K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2018

trả lời :

Sử dụng biện pháp nhân hóa ở :

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi  : nhân hóa hạt mồ hôi 

Lưng đưa nôi  và tim hát thành lời : nhân hóa lưng và tim mẹ 

tác dụng :

_ câu đầu cho ta thấy giọt mồ hôi mẹ rất quý . Nó biểu thị 1 điều rằng 

" mẹ luôn lO lắng cho mik và muốn những điều tốt nhất cho mình +
_ câu cuối cho ta thấy lưng mẹ đã chịu rất nhiều khó nhọc và 

tim còn có thể hát thành lời trc hoàn cảnh này .

~~hok tốt ~~

30 tháng 5 2018

à, mình nghĩ lại rồi, cái này là hoán dụ bạn ạ

6 tháng 6 2018

Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a, Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

    Vai mẹ gầy nhấp nhô làn gối

     Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

                                      ( Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)

b, Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

                                       (Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)

c, Con đi trăm núi ngàn khe

    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    Con đi đánh giặc mười năm

    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

                                    (Bầm ơi- Tố Hữu)

a) Biện pháp tu từ nhân hóa ở :

+ Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi : nhân hóa giọt mồ hôi.

+ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời : nhân hóa con tim mẹ.

b) Biện pháp tu từ nhân hóa ở :

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi : nhân hóa tiếng ca ( vắt vẻo chỉ hoạt động,trạng thái của con người )

c) Biện pháp tu từ so sánh ở :

So sánh "  đi trăm núi ngàn khe " với " muôn nỗi tái tê lòng bầm " 

So sánh " đi đánh giặc mười năm " với " khó nhọc đời bầm sáu mươi ".

13 tháng 10

Biện pháp ẩn dụ "Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. 

- Cho thấy sự vất vả và sự hi sinh vĩ đại của cha mẹ để nuôi dưỡng đứa con nên người.

- Tình yêu thương và sự trân trọng của đứa con dành cho cha mẹ của mình.

19 tháng 12 2023

Biện pháp ẩn dụ "Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. 

- Cho thấy sự vất vả và sự hi sinh vĩ đại của cha mẹ để nuôi dưỡng đứa con nên người.

- Tình yêu thương và sự trân trọng của đứa con dành cho cha mẹ của mình.

18 tháng 12 2023

cứu

 

Biện pháp ẩn dụ "Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa" - sự vất vả của cha mẹ để nuôi con lớn. 

- Tác dụng: 

+ Khiến hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm; tăng tính biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. 

+ Cho thấy sự vất vả của cha mẹ để nuôi con cái trưởng thành

+ Khuyên mỗi người đọc chúng ta hãy biết trân trọng và dành nhiều tình yêu thương hơn cho bố mẹ của mình.

13 tháng 10

Biện pháp ẩn dụ "Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa" - sự vất vả của cha mẹ để nuôi con lớn. 

- Tác dụng: 

+ Khiến hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm; tăng tính biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. 

+ Cho thấy sự vất vả của cha mẹ để nuôi con cái trưởng thành

+ Khuyên mỗi người đọc chúng ta hãy biết trân trọng và dành nhiều tình yêu thương hơn cho bố mẹ của mình

Phát hiện và phân tích tác dụng của cá biện pháp tu từ trong các câu :a.    Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi        Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối        Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....b.  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng      thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.c. Trăng ơi....từ đâu đến     Hay từ một sân chơi?d.           Con đi dưới một vòm trời       Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng...
Đọc tiếp

Phát hiện và phân tích tác dụng của cá biện pháp tu từ trong các câu :

a.    Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

        Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 

       Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....

b.  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

     thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

c. Trăng ơi....từ đâu đến 

    Hay từ một sân chơi?

d.           Con đi dưới một vòm trời

       Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin.

              Đã ngừng đập một quả tim

        Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng.

e.             Cày đồng đang buổi ban trưa 

        Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

g.             Con đi trăm núi ngàn khe

          Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

                Con đi đánh giặc mười năm

           Chưa bằng muôn nỗi đời bầm sáu mươi.

