Bài 1: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ các cung tâm A và B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại C và D. chứng minh rằng CD là đường trung trực của AB.
Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ BH ⊥AC. Gọi D là một điểm thuộc cạnh đáy BC. Kẻ DE ⊥ AC, DE⊥AB.
Chứng minh rằng DE + DF = BH
Lời giải:
Bài 1:
Gọi H là giao điểm của AB và CD
Nối AC, AD,BC,BD
Xét ΔACD và ΔBCD, ta có:
AC = BC
(bán kính hai cung tròn bằng nhau)
AD = BD
CD cạnh chung
Suy ra: ΔACD= ΔBCD(c.c.c)
Suy ra: ∠C2 =∠C2 (hai góc tương ứng)
Xét hai tam giác AHC và BHC. Ta có:
AC = BC (bán kính hai cung tròn bằng nhau)
∠C2 =∠C2 (chứng minh trên)
CH cạnh chung
Suy ra: ΔAHC= ΔBHC(c.g.c)
Suy ra: AH = BH (hai cạnh tương ứng) (1)
Ta có : ∠H1 =∠H2 (hai góc tương ứng)
∠H1 + ∠H2 =180° (hai góc kề bù)
Suy ra: ∠H1 =∠H2 =90° => CD ⊥ AB (2)
Từ (1) và (2) suy ra CD là đường trung trực của AB
bài 2
Kẻ DK ⊥ BH
Ta có: BH ⊥AC(gt)
Suy ra: DK // AC (hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song)
=> ∠KDB =C (hai góc đồng vị)
VìΔABC cân tại A nên ∠B =∠C (tính chất tam giác cân)
Suy ra: ∠KDB =B
Xét hai tam giác vuông BFD và DKB, ta có:
∠BFD =∠DKB
BD cạnh huyền chung
∠FBD =∠KDB (chứng minh trên)
Suy ra:ΔBFD=ΔDKB(cạnh huyền góc nhọn)
=> DF = BK (hai cạnh tương ứng)(1)
Nối DH. XétΔDEHvàΔDKH, ta có:
∠DEH =∠DKH =90°
DH cạnh huyền chung
∠EHD =∠KDH (hai góc so le trong)
Suy ra:ΔDEH=ΔDKH( cạnh huyền , góc nhọn)
Suy ra: DE = HK ( hai cạnh tương ứng) (2)
Mặt khác : BH = BK + KH (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: DF = DE = BH