Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
g,4 câu thơ trên của tác giả ... đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh hơn kém, diễn tả nỗi đau, niềm thương nhớ ng con trai nơi chiến trận. Trong đó, hình ảnh được ss(so sánh) là con đi trăm núi ngàn khe, con đi đánh giặc mười năm, từ ss là chưa bằng, hình ảnh để ss là muôn nỗi tái tê làng bầm , muôn nỗi...sáu mươi.
Nỗi đau của người con là nỗi đau thể chất, còn nỗi đau tinh thần là của người mẹ . Người con làm lính ở phương xa, phải vượt qua bao nhiêu gian truân vất vả, trèo đèo lội suối, vượt qua trăm ngọn núi, ngàn cái khe, nhưng làm sao có thể sánh bằng nỗi tái tê, thương nhớ, chờ mong của người mẹ đã sáu mươi, lo cho con gặp hiểm nguy, tên bay đạn lạc .Từ đó, chúng ta thấy tình mẫu tử đằm thắm, cảm động, sự kính trọng của người con, dù đang ở nơi cánh xa muôn vàn đồi núi vẵn hiểu và xót xa cho sự đau đớn về tinh thần của mẹ mình, cùng như sự yêu thương của mẹ dành cho con.
a. Câu thơ sử dụng biện pháp hoán dụ "lưng đưa nôi, tim hát thành lời" (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) để chỉ người mẹ. Người mẹ vừa lao động vừa địu con lên rẫy, nhưng mẹ vẫn dành trọn sự dịu dàng, yêu thương ấy cho con.
b. Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ qua từ "mặt trời". "Mặt trời" trong "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng" là mặt trời của tự nhiên, mặt trời đem lại nguồn ánh sáng và sự sống cho trái đất. Còn "mặt trời" trong "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Bác như vầng dương soi sáng, soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam. Từ "rất đỏ" còn chỉ những nhiệt huyết Cách mạng và tấm lòng bao la, yêu nước thương dân của Bác.
c. Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa. (Sử dụng từ ngữ xưng hô với sự vật như với người). Tác giả trò chuyện với trăng như người bạn tâm tình. Câu thơ khiến hình ảnh thiên nhiên trở nên sinh động, hồn nhiên và giàu tính biểu cảm.
d. Câu thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh "đã ngừng đập một trái tim". Biện pháp nói giảm nói tránh đã cho thấy sự xót thương của đồng bào miền Nam trước sự ra đi của Bác. Đồng thời khổ thơ cũng khẳng định dù Bác đã ra đi nhưng Bác vẫn luôn sống mãi trong lòng dân tộc và muôn triệu trái tim người Việt...
e. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh "như" kết hợp với từ láy giàu sức gợi "thánh thót" nhằm nói lên nỗi vất vả của người nông dân. Họ lao động cần mẫn và đổ mồ hôi, sôi giọt máu để có thể làm ra những bông lúa thơm, hạt gạo trắng.
g. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh: "trăm núi ngàn khe" - "muôn nỗi tái tê", "đánh giặc mười năm" - "muôn nỗi đời bầm sáu mươi" để nói lên sự biết ơn của người con đối với mẹ. Đứa con thấy rằng sự vất vả của mình chưa bằng muôn nỗi vất vả, tủi cực của người mẹ. Câu thơ vừa cho thấy sự thấu hiểu, biết ơn vừa cho thấy tình cảm sâu sắc của đứa con dành cho mẹ.
Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:
a, Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làn gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
( Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
b, Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
(Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)
c, Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
(Bầm ơi- Tố Hữu)
a) Biện pháp tu từ nhân hóa ở :
+ Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi : nhân hóa giọt mồ hôi.
+ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời : nhân hóa con tim mẹ.
b) Biện pháp tu từ nhân hóa ở :
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi : nhân hóa tiếng ca ( vắt vẻo chỉ hoạt động,trạng thái của con người )
c) Biện pháp tu từ so sánh ở :
So sánh " đi trăm núi ngàn khe " với " muôn nỗi tái tê lòng bầm "
So sánh " đi đánh giặc mười năm " với " khó nhọc đời bầm sáu mươi ".
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Tác giả so sánh "trăm núi ngàn khe" với "muôn nỗi tái tê lòng bầm"; so sánh "đánh giặc mười năm" với "khó nhọc đời bầm sáu mươi"
=> Nhấn mạnh những nỗi vất vả, khó khăn và sự hi sinh của người mẹ. Những vất vả mà con - người lính chiến sĩ phải trải qua chưa bằng cuộc đời nhọc nhằn, hi sinh của mẹ...
Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh hơn kém . '' Chưa bằng '' . Người lính đã đi đánh giặc 10 năm gặp bao nhiêu gian khổ cũng nhận rằng những khó khăn mà mình trải qua 10 năm đi đánh giặc không bằng nỗi đau , vất vả , mà mẹ đã trải qua 60 năm nay .Tố Hữu muốn nhấn mạnh tình yêu bao la ,mênh mông , nỗi đau , sự hi sinh , mất mát vì con của người mẹ Việt Nam , song song đó là tình yêu , lòng kính trọng , biết ơn ,thương mẹ của người chiến sĩ cũng như đại diện của tấm lòng người con hiếu thảo .
b, “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
“ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sau mươi.
-> So sánh không ngang bằng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Câu thơ sử dụng phép so sánh không ngang bằng: Con đi trăm núi ngàn khe - Muôn nỗi tái tê lòng bầm; Con đi đánh giặc mười năm - Khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Giá trị của phép so sánh: phép so sánh kết hợp với số từ "trăm", "ngàn", "mười", "sáu mươi" => những khó nhọc mà người mẹ đã hi sinh, dành trọn cả cuộc đời chăm sóc, dõi theo để con khôn lớn => câu thơ cho thấy lòng biết ơn sâu nặng của con đối với cha mẹ.
''Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm''
''Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi''
=>Biện pháp so sánh hơn kém
trả lời :
Sử dụng biện pháp nhân hóa ở :
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi : nhân hóa hạt mồ hôi
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời : nhân hóa lưng và tim mẹ
tác dụng :
_ câu đầu cho ta thấy giọt mồ hôi mẹ rất quý . Nó biểu thị 1 điều rằng
" mẹ luôn lO lắng cho mik và muốn những điều tốt nhất cho mình +
_ câu cuối cho ta thấy lưng mẹ đã chịu rất nhiều khó nhọc và
tim còn có thể hát thành lời trc hoàn cảnh này .
~~hok tốt ~~
a. So sánh "vai mẹ làm gối. Hoán dụ: "Lưng đưa nôi, tim hát thành lời" (lấy bộ phận chỉ toàn thể) -> khẳng định người mẹ trong điều kiện vất vả, khó khăn vẫn dành tình yêu thương, sự chăm sóc cho con, khẳng định tình mẫu tử cao đẹp.
b. Ẩn dụ "Mặt trời trong lăng rất đỏ" - Bác Hồ được ví với mặt trời. Mặt trời tự nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho con người, cho vạn vật. Bác Hồ như mặt trời vì Người đem lại ánh sáng cách mạng, tìm thấy đường cứu nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc.
c. Nhân hóa - gọi trăng như gọi người "Trăng ơi", khiến trăng như có tâm hồn.
d. Hoán dụ "quả tim", ẩn dụ "cánh chim đại bàng" -> nói về sự việc Bác Hồ ra đi mãi mãi, để lại nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp được nhưng cũng khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của Người với dân tộc.
e. So sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày", nói đến sự vất vả của những người dân lao động.
g. So sánh "chưa bằng" -> nhấn mạnh những khó khăn, vất vả mà mẹ phải gánh chịu.