1
22 tháng 8 2018

a. So sánh "vai mẹ làm gối. Hoán dụ: "Lưng đưa nôi, tim hát thành lời" (lấy bộ phận chỉ toàn thể) -> khẳng định người mẹ trong điều kiện vất vả, khó khăn vẫn dành tình yêu thương, sự chăm sóc cho con, khẳng định tình mẫu tử cao đẹp.

b. Ẩn dụ "Mặt trời trong lăng rất đỏ" - Bác Hồ được ví với mặt trời. Mặt trời tự nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho con người, cho vạn vật. Bác Hồ như mặt trời vì Người đem lại ánh sáng cách mạng, tìm thấy đường cứu nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc.

c. Nhân hóa - gọi trăng như gọi người "Trăng ơi", khiến trăng như có tâm hồn.

d. Hoán dụ "quả tim", ẩn dụ "cánh chim đại bàng" -> nói về sự việc Bác Hồ ra đi mãi mãi, để lại nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp được nhưng cũng khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của Người với dân tộc.

e. So sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày", nói đến sự vất vả của những người dân lao động.

g. So sánh "chưa bằng" -> nhấn mạnh những khó khăn, vất vả mà mẹ phải gánh chịu.

 trong bài thơ “ Khúc hát rủ nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” ,  Nguyễn Khoa Điềm có viết :          “ em cu Tai  Ngủ trên lưng mẹ ơi             Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ             Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội            Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng           Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi           Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối            Lần đưa nôi và tim hát thành lời           ...
Đọc tiếp

 trong bài thơ “ Khúc hát rủ nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” ,  Nguyễn Khoa Điềm có viết :

          “ em cu Tai  Ngủ trên lưng mẹ ơi 

            Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

             Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

            Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

           Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

           Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

            Lần đưa nôi và tim hát thành lời

             Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:

 

           - Ngủ ngoan a-cay ơi, Ngủ ngoan Akay hỡi

          Mẹ thương a-cay  , Mẹ thương bộ đội

         Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

            Mai sau con lớn vùng chay luôn Sân....

 A -Đoạn thơ trên có hai lời ruLời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

 Lời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

B- em hiểu được gì về cuộc sống, tình cảm và ước mơ của mẹ qua những lời hát ru 

 

 

 

3

 Trong bài thơ “ Khúc hát rủ nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” ,  Nguyễn Khoa Điềm có viết :

          “ em cu Tai  Ngủ trên lưng mẹ ơi 

            Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

             Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

            Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

           Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

           Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

            Lần đưa nôi và tim hát thành lời

             Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:

           - Ngủ ngoan a-cay ơi, Ngủ ngoan Akay hỡi

          Mẹ thương a-cay  , Mẹ thương bộ đội

         Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

            Mai sau con lớn vùng chay luôn Sân....

 A -Đoạn thơ trên có hai lời ruLời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

 Lời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

B- em hiểu được gì về cuộc sống, tình cảm và ước mơ của mẹ qua những lời hát ru 

#giải:

A : Khổ 1 : từ "Em cu Tai .....->...hát thành lời " : lời ru của tác giả

Khổ 2 : còn lại : lời ru của mẹ 

B: 

 Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Câu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân:

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…

Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.

Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, có nhiều bài viết về chủ đề quê hương, đất nước. Lòng yêu nước thể hiện ở mỗi bài mỗi khác, tuỳ theo cảm hứng của tác giả, song mỗi bài là một nốt nhạc trong bản giao hưởng ngợi ca Tổ quốc và nhân dân anh hùng.

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong chiến khu tây Thừa Thiên gian khổ và ác liệt thời chống Mĩ. Trong những ngày mưa bom bão đạn ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã ra đời.

