K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1

Câu

Trạng ngữ

Chủ ngữ

Vị ngữ

a

Nhìn qua ô cửa

ta

có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ.

b

 

trái tim

cháy sáng rực như mặt trời, sáng hơn mặt trời, và cả khu rừng im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại đối với mọi người.

c

Dưới ánh hoàng hôn

chiều, sông

đã về chiều, đỏ như dòng máu nóng hổi phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan-kô.

Nếu chúng ta bỏ bớt các cụm từ "khổng lồ" ở câu a, "dưới ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại đối với mọi người" ở câu b, "phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan-kô" ở câu c thì ý nghĩa của các câu trên sẽ thay đổi, ý nghĩa sẽ không được thể hiện rõ nét về đặc điểm nữa.

Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau:a. Nhìn qua ô cửa, ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ.(Giuyn Véc-nơ, Dòng “Sông Đen”)b. Trái tim cháy sáng rực như mặt trời, sáng hơn mặt trời, và cả khu rừng im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại đối với mọi người.(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)c. Trời đã về chiều và dưới ánh hoàng...
Đọc tiếp

Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau:

a. Nhìn qua ô cửa, ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ.

(Giuyn Véc-nơ, Dòng “Sông Đen”)

b. Trái tim cháy sáng rực như mặt trời, sáng hơn mặt trời, và cả khu rừng im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại đối với mọi người.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)

c. Trời đã về chiều và dưới ánh hoàng hôn, sông đỏ như dòng máu nóng hổi phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan-kô.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)

Nếu chúng ta bỏ bớt các cụm từ “khổng lồ” ở câu a, “dưới ngọn đuốc của lòng thường yêu vĩ đại đối với mọi người” ở câu b, “phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan-kô” ở câu c thì ý nghĩa của các câu trên sẽ thay đổi như thế nào?

1
13 tháng 3 2023

a. Nhìn qua ô cửa (TN) ta (CN) có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ. (VN)

(Giuyn Véc- nơ, Dòng “Sông Đen”)

b. Trái tim cháy sáng rực(CN) như mặt trời, sáng hơn mặt trời, và cả khu rừng im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc cảu lòng thương yêu vĩ đại đối với mọi người. (VN)

(Mác- xim Go- rơ- ki, Trái tim Đan- kô)

c. Trời đã về chiều và dưới ánh hoàng hôn(TN) , sông đỏ(CN) như dòng máu nóng hổi phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan- kô. (VN)

(Mác- xim Go- rơ- ki, Trái tim Đan- kô)

Nếu chúng bỏ bớt các cụm từ “khổng lồ” ở câu a, “dưới ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại đối với mọi người” ở câu b, “phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan- kô” ở câu c thì ý nghĩa của các câu trên không có thay thay đổi về nội dung chung nhưng về cụ thể chi tiết sẽ không thể hình dung được.

8 tháng 1

a. Biện pháp tu từ nhân hóa (cái mõm hôi thối của đầm lầy), giúp cho hình ảnh về cái đầm lầy trở nên sinh động, thú vị hơn.

b. Biện pháp tu từ so sánh (Cây cối được ánh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống,..) gợi hình, giúp cho việc mô tả về cây cối được cụ thể, thú vị hơn.

13 tháng 3 2023

Nhân hóa “bóng tối tan tác và run lẩy bẩy, nhào xuống cái mõm hôi thối”, “…nom như những vật sống, đang dang rộng những cánh tay dài ngoằn ngoèo.. ” → Việc miêu tả được sinh động hơn, hình dung rõ hơn các đặc điểm của sự vật.

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ. a1. Đan- kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. a2. Chàng Đan- kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. (Mác- xim...
Đọc tiếp

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ. 

a1. Đan- kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. 

a2. Chàng Đan- kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. 

(Mác- xim Go- rơ- ki, Trái tim Đan- kô) 

b1. Đến cửa sổ, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. 

b2. . Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. 

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên) 

c1. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối, những con người ấy bắt đầu kết tội Đan- kô. 

c2. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú, trong bóng tối run rẩy, những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy bắt đầu kết tội Đan- kô. 

(Mác- xim Go- rơ- ki, Trái tim Đan- kô) 

d1. Họ đang nhìn xuống một thung lũng . 

d2. Họ đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên. 

