãng phù hợp. Sau đó thì cùng nhau luyện tập, điều chỉnh cho nhau, ghi chú lại những điểm yếu. Từ đó dần hoàn thiện, khắc phục.
Tình huống 2: Trong tình huống này, em sẽ nghĩ đến việc tham gia cả 2 môn, nhờ các bạn hướng dẫn chơi cờ vua, thời gian khác thì tự luyện tập đá cầu để xem khả năng tiến bộ của mình như thế nào.
- Một số tình huống bất hoà của em với bạn: Em và bạn Mai cùng được phân chia chủ đề cho tranh vẽ. Em muốn về chủ đề thiên nhiên nhưng Mai lại muốn làm về chủ đề gia đình nên em và Mai đã gặp sự bất hòa khi tranh cãi về chủ đề cho tranh vẽ.
- Tình bạn giữa em và bạn sẽ không lâu bền, thậm chí có thể không chơi với nhau nữa nếu không nhanh chóng xử lí bất hoà.