Bài thơ kể về người mẹ dân tộc Tà-ôi vừa địu con trên lưng vừa giã gạo để nuôi bộ đội; tỉa bắp trên nương góp phần sản xuất lương thực cho kháng chiến và mơ ước sau này sẽ được thấy Bác Hồ, ước mong con mình khôn lớn được sống trong đất nước tự do. Qua đó, tác giả ca ngợi tình yêu con thiết tha, đằm thắm và tình yêu nước sâu nặng của bà mẹ Tà-ôi.

Bài thơ có 3 khúc ru, mỗi khúc đều mở đầu bằng câu:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Kết thúc là lời ru của mẹ được lặp lại ở mỗi đoạn:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.
Mẹ thương a-kay, mẹ thương...
Con mơ cho mẹ...
Mai sau con lớn...

Trong mỗi khúc hát ru đều có hình ảnh người mẹ với công việc vất vả cùng tình cảm, ước vọng đối với đứa con và quê hương đất nước.

Mở đầu bài thơ là tiếng ru thân thương, vỗ về của nhà thơ, đưa em bé vào giấc ngủ say nồng:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Trong lời ru đứa con chứa chan niềm thương mến sâu xa đối với người mẹ.

Hai câu thơ sau miêu tả người mẹ trong công việc giã gạo nuôi quân:

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ dội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Nếu câu thơ trên tả thực thì câu thơ dưới thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng giữa mẹ và con. Tác giả vừa miêu tá công việc giã gạo nặng nhọc của người mẹ, vừa miêu tả giấc ngủ chập chờn, giấc ngủ nghiêng của cu Tai trên lưng mẹ. Dường như chú bé cũng thấy được nỗi vất vả và ý nghĩa đẹp đó trong việc làm của mẹ nên hơi thở em hoà cùng hơi thở mẹ và em cố ngủ ngoan cho mẹ yên lòng.

Nếu ai đà từng chứng kiến cảnh giã gạo bằng chày trong cối gỗ của đồng bào miền núi thì mới thấy hết sự vất vả khi biến hạt thóc thành hạt gạo trắng ngần. Nhà thơ đã chọn lựa những động tác tiêu biểu để miêu tả công việc giã gạo nặng nhọc và thế hiện tình mẹ con chân chất, sâu nặng của người mẹ miền núi. Cảnh tượng mộc mạc ấy đâ làm xúc động lòng người:

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

Khi mẹ giã gạo, cu Tai vẫn ngủ trên lưng. Trong giấc ngủ, em vẫn cảm nhận được mồ hôi của mẹ rơi trên má em nóng hổi, cảm nhận được sự vất vả và tình yêu con thiết tha của mẹ.

Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh: đôi vai mẹ gầy làm gối cho con, lưng mẹ đung đưa làm nôi ru con ngủ và nhịp tim của mẹ hát thành lời yêu thương tha thiết. Trong giấc ngủ, lúc nào Cu Tai cũng được ấp ủ tròng hơi thở và tình thương của mẹ, được nghe mẹ hát ru. Khổ thơ đã thể hiện được tình mẫu tử thắm thiết, thiêng liêng cùng công việc vất vả của người mẹ giã gạo để nuôi con, nuôi bộ đội Giải phóng.
Nếu khổ thơ đầu là lời ru của nhà thơ thì khổ thơ thứ hai là tiếng nói tâm tình của người mẹ:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Câu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân:

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...

Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.

Hình ảnh người mẹ trong cảnh tỉa bắp trên nương thật đẹp và cảm động:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Vẫn là lời vỗ về của trái tim chan chứa thương yêu của nhà thơ, mong em bé ngủ ngon để mẹ yên tâm làm việc, nhưng ở khổ thơ này, cảm xúc da diết hơn thể hiện qua hình ảnh tương phản độc đáo: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ. Núi thì lớn, nương bắp thì rộng mà sức mẹ có hạn. Mẹ cắm cúi, lom khom tỉa bắp, trên lưng mẹ con vẫn ngủ say. Câu thơ đã khắc sâu nổi vất vả khó nhọc của người mẹ vùng cao trong lao động sản xuất thời chống Mĩ.