(Rô- a Đan, Xưởng Sô- cô- la) 

đ1. Chợt cô nghĩ đến cú ong lạc đường

đ2. Chợt cô nghĩ đến cú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên) 

1
8 tháng 1

- a1 và a2: Trong câu a2, mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh). So với câu a1, có tác dụng bổ sung đặc điểm cho Đan-kô.

- b1 và b2: Trong câu b2, mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào). So với câu b1, có tác dụng làm rõ cụ thể địa điểm.

- c1 và c2: Trong câu c2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú), mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (trong bóng tối run rẩy) và mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy). So với câu c1, có tác dụng làm rõ các hình ảnh sự việc có trong câu.

- d1 và d2: Trong câu d2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên). So với câu câu d1, có tác dụng miêu tả rõ nét về cảnh vật).

- đ1 và đ2: Trong câu đ2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà). So với câu đ1, có tác dụng bổ sung thông tin về chú ong).

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:a1. Đan-kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào.a2. Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất trời tự do và bật lên tiếng cười tự...
Đọc tiếp

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a1. Đan-kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào.

a2. Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất trời tự do và bật lên tiếng cười tự hào.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)

b1. Đến cửa sổ, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà.

b2. Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà.

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

c1. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối, những con người ấy bắt đầu kết tội Đan-kô.

c2. Họ dừng lại, và giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú, trong bóng tối run rẩy, những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy bắt đầu kết tội Đan-kô.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)

d1. Họ đang nhìn xuống một thung lũng.

d2. Họ đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên.

 

(Rô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la)

đ1.Chợt cô nghĩ đến chú ong lạc đường.

đ2. Chợt cô nghĩ đến chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà.

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

1
13 tháng 3 2023

Cặp câu

Câu (1)

Câu (2)

So sánh sự khác nhau

a

 a1 và a2

Đan-kô

Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh

- Chủ ngữ trong câu a1 là một từ

- Chủ ngữ trong câu a2 là một cụm danh từ

b

b1 và b2

Đến cửa sổ

Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào

- Trạng ngữ trong câu b1  là một cụm động từ đơn giản

- Trạng ngữ trong câu b2  là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm trạng ngữ trong câu b1

c

c1 và c2

những con người ấy

giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối

những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy

 

giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng, trong bóng tối run rẩy

- Chủ ngữ của vế câu thứ hai trong câu c2 là một cụm từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm từ làm chủ ngữ vế thứ 2 trong câu c1

- Hai trạng ngữ của vế câu thứ hai trong câu c2 đều có cấu tạo phức tạp hơn hai trạng ngữ của vế câu thứ hai trong câu c1

d

d1 và d2

đang nhìn xuống một thung lũng

đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những cánh đồng cỏ xanh rờn hai bên

- Vị ngữ trong câu d1 là một cụm động từ đơn giản

- Vị ngữ trong câu d2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm vị ngữ trong câu d1

đ

đ1 và đ2

nghĩ đến chú ong lạc đường

nghĩ đến chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà

- Vị ngữ trong câu đ1 là một cụm động từ đơn giản

- Vị ngữ trong câu đ2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm vị ngữ trong câu đ1

Tác dụng: Việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ các tác dụng làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn. Chẳng hạn, so với việc dùng một danh từ làm chủ ngữ trong câu  a1 thì việc dùng một cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu a2 giúp miêu tả chi tiết, cụ thể phẩm chất của nhân vật Đan-kô “can trường và kiêu hãnh”

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra...
Đọc tiếp

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. 

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

1
16 tháng 8 2017

a.

- Thường thường, vào khoảng đó

- Sáng dậy

- Trên giàn hoa lí

- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

b. Về mùa đông

Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.

13 tháng 3 2023

Văn bản Trái tim Đan- ko mang ý nghĩa nhân văn ca cả và có xuất phát từ hiện thực cuộc sống, ca ngợi tình yêu thương.

 
8 tháng 1

Câu chuyện hư cấu, sự kiện giả tưởng (trong văn bản Trái tim Đan-kô: xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra và giơ cao lên đầu). Yếu tố giả tưởng đã tạo ra những truyền thuyết đẹp đẽ, đầy khí phách.