Đối với những bà mẹ sớm hôm tần tảo nuôi con, dường như họ không biết mệt mỏi bởi đứa con là niềm hi vọng, là nguồn an ủi, động viên, tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho mẹ:

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Câu thơ lấp lánh nét đẹp cuộc đời và tình mẹ con. Biện pháp ẩn dụ trong những câu thơ này có nhiều ý nghĩa. Bắp trên nương tươi tốt nhờ ánh nắng mặt trời. Cu Tai cũng giống như mặt trời toả nắng sưởi ấm trái tim mẹ để mẹ sống tốt hơn, đẹp hơn cho đời. Em là mặt trời bé bỏng, thân yêu của mẹ.

Lời ru ở khúc ru này vẫn là tiếng nói tâm tình của người mẹ nhưng đã chứa đựng ước mơ lớn hơn:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hát bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi...

Càng thương con, người mẹ lại càng thương bà con dân bản. Mẹ ước mơ về một ngày mai no ấm hạnh phúc, về sự trưởng thành và sức mạnh kì diệu của đứa con thân yêu.

Nếu ở hai đoạn thơ trước, tác giả miêu tả cảnh mẹ địu con trên lưng giã gạo nuôi bộ đội, địu con lên nương tỉa bắp thì ở đoạn thơ này là cảnh mẹ địu con cùng đi đánh giặc:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối

Sự lặp lại hai câu thơ “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ” đã tạo nên âm điệu ngân nga, thấm dần vào người đọc một cảm xúc thân thương. Con cùng mẹ băng suối, vượt ngàn, đạp rừng xông tới. Cả nhà, cả làng, cả nước cùng đánh giặc.

Nhịp thơ sôi nổi, thôi thúc như một hành khúc lên đường. Câu kết vẽ lên hình ảnh thật xúc động:

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

Lời thơ khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của bà mẹ Tà-ôi nói riêng và đồng bào miền tây Thừa Thiên Huế nói chung. Lúc này, mẹ và em cùng lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biêt bao khó khăn vất vả, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau gang tấc.

Kết thúc bài thơ vẫn là lời hát ru và ước nguyện của mẹ:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do...

Điệp khúc: Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi, Mẹ thương a-kay..., Con mơ cho mẹ..., Mai sau con lớn... đã thể hiện khát vọng cháy bỏng trong lòng người mẹ. Mẹ mong ước cho con những điều thật thiết thực và cũng thật lớn lao, kì diệu:

Mai sau con lớn vung chày lún sân...,
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
Mai sau con lớn làm người Tự do...

Khi giã gạo, mẹ mong con mơ cho mẹ hại gạo trắng ngần. Khi tỉa bắp trên nương, mẹ mong con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. Khi chiến đấu, mẹ mong con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ trong ngày đất nước sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thông nhất. Chính tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha và nhân hậu cao cả của những người mẹ nghèo yêu nước ấy đã góp phần làm nên chiến thắng hôm nay.

Bài thơ ra đời năm 1971, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chông Mĩ cứu nước nhưng đến nay nó vẫn còn giừ nguyên giá trị. Khúc hát ru đã được phổ nhạc, trở thành bài ca được nhiều người ưa thích. Tình yêu thương con của bà mẹ nghèo miền núi gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu làng bản, lòng kính yêu Bác Hồ và tình yêu đất nước.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được đánh giá là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Giờ đây, đọc lại bài thơ, người ta vẫn rưng rưng xúc động bởi tình cảm mộc mạc, chân thành cao đẹp của những người mẹ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc ta. Tự hào thay, người mẹ Việt Nam!

Sau cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Tổ quốc ta, nhân dân ta đã xây dựng biết bao tượng đài để ghi nhớ công ơn và ngợi ca những người mẹ Việt Nam anh hùng, Với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã xây dựng thành công một tượng đài bằng ngôn ngữ về những người mẹ miền núi vô danh.